Chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò có hiệu quả không? Phương pháp chống thấm này có đặc điểm gì? Đây là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm.
Màng khò nóng chống thấm là vật liệu có dạng dẻo. Được tạo nên từ hỗn hợp Bitum và Polymer, có độ dày từ 3 - 5 mm. Màng chống thấm có khả năng chịu nhiệt tốt, khả năng chống thấm nước cao, đem lại hiệu quả vượt bậc trong thi công chống thấm.
Nhà vệ sinh có sử dụng màng khò nóng chống thấm được không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Với ưu diểm nổi bật, khả năng chống thấm rất tốt, chắc chắc đây sẽ là một loại vật liệu chống thấm bạn nên sử dụng.
Độ bền của màng khó nóng chống thấm cao. Có thể nên tới 10 năm. Khi sử dụng màng khò cho khu vực nhà vệ sinh sẽ giúp bảo vệ tối đa cho khu vực sàn. Hạn chế tối đa tình trạng thấm dột khu vực này.
Tuy nhiên, quá trình thi công màng khò cho nhà vệ sinh yêu cầu đội thi công cần có tay nghề cao. Bề mặt chuẩn bị thi để thi công cần chuẩn bị tốt. Hãy lưu ý những vấn đề này khi chọn màng chống thấm nhé!
2. Các bước công chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò
Để việc chống thấm đạt được hiệu quả tốt nhất , chúng ta cần thực hiện đúng quy trình thi công chống thấm bằng màng khò nóng.
Bước 1: Vệ sinh thật kỹ sàn nhà vệ sinh
Đây là bước rất quan trọng trong chống thấm bằng màng khò nóng. Việc này ảnh hưởng đến khả năng bám dính của về mặt của sản phẩm. Giúp màng khò nóng đạt được hiệu quả chống thấm tốt nhất.
Bề mặt nên được vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ bụi bẩn, giữ cho bề mặt được khô thoáng. Nếu bề mặt có các vết nứt hay gồ ghề nên xử lý trước khi thi công chống thấm nhà vệ sinh.
Bước 2: Sơn lót cho bề mặt nhà vệ sinh
Quét một lớp lót Primer gốc Bitum nên bề mặt cần chống thấm đã được vệ sinh. Lớp sơn lót có khả năng tăng độ kết dính giữa bề mặt sàn nhà vệ sinh và màng chống thấm. Nếu không có lớp sơn lót, màng chống thấm sẽ liên kết bề mặt kém, dễ rơi ra sau một thời gian.
Đây là bước quan trọng, liên quan đến hiệu quả chống thấm của màng khò nóng. Do đó, không nên bỏ qua. Và sau khi sơn lớp sơn lót, nên chờ ít nhất 60 phút để sơn khô, trước khi tiến hành các bước tiếp theo.
Bước 3: Thi công màng khò nóng chống thấm nhà vệ sinh
Trước khi thi công, màng chống thấm nên được cắt thành các mảnh phù hợp với vị trí cần chống thấm. Đảm bảo các mép nối chồng lên nhau từ 50 - 60mm. Tại các chân tường nên cắt lên cao hơn khoảng 2 - 2.5 cm. Cần sử dụng các mảng gia cố cho các khu vực như góc tường, ống thoát nước, hộp kỹ thuật….
Tiến hành thi công màng chống thấm bằng cách sử dụng khò làm chảy màng chống thấm nhà vệ sinh từ từ. Cần phải chú ý khi sử dụng khò làm nóng chảy màng, tránh trường hợp khò quá nhiệt làm màng bị thủng.
Đặt màng khò nóng vào các vị trí cần chống thấm để tiến hành dán. Đảm bảo bề mặt khò được úp xuống dưới. Sử dụng khò để làm nóng bề mặt và màng chống thấm, giúp kết dính giữ bề mặt và vật liệu chống thấm. Dán từ từ và cẩn thận từng vị trí thi công, tránh bỏ sót bất cứ vị trí nào.
Thi công màng khò nóng chống thấm
Bước 4: Chồng mép và hàn kín màng chống thấm
Tại các vị trí tiếp giáp màng chống thấm, chồng lấn màng và sử dụng khò làm nóng chảy. Sử dụng bay để miết làm thẳng và liên kết các vị trí lại với nhau. Thi công chống thấm từ các vị trí thấm lên cao nếu bề mặt dốc.
Gia cố thêm các vị trí thiết yếu như khe, góc tường. Vì đây là những vị trí liên kết kém, do đó cần chú trọng khi thi công.
Những vị trí có độ liên kết yếu, màng chống thấm không bám vào bề mặt cần được tháo ra thi công lại. Không bị kín và xử lý các vị trí chưa dính bằng cách khò nhiệt từ bên trên, dễ gây hiện tượng màng chống thấm nhà vệ sinh bị co.
Sau khi hoàn tất, tiến hành trát một lớp xi măng lên để bảo vệ bề mặt chống thấm. Và cuối cùng là lát gạch nhà vệ sinh kết thúc quy trình chống thấm.
Bước 5: Kiểm tra và nghiệm thu hiệu quả chống thấm
Để kiểm tra hiệu quả chống thấm của màng khò nóng. Tiến hành đổ nước lên toàn bộ bề mặt thi công chống thấm. Đảm bảo rằng không có bất cứ vị trí nào bị ngấm nước.
3. Lưu ý khi thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò nóng
Một vài lưu ý khi thi sử dụng màn khò chống thấm nhà vệ sinh:
Chú ý bảo vệ màng chống thấm trong quá trình vận chuyển, tránh màng bị rách hay hư hỏng.
Tiến hành thi công và hoàn thiện màng nhanh chóng. Không để quá lâu dễ xuất hiện bong tróc khỏi bề mặt dán.
Đảm bảo các vị trí thiết yếu như chân tường, góc tường …. được hàn kín, không có kẽ hở gây ảnh hưởng đến hiệu quả chống thấm nhà vệ sinh.
Nếu xuất hiện tình trạng bị bong rộp màng chống thấm nên tiến hành chọc thủng cho ra hết khí. Sau đó, tiến hành thi công chồng lớp màng chống thấm mới.
Tránh dịch chuyển màng chống thấm sau khi dán quá nhiều, làm giảm độ kết dính và xuất hiện không khí giữa lớp màng và bề mặt thi công.
Lưu ý khi dùng màng khò nóng chống thấm WC
Có thể thấy chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò nóng là một phương pháp hiệu quả. Tuy nhiên, thi công màng chống thấm đòi hỏi cao về mặt kỹ thuật để đạt được hiệu quả tốt nhất. Do đó, bạn có thể cân nhắc lựa chọn phương pháp chống thấm phù hợp và tối ưu hiệu quả nhất.
Sơn chống thấm tường JYMEC là chất chống thấm được tổng hợp từ Acrylonitrile và Alkylsiloxan, chống thấm hiệu quả cho tường trong nhà cũng như tường ngoài trời gìn giữ và tôn lên vẻ đẹp ngôi nhà của bạn thách thức với thời gian.
+ Có độ bền cao.
+ Có khả năng chịu mài mòn cao,kháng kiềm lớn và đặc biệt chịu được cả nước mặn.
+ Mặt sơn nhẵn mịn
+ Hoàn toàn không chứa chì và thủy ngân nên không gây hại cho người dùng và môi trường
+ Không cháy, không độc hại
1. Sơn chống thấm nhà vệ sinh JYMEC tốt nhất 2023 1.1 Tổng quan sơn chống thấm nhà vệ sinh JYMEC Về bản chất, sơn chống thấm tuy không ngăn thấm đột 100% đối với nhà vệ sinh nhà bạn, Tuy nhiên, sử dụng sơn chống thấm giúp bạn yên tâm hơn về sự an […]
1. 1 Thùng sơn chống thấm nhà vệ sinh sơn được bao nhiêu m2? 1 Thùng sơn chống thấm nhà vệ sinh sơn được bao nhiêu m2? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Đối vối mỗi loại sơn chống thấm nhà vệ sinh có một định mức sử dụng khác nhau. […]
1. Chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika có tốt không? 1.1 Sika chống thấm là gì? Chống thấm nhà vệ sinh bằng sika là một trong những phương pháp được sử dụng khá nhiều hiện nay bên cạnh việc sử dụng sơn chống thấm nhà vệ sinh. Vậy phương pháp này có mang lại […]
1. Sơn chống thấm nhà vệ sinh là gì? Khác với các bề mặt thông thường trong nhà. Bề mặt nhà vệ sinh là nơi thường xuyên tiếp xúc và chịu các tác động từ nước và hơi ẩm. Do đó, bề mặt nhà vệ sinh dễ bị ẩm ướt, thấm đột và gây ra […]
1. Sơn chống cháy là gì? Hoạt động như thế nào? 1.1 Khái niệm Sơn chống cháy là dòng sơn có khả năng giúp hạn chế, ngăn chặn sự bùng cháy của lửa. Các sản phẩm sơn trên thị trường hiện nay phần thường có các thành phần chính như: Acrylic, vỏ trấu, gốc Epoxy […]
Chống thấm ngược là phương pháp chống thấm đang được sử dụng phổ biến và hiệu quả hiện nay. Đây là phương pháp chống thấm mang lại hiệu quả tuyệt vời cho người dùng. Vậy phương pháp chống thấm này hiệu quả ra sao, chống thấm như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay qua bài […]
1. Hướng dẫn sơn chống thấm tường nhà vệ sinh Tường nhà vệ sinh là nơi thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với nước và độ ẩm cao. Nếu tường không được chống thấm tốt, nước có thể ngấm vào tường tạo ẩm mốc, nứt tường. Lâu ngày sẽ làm tường nhà vệ sinh bị […]