Chống thấm nhà vệ sinh bằng sika là một trong những phương pháp được sử dụng khá nhiều hiện nay bên cạnh việc sử dụng sơn chống thấm nhà vệ sinh. Vậy phương pháp này có mang lại hiệu quả không?
Sika là vật liệu chống thấm đã có mặt rất lâu trên thị trường hiện nay. Với những ưu điểm vượt trội Sika được rất nhiều người tin tưởng và ưa chuộng sử dụng.
Sản phẩm được sử dụng để trộn với xi măng hoặc vữa xi măng cát đem lại hiệu quả chống thấm và giúp gia tăng tính kết nối cho các vật liệu trong xây dựng. Bởi đặc tính thi công đơn giản, dễ dàng, Sika được ứng dụng chống thấm cho phạm vi rất rộng như:
Chống thấm trần nhà bằng Sika
Sử dụng Sika chống thấm cho tầng hầm
Chống thấm nhà vệ sinh với Sika
Chống thấm khe tiếp giáp giữa hai à
Sử dụng Sika chống thấm bể bơi, bể nước ngầm, bể chứa hóa chất…
Sử dụng Sika giúp sửa chữa một số công trình thấm dột khác
Dùng sika chống thấm nhà vệ sinh
1.2 Ưu điểm vượt trội khi sử dụng Sika chống thấm nhà vệ sinh
Có rất nhiều những vật liệu chống thấm nhà vệ sinh phổ biến trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, Sika là vật liệu được nhiều người ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất cho công trình với những ưu điểm chống thấm vượt trội. Một số ưu điểm có thể kể đến như:
Khả năng thẩm thấu tốt, tạo liên kết bền chắc với bề mặt thi công chống thấm.
Tạo nên lớp màng chống thấm hiệu quả triệt để, tuổi thọ chống thấm lâu dài.
Thi công đơn giản, dễ dàng trên nhiều bề mặt, địa hình phức tạp.
Không yêu cầu, đòi hỏi kỹ thuật thi công quá cao, thợ thi công chuyên nghiệp.
Thích hợp sử dụng cho sàn nhà vệ sinh, nơi tiếp xúc với nước nhiều.
Ngăn ngừa hiệu quả tình trạng co ngót vật liệu. Hạn chế việc đọng nước trên bề mặt sàn nhà vệ sinh.
Dùng sika chống thấm nhà vệ sinh
2. Cách chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika chính xác, hiệu quả
Để phát huy tối đa hiệu quả chống thấm bằng Sika cho nhà vệ sinh, việc thi công đúng quy trình, kỹ thuật thi công là điều quan trọng và rất cần thiết. Dưới đây là quy trình cụ thể các bước chống thấm với sika cho nhà vệ sinh hiệu quả nhất.
2.1 Chuẩn bị bề mặt bê tông trước khi chống thấm
Công đoạn chuẩn bị bề mặt là công đoạn rất quan trọng trong chống thấm nhà vệ sinh. Bạn cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đối với bề mặt bê tông trước khi thi công chống thấm dưới đây:
Cần tiến hành tháo gỡ và dọn dẹp sạch sẽ, thông thoáng bề mặt thi công. Đảm bảo bề mặt không còn các chướng ngại vật như ván khuôn, nước đọng, mảng vôi vữa bong tróc…
Xử lý tốt các khuyết tật bê tông của nhà vệ sinh như: các vết rạn nứt, hốc bọng, lỗ rỗ…
Tiến hành đục và sử dụng máy cắt các râu thép còn dư thừa trên bề mặt sàn bê tông sâu tối thiểu 2cm so với bề mặt bê tông sàn nhà vệ sinh.
Định vị và sắp đặt bố cục các đường ống nước, cống thoát nước và hộp kỹ thuật.
Các hộp kỹ thuật trong nhà vệ sinh cần được xây và tiến hành trát vữa xi măng lên cao tối thiểu 30cm. Điều này giúp cho lớp gia cố chống thấm có thể động bộ với bề mặt sàn bê tông và phát huy tối đa công dụng chống thấm.
Các bước chuẩn bị khi chống thấm nhà vệ sinh
2.2 Cách chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả nhất bằng Sika
Bước 1: Chuẩn bị vật liệu thi công chống thấm
Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ thi công, vật liệu phục vụ cho hoạt động chống thấm. Bên cạnh những nguyên liệu cần thiết, bạn cần chú ý phân bổ các nhân lực và trang thiết bị sao cho phù hợp. Điều này nhằm đảm bảo chất lượng quá trình thi công chống thấm được thực hiện nhanh chóng, thuận lợi và đúng tiến độ nhất.
Nguyên vật liệu, máy móc và các công cụ định lượng được chuẩn bị căn cứ dựa theo:
Diện tích bề mặt nhà vệ sinh thi công
Đặc tính của kết cấu bề mặt bê tông sàn nhà
Tình trạng thấm dột của nhà vệ sinh đơn giản hay nghiêm trọng
Bước 2: Xử lý bề mặt thi công
Đối với công trình mới thi công hoàn thiện phần thô: Với công trình mới thi công, việc xử lý bề mặt khá đơn giản và nhanh chóng. Chính vì vậy, tốt nhất bạn nên tiến hành chống thấm nhà vệ sinh ngay từ đầu khi mới xây dung. Nó có thể đem lại hiệu quả bảo vệ tối ưu cho công trình nhà vệ sinh, không lo sợ thấm dột sau này.
Đối với công trình đã cũ: Tuỳ theo mức độ thấm dột dựa vào đó có thể đánh giá được có nên bóc lớp gạch nền hay không. Bạn cũng có thể cần phải tiến hành tháo dỡ các thiết bị vệ sinh để kiểm tra nếu như tình trạng thấm dột trở nên nghiêm trọng.
Bước 3: Tiến hành chống thấm cho nhà vệ sinh
Xử lý chống thấm cho các khu vực có cổ ống xuyên sàn, hộp kỹ thuật.
Tiến hành xử lý gia cố chân tường và các khu vực xung quanh cổ ống bằng lưới thuỷ tinh.
Tiến hành chuẩn bị chống thấm toàn bộ sàn nhà vệ sinh bằng Sika chống thấm:
Thi công lớp chống thấm thứ nhất: Tính toán lượng vật liệu Sika cần dùng cho chống thấm nhà vệ sinh. Tiến hành trộn hỗn hợp với tỉ lệ nhất định giữa hai thành phần A và thành phần B sau đó khuấy đều. Tiến hành quét lớp chống thấm đầu tiên đều và mỏng cho sàn nhà.
Thi công lớp chống thấm thứ hai: Sau khi lớp chống thấm thứ nhất được hoàn thiện. Tiến hành phun nước vừa phải làm ẩm bề mặt sàn. Sau khi sàn nhà đạt được độ ẩm nhất định tiêu chuẩn, tiến hành thi công thêm lớp chống thấm thứ hai tương tự như lớp đầu tiên.
Bước 4: Hoàn thành
Sau khi hoàn thành chống thấm nhà vệ sinh với Sika chống thấm, bạn có thể tiến hành hoàn thiện các bước tiếp theo cho nhà vệ sinh.
Thi công láng vữa, ốp lát gạch hoàn thiện cho phòng vệ sinh.
Bước 5: Kiểm tra và nghiệm thu, bàn giao
Sau khi hoàn thiện công trình chống thấm nhà vệ sinh bị thấm với Sika. Bạn cần ngâm nước trong khoảng thời gian nhất đỉnh ít nhất khoảng 24 giờ để kiểm tra độ thấm nước.
Quy trình chống thấm bằng sika hiệu quả
3. Các vị trí dễ thấm dột trong nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh vốn là nơi tiếp xúc với nước nhiều nhất. Bên cạnh đó, nó còn chịu nhiều tác động và lực từ kết cấu ngôi nhà. Chính vì vậy, đâu là nơi dễ xảy ra hiện tượng thấm dột. Trong đó, những vị trí trong nhà vệ sinh dễ bị thấm dột như:
Cống thoát nước sàn: Đây là vị trí dễ bị xảy ra thấm dột nhất. Trong quá trình thi công, nếu miệng cống không được xử lý tốt thì lau này có thể xảy ra hiện tượng tách lớp. Bề mặt vật liệu bị co ngót gây thấm dột.
Hệ thống đường ống nước: Là một trong những vị trí thường xuyên tiếp xúc và có nguy cơ bị rò rỉ cao. Nếu hệ thống đường ống nước bị rò rỉ, nứt vỡ, nước sẽ chui qua các khe nứt và thấm vào tường hoặc sàn nhà. Việc này dẫn đến tình trạng hư hại và xuống cấp công trình một cách nhanh chóng.
Mặt sàn nhà vệ sinh: Hầu hết nhà vệ sinh hiện nay đều được ốp gạch bề mặt sàn. Tuy nhiên, nếu gạch được ốp không đảm bảo có thế khiến nước đọng lại trên bề mặt sàn và gây thấm dột.
Kết cấu tường nhà, trần nhà vệ sinh: Kết cấu tường và trần nhà là kết cấu quan trọng. Nếu không đủ độ dày thích hợp, nó có thể khiến nhà vệ sinh rất dễ bị thấm dột.
Những vị trí dễ thấm dột
4. Một số lưu ý khi chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika
Sika là vật liệu chống thấm hiệu quả, nhanh chóng và tiết kiệm cho nhà vệ sinh. Tuy nhiên, để phát huy hết tối đa công dụng chống thấm và tối ưu nhất cho công trình của bạn cần chú ý một số điều sau:
Xử lý kỹ bề mặt thi công trước khi chống thấm bằng Sika chống thấm.
Luôn luôn để cho bề mặt bê tông sàn được bão hoà hút nước. Tuy nhiên, cần phải xử lý đọng nước trước khi thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika.
Những lưu ý khi chống thấm nhà vệ sinh bằng sika
Trên đây là tất tần tật thông tin và lưu ý chúng tôi chia sẻ cho bạn về chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika an toàn, hiệu quả. Hy vọng những thông tin chúng tôi mang lại sẽ giúp ích cho bạn. Theo dõi ngày chúng tôi để biết thêm những thông tin bổ ích khác về sơn nhà.
Sơn chống thấm tường JYMEC là chất chống thấm được tổng hợp từ Acrylonitrile và Alkylsiloxan, chống thấm hiệu quả cho tường trong nhà cũng như tường ngoài trời gìn giữ và tôn lên vẻ đẹp ngôi nhà của bạn thách thức với thời gian.
+ Có độ bền cao.
+ Có khả năng chịu mài mòn cao,kháng kiềm lớn và đặc biệt chịu được cả nước mặn.
+ Mặt sơn nhẵn mịn
+ Hoàn toàn không chứa chì và thủy ngân nên không gây hại cho người dùng và môi trường
+ Không cháy, không độc hại
1. Sơn chống thấm nhà vệ sinh JYMEC tốt nhất 2023 1.1 Tổng quan sơn chống thấm nhà vệ sinh JYMEC Về bản chất, sơn chống thấm tuy không ngăn thấm đột 100% đối với nhà vệ sinh nhà bạn, Tuy nhiên, sử dụng sơn chống thấm giúp bạn yên tâm hơn về sự an […]
1. Giá sơn chống thấm nhà vệ sinh trên 1m2 Sơn chống thấm nhà vệ sinh là một trong những giải pháp tối ưu nhất cho công trình của bạn. Việc ứng dụng chống thấm bằng sơn cho nhà vệ sinh vừa đem lại hiệu quả tốt, vừa giúp tiết kiệm chi phí. Các hạng […]
1. 1 Thùng sơn chống thấm nhà vệ sinh sơn được bao nhiêu m2? 1 Thùng sơn chống thấm nhà vệ sinh sơn được bao nhiêu m2? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Đối vối mỗi loại sơn chống thấm nhà vệ sinh có một định mức sử dụng khác nhau. […]
Chống thấm ngược là phương pháp chống thấm đang được sử dụng phổ biến và hiệu quả hiện nay. Đây là phương pháp chống thấm mang lại hiệu quả tuyệt vời cho người dùng. Vậy phương pháp chống thấm này hiệu quả ra sao, chống thấm như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay qua bài […]
1. Sơn chống cháy là gì? Hoạt động như thế nào? 1.1 Khái niệm Sơn chống cháy là dòng sơn có khả năng giúp hạn chế, ngăn chặn sự bùng cháy của lửa. Các sản phẩm sơn trên thị trường hiện nay phần thường có các thành phần chính như: Acrylic, vỏ trấu, gốc Epoxy […]
Sàn mái là vị trí phải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các tác động tiêu cực của thời tiết bên ngoài. Do đó, thường xuyên bị thấm dột, xuất hiện nhiều dấu hiệu gây hậu quả xấu tới kết cấu nhà như nứt vỡ, ứ đọng nước, rêu mốc phủ, loang nước… Để xử […]
1. Nguyên tắc chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả Nguyên tắc chống thấm cho nhà vệ sinh là gì? Trong quá trình thi công chống thấm cần chú ý tới điều gì để mang lại hiệu quả tốt nhất? Các vật liệu chống thấm như: sơn chống thấm nhà vệ sinh, sika, màng khò […]