Xử lý lớp sơn bị nấm mốc trước khi sơn mới

1. Xử lý lớp sơn bị nấm mốc trước khi sơn mới quan trọng thế nào?

Xử lý lớp sơn bị nấm mốc trước khi sơn mới là việc làm cần thiết và quan trọng. Chất lượng của lớp sơn mới có được bền đẹp hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc lớp sơn nấm mốc cũ có được xử lý triệt để hay không.

Việc xử lý lớp sơn cũ bị nấm mốc là việc làm quan trọng, cần xử lý triệt để trước khi tiến hành sơn lớp sơn mới. Giúp cho việc thi công sơn mới được thuận tiện, tiết kiệm và đạt hiệu quả tốt nhất.

Nếu lớp sơn cũ không được xử lý, nấm mốc có thể phát triển trở lại trên lớp sơn mới. Làm cho lớp sơn mới nhanh bị xuống cấp và gây mất thẩm mỹ.

Ngoài ra, nếu không xử lý lớp sơn bị nấm mốc, sẽ làm giảm độ bám dính của lớp sơn mới. Khiến cho lớp sơn mới bị khó bám dính vào bề mặt thi công, gây mất thời gian và tốn kém chi phí để xử lý trong quá trình thi công.

Bên cạnh đó, bề mặt tường sơn bị nấm mốc dễ khiến cho lớp sơn mới lên không lên đúng màu, dễ phai màu và xuống cấp. Sau khi thi công còn dễ gặp tình trạng bề mặt sơn bị gồ ghề, lồi lõm, bong bóng,.... làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp của lớp màng sơn.

Cuối cùng, thi công sơn trên bề mặt sơn bị nấm mốc sẽ làm giảm tuổi thọ của lớp sơn. Gây tốn kém trong việc sửa chữa và sơn lại.

Tại sao cần xử lý lớp sơn bị nấm mốc trước khi sơn mới ?
Tại sao cần xử lý lớp sơn bị nấm mốc trước khi sơn mới ?

>> Xem thêm: Sơn chống nấm mốc có thật sự hiệu quả không?

2. Cách xử lý lớp sơn bị nấm mốc hiệu quả

2.1. Đối với tường bị nấm mốc nhẹ

Đối với bề mặt tường bị mốc nhẹ, chúng ta có thể dễ dàng khắc phục bằng một số biện pháp sau:

  • Sử dụng baking soda để làm sạch tường bị nấm mốc. Bạn có thể pha Baking soda với nước, sau đó bôi hỗn hợp lên bề mặt tường bị nấm mốc. Sau đó, tiến hành vệ sinh lại tường. Cách làm này sẽ giúp bạn loại bỏ nấm mốc trên tường nhanh chóng.
  • Sử dụng chanh tươi để làm sạch nấm mốc trên tường. Bạn chỉ cần bôi nước chanh tươi lên trực tiếp bề mặt tường bị nấm mốc, axit trong nước chanh sẽ giúp bạn xử lý các vi khuẩn nấm mốc. Sau đó chỉ cần vệ sinh tường lại bằng khăn sạch.
  • Sử dụng hóa chất để để làm sạch nấm mốc nhanh chóng. Sử dụng các hóa chất tẩy nấm mốc là một biện pháp giúp tẩy sạch nấm mốc hiệu quả. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các sản phẩm diệt nấm mốc tường trên thị trường. Lưu ý nên thực hiện theo các hướng dẫn của nhà sản xuất để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Ngoài ra, các sản phẩm tẩy nấm mốc có tính ăn mòn cao. Do đó, bạn cần chú ý các biện pháp bảo hộ như đeo khẩu trang, găng tay, kính,... khi sử dụng.

Cách xử lý tường bị nấm mốc nhẹ
Cách xử lý tường bị nấm mốc nhẹ

>> Xem thêm: Các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả của sơn chống nấm mốc

2.2. Đối với tường bị nấm mốc nặng

Đối với các bề mặt tường bị nấm mốc nặng, bạn cần xử lý triệt để nấm mốc để bảo vệ tường được bền đẹp. Bề mặt tường bị nấm mốc nặng thường rất dễ bị nấm mốc trở lại. Do đó, để ngăn ngừa và khắc phục các vấn đề nấm mốc của tường được hiệu quả nhất, bạn có thể sử dụng các loại sơn chống nấm mốc.

Sơn chống nấm mốc là một trong những biện pháp hiệu quả giúp ngăn chặn và phòng ngừa nấm mốc cho tường nhà. Bên cạnh đó, sử dụng sơn chống nấm cũng giúp bạn che các vết nấm mốc xấu xí và tăng tính thẩm mỹ cho tường.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm sơn chống nấm mốc hiệu quả. Bạn có thể mua các loại sơn chống nấm mốc đến từ các thương hiệu uy tín như: JYMEC, DULUX, KOVA, JOTUN,......

Xử lý sơn chống nấm mốc đối với tường bị nấm mốc nặng 
Xử lý sơn chống nấm mốc đối với tường bị nấm mốc nặng

>> Có thể bạn quan tâm: [Giải pháp] Chống nấm mốc nội thất hiệu quả, tối ưu

3. Cách thi công sơn tường bị nấm mốc

Đối với các bề mặt tường bị nấm mốc, bạn nên chú ý đến bước vệ sinh và chống nấm mốc cho tường. Có thể tiến hành các sơn tường sau đây.

  • Bước 1: Làm vệ sinh bề mặt tường. Đây là bước quan trọng không nên bỏ qua. Bạn nên xử lý triệt để nấm mốc trên tường và làm sạch bề mặt tường. Nếu tường có các vết nứt, hở cần tiến hành các biện pháp khắc phục. Ngoài ra, bề mặt sau khi vệ sinh cần được để khô hoàn toàn trước khi tiến hành thi công sơn.
  • Bước 2: Sơn lót cho tường. Sử dụng các loại sơn có khả năng chống kiềm, chống nấm mốc tốt. Thi công sơn theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đạt hiệu quả tốt nhất. Nên thực hiện 2 lớp sơn lót để tăng hiệu quả chống nấm mốc.
  • Bước 3: Sơn phủ kết thúc quá trình thi công sơn. Bước này, bạn có thể lựa chọn các loại sơn thích hợp để tăng tính thẩm mỹ cho không gian sống. Sau sơn nên kiểm tra lại bề mặt sơn để xử lý kịp thời nếu tường có vấn đề.

Quy trình thi công sơn đối với tường nhà bị nấm mốc
Quy trình thi công sơn đối với tường nhà bị nấm mốc
>> Có thể bạn quan tâm: Top 5 Sơn chống nấm mốc tốt nhất 2023

4. Lưu ý khi thi công sơn tường đối với tường bị nấm mốc

Khi thi công sơn tường trên bề mặt bị nấm mốc, việc chuẩn bị và thi công cần được thực hiện cẩn thận và đúng cách. Để ngăn chặn nấm mốc xuất hiện lại và đảm bảo độ bám dính, vẻ đẹp và độ bền cho lớp sơn mới. 

Khi thi công sơn đối với tường bị nấm mốc, bạn nên chú ý một số lưu ý sau:

  • Kiểm tra kỹ lưỡng và loại bỏ triệt để nấm mốc trên bề mặt. Đảm bảo tường được vệ sinh sạch sẽ và khô ráo trước khi thi công.
  • Sử dụng các loại sơn chống nấm mốc có chất lượng tốt và hiệu quả dài lâu.
  • Tuân thủ các hướng dẫn của nhà sản xuất để hiệu quả của sơn được phát huy tốt nhất và bền đẹp.
  • Thi công sơn trong điều kiện thích ổn định và khô ráo. Tránh thi công trong điều kiện thời tiết mưa gió, nồm ẩm hay nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.
  • Luôn giữ cho môi trường được khô thoáng, hạn chế ẩm ướt. Điều này sẽ giúp ngăn chặn và hạn chế sự xuất hiện các vi khuẩn nấm mốc.
  • Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng lớp sơn để duy trì hiệu quả chống nấm mốc và tính thẩm mỹ cho công trình.
Lưu ý khi thi công sơn tường bị nấm mốc
Lưu ý khi thi công sơn tường bị nấm mốc

Hy vọng những thông tin chia sẻ trong bài viết hữu ích với bạn. Giúp bạn có cách xử lý lớp sơn bị nấm mốc trước khi sơn mới hiệu quả nhất.

Tags: