Các loại sân Tennis phổ biến nhất Việt Nam hiện nay

Tennis là môn thể thao được ưa chuộng và phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam hiện nay. Tại các thành phố lớn, trung tâm, có khá nhiều sân Tennis với nhiều bề mặt khác nhau được xây dựng phục vụ nhu cầu thể thao của mọi người. Vậy ở Việt Nam có các loại sân tennis nào phổ biến. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

1. Tại sao cần tìm hiểu các loại sân mặt sân Tennis?

Tennis hay còn gọi là môn thể thao quần vợt là môn thể thao chơi giữa hai người hay hai đội. Nếu chơi theo đội, trong đó mỗi đội có hai người (đánh đôi). Quần vợt có nguồn gốc từ Pháp vào khoảng thế kỉ 12. Ngày nay, môn thể thao này được phổ biến trên khắp thế giới trong đó có Việt Nam và được tổ chức thi đấu tại các kỳ Thế vận hội Thế Giới.

Tennis được chơi trên nhiều loại bề mặt khác nhau. các bề mặt sân chơi cũng rất đa dạng như sân cỏ, sân đất sét, nhựa đường, bê tông và một số bề mặt khác. Mỗi bề mặt đều có những tính chất khác nhau khi chơi sẽ ảnh hưởng đến phong cách và khả năng của người chơi. Một số bề mặt sân có lợi cho những phong cách chơi cụ thể. Tuy nhiên một số bề mặt sân không tạo ra hiệu suất hoạt động hoặc có thể gây rắc rối cho một số người chơi. Việc tìm hiểu và lựa chọn đúng bề mặt sân Tennis sao cho phù hợp với phong cách chơi của mình là điều vô cùng quan trọng.

Có những loại sân tennis nào?
Có những loại sân tennis nào?

2. Các loại sân Tennis phổ biến nhất ở Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay, môn thể thao quần vợt trở nên phổ biến và phát triển mạnh mẽ. Các bề mặt sân tuy có kích thước chung nhưng đa dạng về chất liệu bề mặt. Hiện nay ở Việt nam phổ biến nhất với ba loại bề mặt sân chính đó là: sân cỏ, sân cứng và sân đất nên.

2.1 Sân cỏ

Sân cỏ là bề mặt sân Tennis truyền thống nhất hiện nay. Từ những ngày đầu tiên, Tennis được chơi trong các khu vườn hoặc bãi cỏ tròn cung điện của tầng lớp quý tộc Anh cũ. Chính vì vậy, nó được gọi là quần vợt sân cỏ. Đây là loại sân được sử dụng đối với những người chơi có thiên hướng chơi giao bóng và vô lê. Nhiều giải đấu lâu đời cho đến nay vẫn sử dụng bề mặt sân truyền thống này. Sân cỏ cần phải bảo trì liên tục và thường xuyên . Điều này giúp bề mặt  sân luôn ở trạng thái tốt nhất.

Sân tennis mặt cỏ
Sân tennis mặt cỏ

2.2 Sân cứng

Sân cứng là bề mặt sân thường được làm bằng bê tông, nhựa đường, phủ lớp Acrylic hoặc các lớp tổng hợp khác. Trên bề mặt sân Tennis cứng, bóng có xu hướng nảy lên cao đòi hỏi người chơi phải hoạt động và di chuyển linh hoạt trong khi chơi. Bề mặt này cho bóng trả lại vị trí một cách chắc chắn và nhất quán hơn. Nó cũng đem lại độ nảy bóng ổn định hơn trong các sân Tennis ngoài trời. Điều này là sự lựa chọn lý tưởng cho những người mới chơi Tennis và trở nên phổ biến nhất trên toàn cầu.

Bên cạnh đó, thi công sân Tennis cứng tiết kiệm chi phí và thời gian hơn các bề mặt sân khác. Sân có tuổi thọ dài, vệ sinh bảo dưỡng đơn giản, dễ dàng. Trong quần vợt hiện đại, các buổi tập, trận thi đấu diễn ra thường xuyên và nhiều hơn. Chính vì vậy, bề mặt sân cứng là sự thay thế phù hợp và tối ưu nhất.

Sân tennis có bề mặt cứng
Sân tennis có bề mặt cứng
>> Xem thêm: Sơn sân Tennis và 10 câu hỏi thường gặp bạn cần quan tâm

2.3 Sân đất nện

Đây là loại sân gắn liền với nhiều giải thi đấu lớn mở rộng. Sân được làm bằng đá phiến nghiền nát hoặc gạch. Hai loại đất nện thường thấy nhất đó chính là đất nện đỏ và đất nện xanh. Đất nện đỏ thường thấy trong các giải thi đấu tại Pháp. Nền sân hầu hết được tạo nên bưởi lớp gạch nghiền nát đóng gói với lớp vật liệu rời tạo thành lớp sân có màu đỏ. Đất nện xanh ít phổ biến hơn sân đất nện đỏ. Nó được làm từ Metabasalt nghiền nhỏ và phủ lớp đất sét xanh. Tốc độ bóng trên nền đất nện xanh nhanh hơn đất nện đỏ nhưng không tạo được độ xoáy và nảy cao.

Sân tennis đất nện
Sân tennis đất nện

Sân Tennis đất nện có thể sẵn sàng hoạt động ngay sau khi thời tiết mưa. Nước mưa có thể thấm qua bề mặt và hấp thụ vào bên trong đế. Loại sơn này có chi phí lắp đặt và xây dựng rẻ nhưng lại tốn kém để bảo trì. Nền đất nện yêu cầu cần phải được chăm sóc và sử dụng nước thường xuyên giúp giữ cho kết cấu được chắc chắn hơn.

>> Xem thêm: Mẹo lựa chọn bề mặt sân Tennis tốt nhất

3. Những điểm khác biệt của các loại sân tennis

Hiện nay ba loại sân Tennis kể trên là ba loại sân phổ biến và được lắp đặt, xây dựng nhiều  nhất tại Việt Nam. Tuỳ vào từng nhu cầu sử dụng mà người ta thường lựa chọn bề mặt sân Tennis sao cho phù hợp, tiện ích nhất. Một số bề mặt cho phép người chơi áp dụng lối chơi tốt ở sân này nhưng lại không hiệu quả cao ở sân kia. Vậy sau khi tìm hiểu cơ bản về các loại sân, điểm khác biệt cơ bản của các loại sân này là:

3.1 Chất liệu

  • Sân cứng được tạo nên bởi vật liệu chính đó là nhựa đường.
  • Sân đất nện được làm từ gạch vụn, đá phiến nghiền nhỏ.
  • Sân cỏ được nuôi và trồng trên đất phù sa. Hiện nay một số bề mặt sân co thể áp dụng cỏ nhân tạo cũng giúp tiết kiệm chi phí thi công và bảo trì hơn.

3.2 Độ nảy bóng trên bề mặt

  • Trong thể thao quần vợt, độ nảy của bóng được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu. Người chơi cần phải kiểm soát được độ nảy của bóng, giúp bóng thích nghi được trên sân mới đạt được hiệu quả.
  • Mặt sân cỏ trơn khiến bóng chạm đất và trượt đi nhanh, không thể bay cao qua đầu gối.
  • Với bề mặt sân cứng, bóng tiếp xúc và nảy cao, điều này tạo điều kiện cho người chơi tạo ra các kỹ thuật tốt khi tập luyện và thi đấu.
  • Với nền đất nện, bóng di chuyển chậm những tạo được độ nảy cao hơn sân cỏ và sân cứng.

3.3 Tốc độ của bóng trên mặt sân

  • Sân đất nện cung cấp tốc độ bóng chậm nhất trong ba loại sân Tennis hiện nay. Sau khi bóng chạm đất, vận tốc của bóng có thể giảm đi 40% so với ban đầu.
  • Đối với sân cỏ, vận tốc bóng chỉ cũng giảm nhưng ít hơn 10% so với sân đất nện.
  • Đối với bề mặt sân cứng, độ ma sát ít. Chính vì vậy, vận tốc bóng được duy trì ở mức cao. Điều này tạo lối chơi vững chắc cho người chơi.

3.4 Chi phí thi công xây dựng, lắp đặt

  • Sau một thời gian sử dụng, các bề mặt sân Tennis xuống cấp và có thể bị hư hại. Sân cần phải tiến hành bảo dưỡng hoặc kiểm tra thường xuyên giúp duy trì chất lượng sân.
  • Sân đất nện chính là loại sân tốn ít chi phí thi công lắp đặt nhiều nhất.
  • Chi phí thi công sân Tennis với bề mặt sân cứng tốn kém hơn. Giá thi công lắp đặt phụ thuộc vào tình trạng bề mặt sân và mức độ kiên cố.
  • Sân cỏ là loại sân tuy không tốn nhiều chi phi thi công lắp đặt nhưng lại tốn nhiều chi phí bảo trì, bảo dưỡng và chăm sóc thường xuyên.
Mỗi loại sân tennis có những điểm khác biệt nào?
Mỗi loại sân tennis có những điểm khác biệt nào?

4. Tiêu chuẩn cơ bản trên các loại sân Tennis

Sân Tennis được chia thành nhiều loại với nhiều bề mặt khác nhau. Tuy nhiên, khi áp dụng thi đấu hoạch tập luyện, sân đều cần phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn cơ bản như:

  • Kích thước tiêu chuẩn: Kích thước quy định chuẩn quốc tế.
  • Cột lưới: Cột lưới sân Tennis được thiết kế có dạng hình tròn hoặc hình vuông. Cột lưới được đặt cao hơn mép bên trên của lưới khoảng 2.5cm. Tâm của cột được bố trí cách mép ngoài cùng của đường viên biên dọc là 914mm.
  • Đường kẻ giới hạn các mặt sân: Các đường kẻ được vẽ rộng khoảng 5cm, vẽ chính ở giữa trong khoảng cachs bóng và lưới. Cách vạch mốc giao bóng được đặt vuông góc và nằm ở cuối sân có hướng quay vào sân. Bất kì đường kẻ nào không được nhỏ hơn 2.5c trừ đường kẻ cuối sân có chiều rộng 10cm. Các đường kẻ cần được sơn cùng một màu giúp dễ phân biệt.
  • Lưới căng: Lưới sử dụng cho các cuộc thi đấu sân Tennis được căng ở giữa sân và căng theo chiều rộng của sân.
Những tiêu chuẩn cơ bản trên sân tennis
Những tiêu chuẩn cơ bản trên sân tennis

Trên đây là những thông tin về các loại sân Tennis phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích nhất. Theo dõi chúng tôi để biết thêm những thông tin bổ ích khác về sơn nhà nhé!

Tags: