Trần nhà mới xây bị mốc là hiện tượng khiến nhiều gia chủ đau đầu nhất hiện nay. Bạn đã biết được nguyên nhân tại sao trần nhà mới xây lại bị nấm mốc chưa? Dùng sơn chống nấm mốc cho trần có hiệu quả không? Cùng tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp xử lý hiệu quả qua bài viết dưới đây nhé!
Một số nguyên nhân khiến trần nhà mới xây bị mốc có thể kể đến như:
1.1 Không thi công chống ẩm hoặc chống ẩm không kĩ
Nhiều người nghĩ rằng trần nhà bê tông không bị thấm nước hay nấm mốc. Do đó lơ là trong việc thi công chống nấm mốc. Hay một số căn nhà sử dụng trần thạch cao rất kỵ nước, cho nên nhiều gia chủ nghĩ không thể thi công chống thấm. Chính vì thế sau một thời gian sử dụng, trần nhà bị ẩm ướt, mốc đen, mốc trắng cho trần nhà gây mất thẩm mỹ.
1.2 Sử dụng vật liệu không đảm bảo chất lượng
Sử dụng các loại vật liệu không đảm bảo chất lượng, không đảm bảo xây dựng… cũng có thể khiến trần nhà mới xây bị mốc và lan rộng nhanh chóng.
Ngoài ra trong quá trình thi công, các loại nguyên vật liệu không được làm sạch dẫn tới lẫn các tạp chất. Tạo điều kiện môi trường các vi khuẩn nấm mốc sinh sôi và phát triển nhanh chóng trên trần nhà sau thi công.
1.3 Trần nhà tiếp xúc gần nguồn nước
Trần nhà mới xây bị mốc có thể do tiếp xúc gần với các nguồn nước, hệ thống nước trong nhà. Khiến cho trần nhà dễ bị ẩm ướt, thấm dột.
Ngoài ra, các vị trí như nhà vệ sinh, nhà tắm, nhà bếp cũng là những khu vực trần nhà dễ bị ẩm mốc hơn các khu vực khác vì có lượng hơi nước cao. Do đó, cần chú ý khi thi công chống nấm mốc cho trần khi xây dựng.
1.4 Thi công trần nhà không đạt chuẩn
Trần nhà bị mốc nhanh chóng sau khi hoàn thiện có thể do kỹ thuật thi công không đảm bảo. Làm cho chất lượng của trần không được tốt, dẫn tới hiện tượng mốc trần nhà.
1.5 Ảnh hưởng của thời tiết
Ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết là điều không tránh khỏi. Nhất là với thời tiết mưa nhiều, nồm ẩm, độ ẩm không khí cao là điều kiện môi trường lý tưởng của các vi khuẩn nấm mốc.
Do đó, không nên bỏ qua các biện pháp chống nấm mốc, chống thấm trong quá trình thi công xây dựng.
>> Có thể bạn quan tâm: Sơn nhà khi tường bị ẩm: Biện pháp xử lý và lưu ý
2. Giải pháp xử lý, ngăn chặn nấm mốc ở trần nhà mới xây
Để phòng ngừa và ngăn chặn hiện tượng ẩm mốc trần nhà. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:
Đầu tiên, tăng khả năng chống nấm mốc cho trần nhà bằng cách sử dụng các vật liệu chống thấm. Các vật liệu như: sơn chống thấm, màng chống thấm... Tùy theo nhu cầu, diện tích của trần mà lựa chọn biện pháp thi công phù hợp.
Thi công sơn bỏ qua, không coi trọng lớp lót chống thấm. Đây là một trong những nguyên nhân khiến việc sử dụng sơn chống thấm không đạt được hiệu quả bảo vệ cao.
Nên lựa chọn các loại vật liệu thi công chống thấm, chống nấm mốc chất lượng cao. Tránh ham rẻ sử dụng các loại vật liệu kém chất lượng, không đảm bảo để thi công.
Để đạt được hiệu quả chống thấm tốt nhất, ngăn chặn nấm mốc. Bạn chỉ nên tiến hành thi công trong điều kiện nắng ráo, độ ẩm không quá cao. Như vậy mới có thể đem lại hiệu quả tốt nhất.
Ngoài ra, khi trần nhà mới xây bị nấm mốc, bạn nên tiến hành xử lý ngay. Lúc này tình trạng nấm mốc còn dễ xử lý, tránh để lâu dài khiến nấm mốc trên trần phát triển và lây lan.
Để hạn chế tình trạng trần nhà bị ẩm ướt dễ tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Bạn nên giữ cho nhà cửa được khô thoáng, sạch sẽ. Đối với thời tiết nồm ẩm của miền Bắc, để khắc phục bạn có thể sử dụng các loại thiết bị hút ẩm, giúp làm giảm độ ẩm trong nhà.
3. Vì sao luôn cần kiểm tra nấm mốc ở trần nhà mới xây?
Trần nhà là khu vực rất dễ bị nấm mốc nhưng các gia đình thường không chú ý để có thể xử lý kịp thời. Nấm mốc phát triển trên trần nhà có rất nhiều tác hại.
Nấm mốc khiến cho trần nhà mới xây bị mốc, làm giảm chất lượng và độ bền của trần. Trần nhà bị mốc đen, mốc trắng gây mất thẩm mỹ cho căn nhà. Ngoài ra, nấm mốc phát triển tạo mùi hôi gây ảnh hưởng đến sức khỏe của gia chủ. Nếu nấm mốc không được phát hiện, xử lý kịp thời có thể lây lan, làm hỏng các đồ vật trong nhà.
Do đó, có thể thấy nấm mốc trần, tường nhà ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, nên tiến hành các biện pháp phòng ngừa, xử lý nấm mốc ngay từ sớm.
Trên đây là những giải đáp thắc mắc cho câu hỏi tại sao trần nhà mới xây bị nấm mốc. Hy vọng những thông tin này giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân cũng như tìm ra biện pháp xử lý một cách triệt để nhất!
>> Bài viết cùng chủ đề: Xử lý trần thạch cao bị mốc như thế nào để hiệu quả
SIMPLE ELEGANT Tối giản và Tinh tế Bảng màu “Ngôi nhà chính là nơi chúng ta tìm lại chính mình sau mỗi ngày mệt mỏi cuộc sống” Do sự khác biệt giữa các cài đặt màn hình và các hệ điều hành khác nhau, màu sắc xuất hiện trên màn hình của bạn có thể […]
CLASSIC ROMANCE Lãng mạn và Cổ điển Bảng màu “Tổ ấm là nơi mỗi người đều có thể là chính mình” Do sự khác biệt giữa các cài đặt màn hình và các hệ điều hành khác nhau, màu sắc xuất hiện trên màn hình của bạn có thể khác biệt so với màu sắc […]
CONTEMPORARY Sang trọng và Thời thượng Bảng màu “Ngôi nhà là một tác phẩm nghệ thuật, nó phản ánh cuộc sống và tâm hồn của chủ nhà” Do sự khác biệt giữa các cài đặt màn hình và các hệ điều hành khác nhau, màu sắc xuất hiện trên màn hình của bạn có thể […]
SWEET POETIC Nhẹ nhàng và Thơ mộng Bảng màu “Một ngôi nhà chứa đựng cả tình yêu và niềm tin, là nơi gửi gắm tình thân và sự ấm áp của gia đình” Do sự khác biệt giữa các cài đặt màn hình và các hệ điều hành khác nhau, màu sắc xuất hiện trên […]
GENTLE CALM An yên và Thư thái Bảng màu "Đưa thiên nhiên vào nhà bằng sắc xanh an yên và thư thái" Do sự khác biệt giữa các cài đặt màn hình và các hệ điều hành khác nhau, màu sắc xuất hiện trên màn hình của bạn có thể khác biệt so với màu […]