Sơn chống nấm mốc cho tường cũ như thế nào?

1. Sơn chống nấm mốc cho tường cũ như thế nào?

Tường nhà cũ thường bị xuống cấp dẫn tới thấm dột, bong tróc sơn, nấm mốc, … Vì thế, sơn chống nấm mốc cho tường cũ là một giải pháp hoàn hảo giúp bảo vệ và tăng tính thẩm mỹ cho tường.

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ thi công và sơn

  • Đối với tường cũ, bạn nên lựa chọn các loại sơn chống nấm mốc có chất lượng tốt để đem lại hiệu quả dài lâu.
  • Tùy theo phương pháp thi công mà bạn lựa chọn dụng cụ thi công phù hợp như cọ, cây lăn sơn, máy phun sơn, giấy nhám, …
  • Ngoài ra, khi thi công sơn chống nấm mốc, bạn nên chuẩn bị vải, bạt để che chắn đồ đạc trong khu vực thi công.

Chuẩn bị dụng cụ thi công sơn
Chuẩn bị dụng cụ thi công sơn
>> Xem thêm: Sơn chống nấm mốc có thực sự hiệu quả không?

Bước 2: Chuẩn bị bề mặt thi công sơn

  • Loại bỏ các lớp sơn cũ bị bong tróc, không đều màu
  • Vệ sinh làm sạch bề mặt, loại bỏ dầu mỡ, bụi bẩn, … Nếu tường có nấm mốc, thấm dột cần xử lý và khắc phục triệt để.
  • Xử lý và sửa các vết nứt, lỗ, …. trên bề mặt. Giữ cho bề mặt được mịn đẹp làm tăng độ bám dính cho lớp sơn.
  • Giữ cho bề mặt được khô thoáng và sạch sẽ để tiến hành thi công sơn.
Chuẩn bị bề mặt thi công sơn
Chuẩn bị bề mặt thi công sơn

Bước 3: Thi công sơn

  • Trước tiên, nên tiến hành thi công sơn lót để tăng độ bám dính cho lớp sơn chống nấm mốc. Đồng thời, giúp làm giảm thấm hút của tường gây tốn sơn. Nên sử dụng các loại sơn lót kháng kiềm và chống nấm mốc tốt để tăng hiệu quả chống nấm mốc. Thi công từ 1 – 2 lớp sơn lớp để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Sau khi lớp sơn lót khô tiến hành thi công sơn chống nấm mốc cho tường cũ. Sơn đều tay và tránh để vết cọ gây mất thẩm mỹ. Thực hiện ít nhất 2 lớp để đảm bảo hiệu quả chống nấm mốc tốt nhất. Đợi lớp sơn đầu tiên khô hoàn toàn trước khi sơn lớp thứ hai.
Thi công sơn chống nấm mốc cho tường cũ
Thi công sơn chống nấm mốc cho tường cũ

Bước 4: Kiểm tra và hoàn thiện:

  • Kiểm tra kỹ lưỡng bề mặt tường sau khi lớp sơn chống nấm mốc đã khô. Nếu bề mặt xuất hiện các vấn đề như: nứt, rỗ, … cần được xử lý để khắc phục.
  • Để đảm bảo lớp sơn chống nấm mốc duy trì hiệu quả, cần duy trì vệ sinh thường xuyên. Ngoài ra, không được để bề mặt bị ẩm ướt.

Kiểm tra và hoàn thiện sau thi công sơn
Kiểm tra và hoàn thiện sau thi công sơn
>> Xem thêm: Các loại sơn chống nấm mốc nội thất được yêu thích nhất

2. Kinh nghiệm thi công sơn chống nấm mốc cho tường cũ hiệu quả

Thi công sơn chống nấm mốc cho tường cũ là việc làm quan trọng. Giúp  bảo vệ tường khỏi các tác nhân gây hại như vi khuẩn, nấm mốc. Ngoài ra, sử dụng sơn chống nấm mốc giúp giữ gìn và tăng vẻ đẹp cho bề mặt thi công sơn.

Một số kinh nghiệm thi công sơn cho tường cũ hữu ích:

  • Loại bỏ hết lớp sơn cũ, vết nấm mốc và bụi bẩn từ tường trước khi bắt đầu thi công. Lưu ý, nên chú ý đến việc loại bỏ nấm mốc trên tường vì nấm mốc có thể xuất hiện trở lại trên lớp sơn mới. Nấm mốc sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ của công trình.
  • Trước khi sơn, đảm bảo bề mặt tường đã được khô ráo. Nếu tường quá ẩm hoặc quá khô có thể ảnh hưởng đến độ bám dính của lớp sơn và lượng sơn cần sử dụng.
  • Sử dụng các loại sơn lót kháng kiềm để giảm nguy cơ tường bị kiềm hóa. Lớp sơn lót sẽ giúp tạo ra lớp màng ngăn nước và chất kiềm thẩm thấu vào lớp sơn chống nấm mốc.
  • Sơn ít nhất hai lớp sơn chống nấm mốc. Lưu ý nên tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất về thời gian khô giữa các lớp sơn. Đảm bảo tường hoàn toàn khô trước khi thực hiện các lớp sơn tiếp theo.
  • Thi công trong môi trường thông gió tốt để giúp sơn khô nhanh hơn và tránh tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.
  • Vệ sinh tường định kỳ để sớm phát hiện các dấu hiệu nấm mốc hay hỏng hóc. Nếu môi trường sống quá ẩm ướt, cần có các biện pháp khắc phục để ngăn ngừa nấm mốc phát triển.

 

Kinh nghiệm thi công sơn chống nấm mốc cho tường cũ hiệu quả
Kinh nghiệm thi công sơn chống nấm mốc cho tường cũ hiệu quả
>> Xem thêm: Giá sơn chống nấm mốc ngoại thất JYMEC

3. Lưu ý khi lựa chọn các loại sơn chống nấm mốc thi công tường cũ

Khi lựa chọn sơn chống nấm mốc bạn cần quan tâm;

  • Đảm bảo rằng sơn có khả năng ngăn ngừa và hạn chế sự phát triển của nấm mốc hiệu quả dài lâu. Vì thường cũ thường dễ bị ngấm nước và ẩm mốc gây mất thẩm mỹ và làm công trình nhanh xuống cấp.
  • Lựa chọn sơn chống nấm mốc có khả năng che phủ tốt. Để bảo vệ bề mặt tường khỏi nấm mốc, ẩm ướt và các tác nhân gây hại khác.
  • Chọn sơn có độ bám dính cao, giúp lớp sơn dính chặt và bền trên bề mặt tường. Vì các bề mặt tường cũ thường bị xuống cấp, hỏng hóc dẫn tới làm giảm khả năng bám dính của sơn.
  • Khi lựa chọn sơn chống nấm mốc cho tường cũ cũng nên chú ý về một số đặc điểm khác của sản phẩm như: chịu được các điều kiện khắc nghiệt, độ bền cao, dễ vệ sinh, ….
  • Sử dụng các loại sơn chống nấm mốc đến từ các thương hiệu uy tín, đảm bảo về chất lượng khi sử dụng. Không nên sử dụng các sản phẩm sơn chống nấm mốc không rõ nguồn gốc. Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm sơn chống nấm mốc chất lượng đến từ các thương hiệu uy tín như: JYMEC, Nippon, Dulux, Kova, Jotun, Toa,....
Lưu ý khi lựa chọn sơn chống nấm mốc cho tường cũ
Lưu ý khi lựa chọn sơn chống nấm mốc cho tường cũ

Trên đây là quy trình thi công sơn chống nấm mốc cho tường cũ hiệu quả. Hy vọng những thông tin chia sẻ trong bài viết sẽ hữu ích với bạn. Giúp quá trình thi công sơn sẽ diễn ra một cách thuận lợi và đem lại hiệu quả tốt nhất.

Tags: