Nhà xưởng hai tầng - xu hướng xây dựng nhà xưởng công nghiệp

Nhà xưởng công nghiệp hiện nay là công trình được quan tâm và thi công nhiều nhất. Xã hội hiện nay ngày ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các công trình nhà xưởng cũng đòi hỏi cần phải đáp ứng nhiều yếu tố giúp tối ưu hoạt động sản xuất công nghiệp. Nhà xưởng hai tầng đang là xu hướng xây dựng nhà xưởng công nghiệp được chủ đầu tư quan tâm nhất hiện nay. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu ngay về công trình nhà xưởng hai tầng tối ưu không gian nhất!

1. Phân loại nhà xưởng hiện nay

Với sự phát triển của công nghiệp hoá có rất nhiều thiết kế nhà xưởng được áp dụng. Tuỳ vào từng địa điểm quy hoạch, lĩnh vực sản xuất mà nhà xưởng được phân thành nhiều thiết kế có mô hình khác nhau. Cùng phân loại một số nhà xưởng hiện nay dưới đây:

Nhà xưởng hai tầng công nghiệp
Nhà xưởng hai tầng công nghiệp

1.1 Phân loại nhà xưởng theo chức năng

Đối với các lĩnh vực sản xuất, tuỳ vào từng thành phẩm mà mô hình nhà xưởng sản xuất cũng sẽ được thiết kế khác nhau. Một số lĩnh vực sản xuất như: sản xuất sợi dệt, đúc, phân bón,..cũng có khác nhau về thiết kế nhà xưởng.

Các công trình sản xuất về năng lượng: trạm biến áp, trạm cấp nước…

Các Nhà xưởng dưới dạng công trình giao thông như: gara, nhà kho, kho nguyên liệu, trạm cứu hoả…

Bên cạnh đó còn một số công trình nhà xưởng phúc lợi, các công trình nhà xưởng nhằm phục vụ lợi ích xã hội, sinh hoạt y tế…

1.2 Phân loại nhà xưởng theo mục đích quy hoạch

Theo các tiêu chuẩn về thiết kế và quy hoạch nhà xưởng công nghiệp hiện nay. Nhà xưởng được phân ra thành nhà công nghiệp một khẩu độ và nhà công nghiệp nhiều khẩu độ.

Khẩu độ nhà xưởng được tính là khoảng cách từ mép cột bên phải đến mép cột biên bê trái. Nó được tính theo phương ngang của nhà xưởng hoặc chiều rộng của nhà xưởng.

Nhà công nghiệp một khẩu độ: Đây là nhà công nghiệp thích hợp cho các công trình năng lượng hoặc nhà kho. Cách bố trí dây chuyền và các hệ thống giàn đỡ cũng được thiết kế riêng không theo tiêu chuẩn tính từ móng nhà.

Nhà công nghiệp nhiều khẩu độ chính là nhà xưởng 1 tầng. Đây là nhà xưởng công nghiệp phổ biến nhất. Nó được sử dụng rộng rãi cho nhiều ngành sản xuất công nghiệp khác nhau với diện tích lớn và ít bị hạn chế.

1.3 Phân loại nhà xưởng theo kết cấu mái

Nhà xưởng được phân loại theo kết cấu màu khung phẳng và khung không gian:

  • Khung phẳng: Nhà xưởng khung phẳng là mái sửu udngj dầm, giàn và khung liền khối.
  • Khung không gian: Nhà xưởng khung không gian là dạng mái vòm 1 học 2 chiều, với chất liệu giàn không gian, mái treo, mái chất dẻo hoặc cao su…

1.4 Phân loại nhà xưởng theo dạng vật liệu

Nhà xưởng được chia thành nhiều phân loại dựa theo dạng vật liệu như:

  • Bê tông cốt thép
  • Thép tiền chế
  • Tường gạch
  • Khung gỗ

2. Xu hướng xây dựng nhà xưởng hai tầng

Nhà xưởng hiện nay được coi như một phần không thể thiếu trong cacslinhx vực sản xuất công nghiệp. Đây là nơi tạo ra hàng hoá và tất tần tật các nhu yếu phẩm cần thiết cho con người và phục vụ sản xuất công nghiệp. Hòa cùng với tiến độ phát triển ucar công nghiệp hóa, hiện đại hoá. Nhà xưởng hai tầng hiện nay là xu hướng được chủ doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chú ý nhiều nhất.

Với diện tích sử dụng dụng đất hạn hẹp, đặc biệt trong thời kỳ đại dịch covid 19 hoành hành. Bất chấp điều kiện để, các doanh nghiệp trong và ngoài nước vẫn đầu tư vào sản xuất công nghiệp, Giải pháp xây dựng nhà xưởng hai tầng ở thời điểm này chính là giải pháp tối ưu nhất. Giải pháp này giúp tối ưu diện tích đất từ đó tiết kiệm được nhiều chi phí cho chủ đầu tư. Nhà xưởng hai tầng còn giúp tăng cơ hội kinh doanh và giảm thiểu chi phí vận hành nhà máy.

Xu hướng xây dựng nhà xưởng 2 tầng
Nhà xưởng hai tầng thép tiền chế

3. Tiêu chuẩn xây dựng nhà xưởng hai tầng

Tuy có nhiều ưu điểm nhưng thiết kế xây dựng nhà xưởng 2 tầng là một thách thức không hề đơn giản đối với bất kỳ tổng thầu xây dựng nào. Thiết kế nhà xưởng hai tầng cần đáp ứng đủ các tiêu chuẩn dưới đây. Những tiêu chuẩn này giúp tối ưu không gian và tối ưu hoạt động vận hành nhà xưởng.

3.1 Vật liệu xây dựng

Nhà xưởng hai tầng được thiết kế có thể sử dựng nhiều vật liệu xây dựng khác nhau. Tuỳ vào lĩnh vực sản xuất mà nhà xưởng được xây dựng với chất liệu khác nhau. Nhà xưởng hai tầng có thể sử dụng vật liệu chính là thép hoặc bê tông. Với chất liệu thép, nhà xưởng cấu trúc 2 tầng được gọi là nhà xưởng thép tiền chế. So với nhà xưởng hai tầng chất liệu bê tông, sử dụng thép giúp kết cấu nhà xưởng nhẹ hơn nhiều. Chính vì vậy, chất lượng của thép trở thành những yếu tố được chủ thầu quan tâm nhất.

Bên cạnh đó, nhà xưởng hai tầng chất liệu bê tông cần đảm bảo yếu tố chất lượng của vật liệu như bê tông, tấm tôn lợp, mái…Đặc biệt nếu sử dụng kết cấu bê tông kiên cố, chủ thầu cần chi một khoản chi phí lớn cho sơn nền epoxy nhà xưởng.

Sơn epoxy cho nhà xưởng
Sơn Epoxy cho nền nhà xưởng tăng khả năng chịu lực
>> Xem thêm: Lợi ích của sơn sàn công nghiệp

3.2 Kết cấu nhà xưởng hai tầng

Nhà xưởng 2 tầng yêu cầu kết cấu sàn có khả năng chịu tải trọng lớn để đảm bảo an toàn cho sản xuất cũng như cho phép bố trí máy móc, thiết bị… trên tầng 2. Nếu thi công sàn nhà xưởng hai hoặc nhiều tầng, cần sử dụng những vật liệu giúp tạo nên kết cấu bền vững nhất. Một kết cấu bền vững giúp đảm bảo an toàn, tăng khả năng chịu lực cũng như đảm bảo hoạt động của dây chuyền máy móc.

Sàn nhà xưởng: SÀn nhà xưởng phụ thuộc vào từng nhu cầu sử dụng, và tính chất hoạt động của nhà xưởng. Độ dày tiêu chuẩn của lớp bê tông tối thiểu >250 mác. Độ dày mỗi mác cần đạt tiêu chuẩn. Thi công sơn Epoxy cho nền nhà xưởng tăng khả năng chịu lực, tăng tính thẩm mỹ và kéo dài tuổi thọ sàn. Bố trí các khe nứt giãn giúp bảo vệ sàn bê tông không gặp phải tình trạng co ngót và bong tróc sơn.

Móng nhà xưởng: Nhà xưởng hai tầng cần được thi công trên nền đất khỏe, bền vững. Tránh thi công nhà xưởng, đặc biệt là nhà xưởng hai tầng trên nền đất mềm yếu, có thể dễ bị sụt lún. Công trình nhà xưởng: Lựa chọn không gian phù hợp với không gian nhà xưởng của bạn. Nên thiết kế đường ống nước và các hệ thống thông gió, chống cháy đảm bảo an toàn xây dựng.

kết cấu nhà xưởng
kết cấu nhà xưởng

3.3 Quy trình xây dựng

Quy trình xây dựng nhà xưởng hai tầng cần tuân theo các tiêu chuẩn hiện hành trong xây dựng:

Tiến hàng sản xuất chi tiếp kết cấu thép (đối với nhà thép tiền chế 2 tầng) và mác bê tông ( đối với nhà xưởng bê tông kiên cố)

Thi công chắc chắn phần móng nhà và phần công trình cơ sở

Lắp dụng phần kết cấu sắt thép hoặc  mác bê tông

Hoàn thiện nhà xưởng.

Giám sát và nghiệm thu, bàn giao công trình xây dựng.

4. Những lưu ý khi xây dựng nhà xưởng hai tầng

Tuỳ vào nhà xưởng dạng thép tiền chế hay truyền thống sẽ có những tiêu chuẩn xây dựng riêng. Tuy nhiên, nhìn chúng khi xây dựng nhà xưởng công nghiệp, bạn vẫn cần lưu ý những điều sau đây:

Đề cao các đề thi công đảm bảo an toàn lao động

Chú trọng đến vật liệu ti công đảm bảo uy tín, chất lượng bền bỉ

Tính toán kỹ lưỡng trong quá trình thiết kế nhà xưởng 2 tầng. Sao cho bố trí toàn bộ thang máy, thang bộ… hợp lý nhất, thuận tiện trong quá trình vận hành nhưng vẫn tiết kiệm được diện tích nhà xưởng.

So với nhà xưởng 1 tầng, nhà xưởng 2 tầng có ít diện tích tiếp cận ánh sáng tự nhiên hơn, vấn đề chống ồn cũng cần được tính toán kỹ lưỡng.

Nhà xưởng hai tầng
Nhà xưởng hai tầng - xu hướng nhà xưởng công nghiệp hiện nay

Bài viết trên đây chúng tôi chia sẻ cho bạn về xu hướng xây dựng nhà xưởng công nghiệp hiện nay - nhà xưởng hai tầng. Trong thời đại quỹ đất hạn hẹp hiện nay, có thể nói đây là giải pháp xây dựng tối ưu nhất cho các chủ doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn. Theo dõi ngày chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin bổ ích về sơn và xây dựng nhé!

Tags: