Với khu vực nhà vệ sinh cần sơn chống thấm, trước khi thi công cần lên kế hoạch rõ ràng. Thông thường, bước này sẽ được đảm bảo thực hiện bởi đơn vị thi công mà gia chủ thuê. Nếu bạn quyết định tự thi công sơn chống thấm nhà vệ sinh, lập kế hoạch càng sớm càng tốt. Lưu ý khi vạch ra kế hoạch thi công, cần tham khảo ý kiến từ chuyên gia trong ngành. Nhờ sự tư vấn từ những người có kinh nghiệm thi công sơn chống thấm nhà vệ sinh. Để rút kinh nghiệm và áp dụng vào quá trình lập kế hoạch cho công trình của mình.
Việc xây dựng một kế hoạch đầy đủ các bước trước khi thi công giúp công trình đạt hiệu quả tối đa. Đặc biệt là công trình nhà vệ sinh có nhiều hạng mục cần sử dụng sơn chống thấm. Ví dụ như nền sàn, tường, trần, cổ ống thoát nước xuyên sàn của nhà vệ sinh,... Bên cạnh đó, sử dụng chống thấm dạng sơn cần được kết hợp với các phương pháp chống thấm khác. Chính vì vậy, người thợ sơn cần tuân thủ theo trình tự các bước thi công đã vạch ra. Để đảm bảo cho quy trình thi công đạt chuẩn và sơn chống thấm phát huy tối đa công dụng.
Đây là lưu ý rất quan trọng và bạn cần nắm rõ khi tiến hành thi công sơn chống thấm nhà vệ sinh. Việc đảm bảo các bề mặt cần thi công phải đạt chuẩn nhằm nâng cao độ hoàn thiện công trình. Duy trì cho công dụng của lớp sơn chống thấm và kết cấu vật liệu bề mặt luôn bền bỉ. Tăng hiệu quả chống thấm của sản phẩm sơn đối với khu vực nhà vệ sinh. Và giúp tuổi thọ của công trình được kéo dài, thời gian sử dụng lâu hơn, bền vững hơn.
Bề mặt cần thi công sơn chống thấm nhà vệ sinh cần được đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
Đối với tường nhà vệ sinh: Sau khi bề mặt tường bê tông đạt độ khô hoàn toàn. Bạn cần dùng máy chà nhám hoặc giấy nhám để thực hiện thao tác chà phẳng bề mặt. Bước này có công dụng tăng độ bám dính của sơn chống thấm và tăng tính thẩm mỹ công trình.
Đối với trần nhà vệ sinh: Là bề mặt tiếp xúc thường xuyên với hơi nước từ nhà vệ sinh. Do đó, khu vực trần cần được bảo vệ kỹ lưỡng bằng cách sử dụng sơn chống thấm. Bề mặt trần nhà thường có kết cấu thạch cao hoặc xi măng, nên cần làm sạch trước khi sơn. Loại bỏ hiện tượng gồ ghề, sần sùi xuất hiện trên trần nhà bằng thao tác chà nhám.
Lưu ý, các bề mặt cần thi công sơn chống thấm khu vực nhà vệ sinh cần đạt độ khô ráo hoàn toàn. Nhằm hạn chế tối đa các lỗi như nhăn hay chảy màng sơn.
3. Điều kiện thi công sơn chống thấm nhà vệ sinh thích hợp
Ngoài điều kiện chủ quan là cấu kiện của các bề mặt vật liệu kể trên. Bạn cần lưu tâm đến điều kiện môi trường khách quan khi thi công sơn chống thấm nhà vệ sinh. Đó là các yếu tố về thời tiết, nhiệt độ và độ ẩm không khí của môi trường thi công.
Về thời tiết, nhà vệ sinh nằm trong khu vực nội thất nên ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết. Nhưng nếu thi công trong thời tiết trời nồm, mưa nhiều khiến độ ẩm không khí cao. Quá trình thi công sơn chống thấm nhà vệ sinh sẽ chịu ảnh hưởng ít nhiều.
Theo kinh nghiệm và khuyến cáo được đưa ra từ các chuyên gia trong ngành. Không nên thi công sơn chống thấm khu vực nhà vệ sinh khi nhiệt độ xuống dưới 10 độ C. Và độ ẩm thích hợp nhất để tiến hành thi công là không quá 85%.
Ngoài ra, độ khô giữa các lớp sơn cũng cần được đảm bảo đạt chuẩn. Để tăng độ bám dính, liên kết giữa các màng sơn với nhau, duy trì tối đa độ bền. Thời gian khô lý tưởng được đánh giá dựa trên các công trình là từ 6 đến 8 giờ.
Nghiệm thu bề mặt công trình sau khi thi công sơn chống thấm nhà vệ sinh. Nhằm mục đích kiểm tra độ hiệu quả ứng dụng thực tế của sản phẩm sơn chống thấm. Đánh giá độ hoàn hoàn thiện và tính thẩm mỹ của lớp sơn trên bề mặt tường, trần hoặc sàn,... Đảm bảo không tồn đọng các tạp chất, khuyết tật như vết rạn nứt, rỗ khí trên lớp sơn. Đồng thời, đảm bảo các bề mặt được thi công sơn đã khô ráo hoàn toàn và có thể sử dụng được.
Kinh nghiệm để thực hiện bước này đơn giản nhất là nghiệm thu bằng mắt thường, dùng tay cảm nhận. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng hiệu quả đối với những người đã có kinh nghiệm lâu năm. Bạn có thể nhờ thợ sơn chuyên nghiệp thực hiện bước nghiệm thu. Hoặc nhờ sự hỗ trợ từ các công cụ chuyên dụng để đo độ ẩm, độ mịn,...
Nghiệm thu sau khi thi công
Trên đây là những kinh nghiệm khi thi công sơn chống thấm nhà vệ sinh. Các bạn hãy áp dụng ngay vào quy trình thi công của mình nhé! Nếu thông tin này hữu ích đối với bạn, đừng quên đánh giá 5 sao và chia sẻ cho mọi người.
Sau thời gian mong chờ, hành trình nghỉ dưỡng đẳng cấp dành cho những khách hàng xuất sắc nhất của Sơn JYMEC đã chính thức khởi động! Đây là dịp đặc biệt để chúng tôi tri ân những đối tác, đại lý đã đồng hành và góp phần tạo nên thành công của JYMEC trong […]
Trong bối cảnh nhu cầu về sơn trang trí ngày càng cao, người tiêu dùng không chỉ tìm kiếm một sản phẩm có màu sắc đẹp mà còn mong muốn những tính năng vượt trội như độ bền cao, khả năng chống phai màu, chống bám bẩn, dễ lau chùi và an toàn cho sức […]
Không ngừng tìm kiếm những ứng viên tài năng, Công ty Sơn JYMEC chính thức mở đợt tuyển dụng nhân viên kinh doanh trên toàn quốc. Mô tả công việc - Giới thiệu, tư vấn các sản phẩm Sơn mang thương hiệu JYMEC. - Tìm kiếm khách hàng mới, phát triển thị trường. - Chăm […]
Bạn đang tìm kiếm giải pháp sơn kim loại tốt nhất? Vậy làm thế nào để lựa chọn được sản phẩm tối ưu, đáp ứng mọi yêu cầu về chất lượng, độ bền và tính thẩm mỹ? Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích, giúp bạn dễ dàng tìm ra loại […]
Bạn đang khó khăn trong việc tìm kiếm giá sơn kim loại hợp lý đi kèm với đó là chất lượng cũng phải tốt? Đừng lo lắng! Chúng tôi đã tổng hợp bảng giá sơn kim loại mới nhất từ các nhà cung cấp hàng đầu, giúp bạn tiết kiệm thời gian và dễ dàng […]