Hướng dẫn tự sơn nhà đơn giản, bền đẹp

1. Tự sơn nhà cần chuẩn bị và lập kế hoạch cụ thể

Sơn nhà là công đoạn vô cùng quan trọng và cần thiết. Trên thực tế, có rất nhiều gia chủ với kiến thức và kinh nghiệm vốn có. Họ có thể tự thi công sơn nhà mà không cần đến thợ thi công sơn. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng công trình được thực hiện đạt hiệu quả tối ưu. Việc chuẩn bị và lập kế hoạch giúp việc tự sơn nhà trở nên dễ dàng, nhanh chóng và thành công.

Cần lập kế hoạch cụ thể khi tự sơn nhà
Cần lập kế hoạch cụ thể khi tự sơn nhà

1.1 Lập kế hoạch sơn nhà dựa vào nhu cầu sử dụng

Gia chủ nên đưa ra quyết định sơn nhà dựa vào nhu cầu, mục đích sử dụng của mình. Đối với nhà mới, chắc chắn phải sơn mới hoàn toàn. Đối với nhà cũ, gia chủ nên  căn cứ những trường hợp sau, quyết định có nên sơn lại nhà hay không:

  • Sơn lại nhà cũ theo định kỳ: Hầu hết, tuổi thọ sơn nhà trung bình  từ 7-8 năm. SAu khoảng thời gian này, lớp sơn chịu nhiều tác động của thời tiết, con người. Độ bền bỉ và tính thẩm mỹ của sơn dần xuống cấp, hư hại theo thời gian. Lúc này, gia chủ cần tiến hành sơn sửa, cải tạo lại lớp sơn mới. Nó nhằm bảo vệ và duy trì tính thẩm mỹ cho không gian sống.
  • Sơn lại nhà theo nhu cầu sử dụng tại một thời điểm: Ví dụ sơn nhà trước lễ tết, cưới hỏi…
  • Sơn lại nhà khắc phục các lỗi sơn hư hỏng: Một số bề mặt sơn có thể bị hư hại trong quá trình sử dụng. Lúc này, gia chủ cần cân nhắc, sơn khắc phục khuyết điểm đó.

Đối với một số gia chủ, đơn giản họ chỉ không thích màu sơn cũ . Muốn cải tạo, tân trang lại màu sơn tốt hơn cho không gian sống.

1.2 Kế hoạch chọn màu, phối màu sơn nhà

Việc lựa chọn màu sơn nhà tưởng chừng như đơn giản nhưng lại có vai trò rất lớn. Nó không chỉ quyết định tính thẩm mỹ cho toàn bộ ngôi nhà. Màu sơn còn mang yếu tố phong thủy tâm linh. Nên lựa chọn những màu sơn nhà phù hợp với phong cách, sở thích cũng như yếu tố phong thủy của gia chủ.

Gia chủ nên có kế hoạch, xác định màu sơn chủ đạo và các màu sơn kết hợp khác. Từ đó có thể lên ý tưởng, sáng tạo và trang trí cho ngôi nhà. Tránh trường hợp sau khi sơn nhà hoàn thiện, mới cảm thấy màu sơn không ưng ý. Đến lúc đó việc sơn lại màu sơn khác sẽ tốn rất nhiều thời gian, công sức cũng như chi phí thi công.

1.3 Dự toán chi phí, lượng sơn cần sử dụng

Để dự toán chi phí sơn nhà, gia chủ cần xác định sơ bộ ngân sách cho từng loại sơn, chi phí nguyên vật liệu, thi công… Những vật liệu sơn cần sử dụng như: bột bả matit, sơn lót, sơn phủ. Tùy vào nhu cầu sử dụng, gia chủ cần ước tính mỗi hệ sơn sẽ thi công từ 1-3 lớp sơn. Bên cạnh đó, chi phí sơn nội thất và sơn ngoại thất cũng có chênh lệch. Do sơn ngoại thất thường yêu cầu kỹ thuật, tính năng cao hơn.

Xác định chi phí cho các dụng cụ thi công sơn cần thiết như: cọ sơn, con lăn, bay trét…

Dự toán chi phí mua sua sơn theo tổng diện tích ngôi nhà, bề mặt cần thi công sơn.

>> Xem thêm: 5 Hãng sơn nhà cao cấp được ưa chuộng nhất hiện nay

2. Các bước tự thi công sơn nhà

Sơn nhà tưởng chừng như rất đơn giản. Tuy nhiên, khi đi vào thực hiện, nó rất phức tạp và khó khăn nếu bạn không có đủ kiến thức và kinh nghiệm sơn. Dưới đây chúng tôi hướng dẫn bạn cách tự thi công sơn đơn giản, dễ dàng nhất.

2.1 Chuẩn bị, xử lý bề mặt thi công

Để lớp sơn nhà của bạn được bền bỉ, không phai màu. Công đoạn chuẩn bị, vệ sinh bề mặt cần được thực hiện một cách tỉ mỉ, kỹ lưỡng nhất.

Việc chuẩn bị, xử lý bề mặt thi công trên tường cũ sẽ có chút khác biệt so với tường mới.

Đối với bề mặt tường mới:

  • Cần chú ý đến độ ẩm tường trên bề mặt. Độ ẩm tường không nên vượt quá 15%. Nếu độ ẩm quá cao có thể khiến cho màng sơn bị xuống cấp nhanh hơn. Gây nên hiện tượng bong tróc, phồng rộp.
  • Trong điều kiện thời tiết lý tưởng, bề mặt có thể tiến hành thi công trát sau 3 tuần. Tuy nhiên, trên thực tế, điều này cần phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết. Nếu thời tiết xảy ra mưa gió, thời gian chờ cho bề mặt ổn định có thể kéo dài hơn. Khoảng thời gian này là khoảng thời gian giúp cho bề mặt tường được ổn định. Các tạp chất nhiễm khuẩn trong gạch, hồ vữa sẽ tự phân hủy.
  • Vệ sinh lại bề mặt bằng giấy ráp mịn. Nó giúp bề mặt được bằng phẳng, thi công sơn mịn màng, bám dính tốt hơn.

Đối với tường cũ:

  • Trước khi thi công sơn cần loại bỏ hoàn toàn rêu mốc, bụi bẩn, tạp chất dư thừa.
  • Đảm bảo bề mặt không còn tồn tại các lớp sơn cũ đã bị bong tróc.
  • Nếu bề mặt tường còn mới, có thể sử dụng thêm giấy ráp chà nhám bề mặt. Điều này giúp cho tường nhà có thể tạo chân bám tốt hơn.
  • Sau khi vệ sinh bề mặt tường, cần rửa lại bằng nước sạch.
  • Chờ cho bề mặt tường thật khô ráo, có độ ẩm tiêu chuẩn rồi mới thi công tiếp lớp sơn mới.
Cần chuẩn bị kỹ bề mặt thi công khi sơn
Cần chuẩn bị kỹ bề mặt thi công khi sơn

2.2 Thi công chống thấm

Chống thấm là công đoạn rất quan trọng khi thi công sơn nhà. Tuy nhiên, nếu bạn tự thi công, công đoạn này đòi hỏi có kinh nghiệm và hiểu biết về thấm dột. Nếu không chắc chắn, bạn có thể nhờ những người từng sơn nhà kiểm tra giúp xem nhà bạn có nguy cơ thấm dột hay không.

Đối với nhà mới, bạn hoàn toàn có thể tự sơn chống thấm trước khi thi công sơn nhà. Đối với những bề mặt nhà cũ đã bị thấm đột. Gia chủ cần tiến hành sửa chữa các khu vực bị thấm. Sau đó mới tiếp tục thi công sơn nhà.

Bạn cần quan tâm tới thi công chống thấm cho căn nhà
Bạn cần quan tâm tới thi công chống thấm cho căn nhà

2.3 Thi công bột bả

Bột bả hay còn gọi là matit. Đây là vật liệu được sử dụng nhằm tạo bề mặt bằng phẳng cho tường nhà. Nó giúp che đi những khuyết điểm lồi lõm, rạn nứt trên bề mặt tường nhà.

Gia chủ khi tự sơn nhà có thể tối ưu công đoạn thi công bột bả trét. Nếu bề mặt được bả đúng cách, bạn sẽ có thể tốn ít sơn lót và sơn phủ hơn.

Tự trộn bả với nước theo tỉ lệ 3:1. Dùng máy khuấy đều cho tới khi hỗn hợp trở nên quánh, dẻo, đồng nhất.

Tiến hành quét từ 1-2 lớp bả. Mỗi lớp bả cách nhau từ 2-4 tiếng. Sau từ 4-6 tiếng, bạn có thể tiến hành xả nhám.

Chờ 1-2 ngày cho lớp bột bả khô cứng. Sau đó vệ sinh bề mặt và tiếp tục thi công sơn.

Lưu ý: Bột bả sau khi pha trộn với nước cần thi công luôn trong khoảng 1-2 giờ. Để lâu, lớp bột bả có  thể bị khô cứng.

thi công bột bà giúp bề mặt tường hoàn thiện tốt
Thi công bột bà giúp bề mặt tường hoàn thiện tốt

2.4 Thi công sơn lót

Lớp sơn lót là lớp sơn không thể thiếu khi thi công sơn nhà. Một số gia chủ thường bỏ qua lớp sơn này nhằm tối ưu, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, trước mắt việc bỏ qua lớp sơn lót sẽ không gây ra ảnh hưởng gì lớn. Tuy nhiên, về lâu dài nó có thể làm giảm chất lượng, tính thẩm mỹ cho lớp sơn màu.

Mặt khác, nếu không sử dụng lớp sơn lót. Bề mặt tường nhà bạn có thể hút nhiều sơn phủ hơn. Trong khi giá thành sơn phủ sẽ tốn  hơn nhiều so với lớp sơn lót.

Một số gia chủ cũng thường xuyên sử dụng sơn phủ trắng thay cho sơn lót. Điều này không có tác dụng thậm chí gây tốn kém chi phí. Bởi vì sơn phủ trắng không có khả năng kháng kiềm. Nó không thể ngăn ẩm và tạo bề mặt nhẵn mịn cho sơn như sơn lót.

Khi tự sơn nhà bạn cần quan tâm tới lớp sơn lót
Khi tự sơn nhà bạn cần quan tâm tới lớp sơn lót

2.5 Thi công sơn phủ

Sơn phủ giống như lớp áo giáp bảo vệ phía ngoài cùng của ngôi nhà. Bên cạnh nhiệm vụ bảo vệ bề mặt, sơn nhà đem lại tính thẩm mỹ, giúp ngôi nhà sinh động, có sức sống hơn.

Nên thi công tối thiểu 2-3 lớp sơn phủ. Các lớp sơn cần được thi công đều, mỏng mịn.

Nên pha loãng sơn theo tỉ lệ nhất định với nước từ 5-10% . Điều này giúp cho sơn dễ thi công hơn, tăng độ phủ cho sơn.

Lưu ý thời gian khô giữa các lớp sơn cần được giãn cách. Sau khi lớp sơn đầu tiên hoàn thành. Chờ cho sơn khô hoàn toàn rồi mới tiếp tục thi công tiếp lớp sơn tiếp theo.

Thi công lớp sơn phủ hoàn thiện
Thi công lớp sơn phủ hoàn thiện

>> Xem thêm: Kinh nghiệm thi công sơn nhà đẹp nhất theo chuyên gia

3. Ưu nhược điểm khi tự thi công sơn tại nhà

3.1. Ưu điểm việc tự sơn nhà

  • Tối ưu thời gian thi công sơn linh hoạt
  • Tiết kiệm được chi phí thi công sơn
  • Có thể tự sơn lại những vị trí có diện tích nhỏ, dặm vá ít
  • Có thể tận dụng bảo quản  những dụng cụ sơn cho lần sau

3.2. Nhược điểm việc tự sơn tại nhà:

  • Tính già hóa non, một số gia chủ cứ nghĩ sẽ tiết kiệm chi phí nhưng hóa ra lại tốn kém hơn. Bởi chưa có tay nghề, kinh nghiệm sơn dẫn đến lớp sơn xấu, loang lổ, phải cạo ra sơn lại.
  • Không nắm được công thức pha màu sơn tiêu chuẩn. Pha sơn theo cảm tính khiến cho lớp sơn bị loãng, không bám dính hiệu quả.
  • Không có kinh nghiệm chính vì vậy thời gian thực hiện các công đoạn cũng lâu hơn, tốn thời gian của bản thân để làm việc khác.
Ưu nhược điểm khi tự sơn nhà
Ưu nhược điểm khi tự sơn nhà

Trên đây chúng tôi hướng dẫn bạn cách tự sơn nhà đơn giản, dễ dàng. Hy vọng những kiến thức chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho bạn. Giúp bạn thi công sơn đem lị không gian sống hoàn mỹ nhất. Đừng quên theo dõi chúng tôi để biết thêm những thông tin bổ ích khác về sơn nhà nhé!

Tags: