Chọn sơn tàu biển đúng chuẩn để đạt hiệu quả tối ưu

1. Chọn sơn tàu biển đúng cách mang lại lợi ích gì?

Đối với ngư dân, tàu biển không chỉ là phương tiện mưu sinh, mà còn là ngôi nhà thứ hai. Chính vì vậy, việc chọn sơn bảo vệ tàu thuyền cũng quan trọng không kém chọn sơn nhà ngoại thất. Chọn sơn tàu biển như thế nào là đúng chuẩn khi thị trường sơn hiện nay quá đa dạng? Bạn nên cân nhắc việc chọn sơn chuyên dụng để bảo vệ cho từng bề mặt của tàu thuyền. Chọn được loại sơn tốt sẽ giúp tăng độ bền bỉ và tăng tuổi thọ cho con tàu. Để sử dụng trong môi trường nước biển và phải tiếp xúc với điều kiện thời tiết trên biển khắc nghiệt. Một sản phẩm sơn tốt sẽ giúp cho con tàu của bạn hoạt động bền vững trong khoảng thời gian từ 10 đến 15 năm. Màng sơn chất lượng có độ bám dính tốt, chống chịu được hóa chất, hạn chế tình trạng rỉ sét, chống mài mòn cho bề mặt kim loại. Bảo vệ bề mặt công trình trong môi trường phức tạp, ngay cả trong môi trường tính axit, nồng độ kiềm, muối cao.

Lợi ích khi chọn đúng loại sơn tàu biển
Chọn đúng loại sơn tàu thuyền có lợi gì?
>> Có thể bạn quan tâm: Thi công sơn cho tàu biển vỏ gỗ đem lại hiệu quả tốt nhất

2. Cách chọn sơn tàu biển tối ưu nhất cho từng bề mặt

Để ứng dụng sơn tàu biển một cách hiệu quả và chọn loại sơn tàu biển bảo vệ tối ưu. Ngoài việc chọn đúng sản phẩm sơn chất lượng, thì bạn cần chọn sơn đúng cách cho từng bề mặt tàu biển. Hãy tham khảo nội dung mà chúng tôi gợi ý dưới đây.

2.1 Chọn sơn cho đáy tàu

Đây là khu vực luôn nằm trong môi trường ngập nước biển, chịu tác động của môi trường muối, kiềm và bị nhiều ký sinh bám dính. Do đó, chọn sơn tàu biển cho đáy tàu phải là loại sơn có độ bám dính tốt. Có khả năng chống rỉ tối đa và dùng kết hợp với sơn chống hà chuyên dụng.

Những loại sơn chống rỉ tốt cho tàu biển thường có gốc Alkyd, gốc Acrylic và loại sơn tàu biển Epoxy hai thành phần. Cả ba loại sơn này đều có đặc tính chống han gỉ, rêu nấm vượt trội, hạn chế thấm nước. Màng sơn có độ bóng cứng tối đa, đáp ứng tốt nhu cầu bảo vệ bề mặt tàu, thuyền biển.

Bên cạnh đó, ứng dụng sơn chống hà cho phần đáy tàu là việc hết sức cần thiết.

Là loại sơn hai thành phần, có gốc là nhựa Vinyl, bột Oxit đồng, kết hợp với các chất hữu cơ và phụ gia. Chọn sơn chống hà cho tàu biển nhằm tạo lớp phủ bảo vệ cho phần đáy tàu, chống ăn mòn. Công dụng chính của dòng sơn này là chống hà, chống các loại sinh vật biển hay rong rêu bám vào đáy tàu. Khiến trọng lượng tàu bị ảnh hưởng, cản trở lực trôi của tàu biển. Sơn chống hà tăng tính thẩm mỹ cho tàu biển và có khả năng bảo vệ môi trường nước biển. Với màng sơn khô nhanh, bám dính rất tốt trên bề mặt hệ sơn Epoxy, cao su clo hóa. Sơn chống hà là sản phẩm với công dụng, độ hoàn thiện hoàn hảo cho lựa chọn sơn tàu biển.

Phần đáy tàu nên sử dụng loại sơn nào
Chọn loại sơn gốc epoxy, alkyd, oxit đồng cho đáy tàu

2.2 Chọn sơn cho phần vỏ tàu

Khi chọn loại sơn cho phần vỏ tàu, ngoài những công năng cần có, cần đảm bảo yếu tố thẩm mỹ. Có thể tham khảo dòng sơn tàu biển gốc Alkyd biến tính, sản xuất dựa trên nền nhựa Alkyd biến tính, có bột sắt và kết hợp cùng chất ức chế ăn mòn kim loại. Sơn Alkyd với đặc tính khô nhanh trong điều kiện tự nhiên, kết cấu sơn có tính đàn hồi và chống rỉ vượt trội. Đây là loại sơn đáp ứng mọi nhu cầu của bạn trong việc bảo vệ công trình tàu biển.

Bên cạnh đó, dòng sơn cao su clo hóa cũng có nhiều điểm mạnh lớn khi sử dụng. Ngoài những công dụng tương tự như các dòng sơn tàu biển tốt hiện nay, sơn cao su gốc clo hóa có một vài ưu điểm vượt trội hơn. Ví dụ như độ bền cao, chống ăn mòn, chống thấm tối đa và có giá thành hợp lý. Tùy vào nhu cầu sử dụng và điều kiện chi phí thi công mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn sơn tàu biển giữa hai loại trên.

Phần vỏ tàu biển nên chọn sơn loại nào
Sơn gốc alkyd chuyên dụng cho vỏ tàu
>> Xem thêm: Cách nghiệm thu sơn tàu biển đúng chuẩn

2.3 Chọn sơn cho bề mặt ngoại thất tàu biển

Chọn sơn tàu biển phần ngoại thất, hiểu đơn giản là cách chọn sơn phủ cho bề mặt tàu. Phần này sẽ thường được nhiều người chọn dòng sơn gốc Polyurethane (PU). Đây là dòng sơn hai thành phần với công dụng chống rỉ ưu việt, độ bền cao và khả năng chịu nhiệt tốt. Sơn gốc PU được ứng dụng phủ bề mặt thân tàu, mặt boong tàu, mạn tàu, và một số khu vực nội thất. Với màng sơn có độ bóng đẹp và màu sắc đa dạng, loại sơn này được ứng dụng đa phần cho ngoại thất tàu biển. Đặc biệt là đối với khu vực cabin của tàu biển. Bởi cabin, cột khói hay đầu tàu thường sẽ được sơn màu sắc theo quy định. Nên bảng màu sơn tàu biển gốc PU đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng. Những con tàu khai thác, đánh bắt cá thường sử dụng các màu sắc như: sơn trắng cho cabin; màu nâu đỏ cho phần đáy tàu; màu nâu đen sơn phần mạn; phần mặt boong sơn màu xanh dương.

Ngoài ra, sơn dầu Alkyd biến tính hóa học cũng là sự lựa chọn tàu biển rất hợp lý. Với ưu điểm là nhanh khô, độ bền tối đa, chống mài mòn khá tốt so với những dòng sơn khác. Bạn có thể cân nhắc lựa chọn hoặc kết hợp cả hai dòng sơn kể trên.

Phần ngoại thất của tàu nên dùng loại sơn nào
Sơn dầu bóng dùng cho ngoại thất tàu thuyền
>> Xem thêm:7 hạng mục sơn định kỳ của tàu biển không nên bỏ qua

3. Một số lưu ý khi chọn sơn tàu biển

Sau khi tham khảo một số dòng sơn dành cho bề mặt tàu biển kể trên. Để tối ưu hiệu quả chống rỉ và đảm bảo công năng của sơn. Bạn nên lưu ý một số tiêu chí khi chọn sơn tàu biển:

  • Thành phần chính của sơn phải có công dụng chống rỉ, chống ăn mòn tối đa.
  • Sơn có tích hợp tính năng chống thấm, chống quá trình oxy hóa.Độ bóng và khả năng bám dính của sơn tối ưu.
  • Chất lượng màng sơn tốt, đanh và chắc.
  • Khả năng bám dính tốt giữa các lớp sơn.
  • Thời gian khô của sơn nhanh trong điều kiện tự nhiên.
  • Giá thành hợp lý.
Lưu ý khi chọn sơn tàu biển
Một số lưu ý khi chọn sơn tàu biển

Qua bài viết trên, hi vọng bạn đã nắm được cách chọn sơn tàu biển đúng quy chuẩn. Ứng dụng loại sơn phù hợp nhất cho bề mặt công trình của mình. Chúc bạn thành công!

Tags: