Thi công sơn cho tàu biển vỏ gỗ là bước quan trọng trong giai đoạn trong hoàn thiện tàu biển. Tàu biển có kết cấu gỗ thì nên sử dụng loại sơn nào để bảo vệ tốt nhất? Thi công như thế nào?
Sơn tàu biển cho kết cấu vỏ gỗ thường có gốc dầu, ứng dụng tốt trên bề mặt gỗ cả cũ và mới. Màng sơn bảo vệ tàu gỗ phải bền với độ bám dính tốt, đặc tính chống chịu thời tiết, thích hợp cho các ứng dụng nội và ngoại thất. Đặc tính chống ăn mòn cao, phù hợp để sử dụng trên thuyền gỗ và sà lan. Sơn tàu biển vỏ gỗ phải có công dụng chống chịu được sự ăn mòn của quá trình muối hóa. Quá trình thi công cũng dễ dàng thao tác với công cụ như cọ, rulo và phun.
Tàu biển kết cấu gỗ thường xuyên hoạt động trên biển, mục đích sử dụng là khai thác, đánh bắt hải sản. Do đó, tiếp xúc trực tiếp với môi trường nước biển có nồng độ muối cao, nên tàu vỏ gỗ cần được sử dụng lớp sơn bảo vệ.
Thi công sơn cho tàu biển đối với bề mặt vỏ gỗ cũng tương tự bề mặt kim loại, bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công
Làm sạch bụi bẩn, tạp chất bám trên bề mặt tàu gỗ
Đảm bảo bề mặt thi công khô ráo
Làm sạch bề mặt tàu gỗ trước khi thi công
Bước 2: Chà nhám bề mặt gỗ
Việc này rất quan trọng, nó sẽ làm tiền đề cho lớp sơn hoàn thiện bóng mượt hay và để bảo vệ tối ưu.
Tăng độ bám dính cho lớp sơn
Tăng tính thẩm mỹ bề mặt
Chà nhám mịn bề mặt tàu gỗ
Bước 3: Thi công sơn lót cho bề mặt tàu gỗ
Sơn lót có nhiệm vụ làm lớp nền, với chức năng bảo vệ lớp phủ màu và tăng độ kết dính. Sử dụng các dụng cụ chuyên dụng khi thi công sơn lót, giúp lớp sơn bám đều, mịn.
Nhằm bảo vệ chất liệu gỗ khỏi sâu đục thân biển, hay các sinh vật biển có hại khác.
Sử dụng sơn lót cho tàu biển vỏ gỗ
Bước 4: Thi công sơn phủ cho tàu biển vỏ gỗ
Đây là lớp sơn phủ tàu biển vỏ gỗ cuối, với công dụng làm đẹp và bảo vệ các nhân tố khách quan tác động xấu đến bề mặt. Ưu tiên sử dụng các loại sơn hoàn thiện gốc dầu truyền thống, bởi màng sơn dẻo dai, có tính đàn hồi.
Màu sơn sáng bóng, có độ bền thời tiết cao.
Sơn lớp phủ tàu gỗ từ 2-3 lớp sơn và có thao tác chà nhám giữa mỗi lớp sơn. Để bảo đảm sơn có độ phủ màu bền và đều đẹp nhất cho bề mặt.
Thời gian chờ sơn khô là khoảng 24 tiếng
Kết thúc quy trình thi công bằng việc chà nhám nhẹ và làm sạch tất cả bụi giữa các lớp sơn.
Thi công sơn lớp phủ cho tàu gỗ
Bước 5: Phủ thêm lớp sơn đặc biệt (nếu cần)
Tùy vào khu vực thi công của tàu thuyền gỗ, mà có hoặc không cần thực hiện thêm bước này. Ví dụ như tại các khu vực cần sự bảo vệ cao như phần đáy tàu. Đòi hỏi người chủ phải thi công thêm lớp sơn chống hà cho tàu thuyền. Khi đáy của tàu gỗ tiếp xúc trực tiếp môi trường nước biển có nồng độ muối cao. Ngoài ra, còn chịu tác động của nhiều loài sinh vật biển, rong rêu và chịu ma sát từ lực cản của nước,...
Do đó, việc phủ thêm lớp sơn đặc biệt để hoàn thiện quy trình sơn tàu biển vỏ gỗ được chuyên gia khuyến khích. Nhằm bảo vệ tối đa bề mặt con tàu, chống lại các tác động xấu đến đáy tàu trong môi trường nước biển.
Sơn tàu biển JYMEC là dòng sơn gốc Alkyd. Có công dụng chống ăn mòn, bảo vệ tốt cho mọi vật liệu, kết cấu bề mặt tàu thuyền.
Với nhiều ưu điểm vượt trội như độ bám dính cao, khả năng chống ăn mòn tuyệt đối và bảng màu phong phú đa dạng. Sơn tàu biển vỏ gỗ JYMEC đem lại hiệu quả bảo vệ tối ưu, bền bỉ, cùng tính thẩm mỹ cao cho tàu thuyền.
Sơn dầu bóng JYMEC ứng dụng cho tàu gỗ
3.2 Sơn tàu gỗ BENZO
Ứng dụng làm lớp sơn phủ linh hoạt trên bề mặt gỗ khu vực bên ngoài, lẫn bên trong tàu gỗ. Sơn tàu biển vỏ gỗ BENZO với độ bóng cao, màng sơn bền bỉ chịu với thời tiết khắc nghiệt. Tuy lớp sơn lâu khô hơn so với sơn gốc Alkyd, nhưng đem đến cho công trình bề mặt kim bóng cứng, dễ lau chùi, chống. Tăng thêm vẻ đẹp sang trọng, cao cấp và tạo lớp sơn với cảm quan sạch sẽ cho tàu biển vỏ gỗ.
Sơn BENZO dùng cho kết cấu gỗ
Trên đây là cách thi công sơn cho tàu biển vỏ gỗ mang lại hiệu quả tốt nhất. Hi vọng bạn đã tìm được sản phẩm sơn ưng ý, phù hợp nhất cho tàu, thuyền của mình.
1. Quy trình thi công sơn tàu biển Quy trình thi công sơn tàu biển đóng vai trò rất quan trọng. Thi công sơn đúng kỹ thuật sẽ làm tăng độ bám dính của lớp sơn trên bề mặt, giúp sơn được bền. Nhờ thế, khi hoạt động trên biển các loại tàu thuyền được […]
1. Sơn tàu biển JYMEC Hãng sơn tàu biển phổ biến hiện nay đầu tiên cần phải kể đến sơn tàu biển JYMEC. JYMEC là thương hiệu sơn nội địa xuất hiện sớm trên thị trường sơn phủ công nghiệp và chất chống thấm. Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, với […]
1. Sơn tàu biển là gì? Sơn tàu biển là dòng sơn được sử dụng thi công nhằm trang trí và bảo vệ tàu thuyền. Những con tàu được thi công sơn luôn đạt được tính thẩm mỹ tối ưu cũng như có độ bền trường tồn cùng thời gian. Là dòng sơn có hai […]
1. Tại sao nên sử dụng sơn tàu biển Tàu thuyền biển hoạt động trong môi trường nước biển thường xuyên, lâu dài sẽ làm cho vỏ tàu thuyền bị ăn mòn và rỉ sét. Bên cạnh đó, tàu thuyền phải chịu các điều kiện khắc nghiệt của môi trường biển. Khiến cho kết cấu […]
1. Sơn tàu biển có vai trò như thế nào trong ngư nghiệp Nước ta là quốc gia có diện tích đường bờ biển rất lớn lên đến 3260km. Bắt đầu từ Móng Cái ( Quảng Ninh) cho đến Hà Tiên (Kiên Giang). Các hoạt động tàu thuyền, du lịch biển, đánh bắt thủy hải […]
1. Màu sơn tàu biển có tầm quan trọng như thế nào? Màu sơn tàu biển không chỉ được coi là lớp mảng màu sắc trên tàu có tác dụng bảo vệ bề mặt. Màu sắc trên tàu có tầm quan trọng to lớn đối với nhiều khía cạnh trong ngành đóng tàu, kinh tế, […]
1. Top 4 hãng sơn tàu biển tốt nhất hiện nay 1.1. Sơn tàu biển Hải Phòng Sơn tàu biển Hải Phòng là một trong những hãng sơn tàu biển quen thuộc, được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Sơn tàu biển Hải Phòng có chất lượng cao, giúp bảo vệ tàu thuyền hiệu quả. […]