Tiêu chuẩn nghiệm thu sơn tàu biển

1. Tiêu chuẩn nghiệm thu sơn tàu biển

Sơn tàu biển là dòng sơn được ưa chuộng sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Sơn được ứng dụng nhiều nhất trong hàng hải, đóng tàu và công nghiệp xây dựng trên biển. Nghiệm thu là trình y kiểm tra, thẩm định và bàn giao khi dự án xây dựng chuẩn bị được đưa vào hoạt động. Việc nghiệm thu sơn tàu biển giúp chủ thầu, thợ thi công kiểm tra được chất lượng sản phẩm, công trình thi công trước khi bàn giao lại cho khách hàng. Quy trình tiêu chuẩn nghiệm thu được thực hiện theo các bước được quy định, kiểm định rõ ràng.

Tiêu chuẩn nghiệm thu sơn chống rỉ tàu biển được thực hiện theo nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8790:2011 về Sơn bảo vệ kết cấu thép - Quy trình thi công và nghiệm thu:

Tiêu chuẩn nghiệm thu sơn tàu biển
Tên chỉ tiêu Phương pháp thử
1. Ngoại quan ( Độ đồng đều, màu sắc, các khuyết tật bề mặt như bong tróc, nứt nẻ, bọt khí…? Bằng mắt thường
2. Chiều dày màng sơn khô ISO 2808
3. Độ bám dính TCVN 2097 - 1993

 

2. Chuẩn bị và lập kế hoạch nghiệm thu sơn tàu biển

Trước khi tiến hành tiêu chuẩn nghiệm thu sơn chống rỉ tàu biển. Công đoạn chuẩn bị và lập kế hoạch cho quá trình nghiệm thu là một việc quan trọng để đảm bảo việc thi công. Nó giúp công đoạn nghiệm thu được diễn ra một cách hiệu quả và nhanh chóng.

  • Trước hết, cần lập kế hoạch xác định rõ yêu cầu kỹ thuật  cho lớp sơn chống rỉ trên bề mặt cần được nghiệm thi công. Nó bao gồm các yếu tố như: độ dày lớp sơn, loại sơn, số lớp sơn tiêu chuẩn cần thi công.…
  • Xác định lịch trình thi công nghiệm thu tiêu chuẩn. Bao gồm thời gian bắt đầu, thời gian hoàn thành, thời gian dự kiến bao gồm các giai đoạn thực hiện. Lên lịch trình nghiệm thu sao cho phù hợp, thuận tiện với tình trạng tàu thuyền và một số hoạt động khác trên tàu.
  • Tiến hành chuẩn bị các nguyên vật liệu và dụng cụ. Đảm bảo có đủ lượng sơn chống rỉ tàu biển cần thi công. Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết như  máy phun sơn, cọ sơn, đồ bảo hộ, thiết bị…
  • Thiết lập khu vực an toàn, đảm bảo môi trường nghiêm thu tiêu chuẩn. Điều này giúp bề mặt sơn chống rỉ tàu biển không bị tác động bởi những yếu tố khác. Đảm bảo công việc nghiệm thu diễn ra tiêu chuẩn, chính xác nhất.
  • Lên kế hoạch ghi chép và báo cáo chi tiết. Đảm bảo tất cả các hoạt động đều được thực thiện ghi chép một cách chi tiết. Tiến hành lập báo cáo cuối cùng về quá trình thi công sơn. Bao gồm tình trạng sơn, kết quả kiểm tra và độ dày của màng sơn.
Lên kế hoạch nghiệm thu sơn tàu biển
Lên kế hoạch nghiệm thu sơn tàu biển

>> Xem thêm: Mua sơn tàu biển chính hãng, uy tín ở đâu?

3. Công tác nghiệm thu

Vật liệu và thiết bị phục vụ cho việc chuẩn bị nghiệm thu sơn tàu biển cần thực hiện như:

  • Kiểm tra yếu tố liên quan đến độ nhớt của sơn chống rỉ trước khi thi công sơn. Tiến hành pha sơn theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Tiêu chuẩn này được thực hiện theo TCVN 2092:2008.
  • Nghiệm thu thiết bị cần thực hiện.
  • Tiến hành kiểm tra độ sạch sẽ, áp lực khí nén trong quá trình thi công sơn.

Nghiệm thu chất lượng thi công sơn:

  • Tiến hành kiểm tra thời gian khô của sơn. Lưu ý đến thời gian khô của sơn giữa các lớp sơn tiêu chuẩn.
  • Tiến hành kiểm tra độ dày và độ bám dính của sơn chống rỉ theo TCVN 2097:1993.

Công tác nghiệm thu thi công sơn chống rỉ tàu biển:

Thi công sơn chống rỉ tàu biển được thực hiện theo nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn cần được đánh giá giám sát chất lượng, sau đó ghi chú vào hồ sơ thi công.

  • Giai đoạn thi công tại nhà máy. Giai đoạn này cần có phiếu đánh giá chất lượng sơn. Trong đó, phiếu đánh giá thể hiện đầy đủ các yếu tố như: loại sơn sử dụng, chỉ tiêu kỹ thuật sơn, thời gian và điều kiện thi công,...
  • Giai đoạn thi công tại bề mặt. Lớp sơn bao gồm lớp sơn lót, lớp sơn chống rỉ và lớp sơn phủ màu tiêu chuẩn. Tất cả các dữ liệu liên quan đến hệ thống lớp sơn đều cần được ghi lại.

Đối với các bề mặt tàu biến cũ. Nếu sơn mới lại toàn bộ thì  bề mặt được tiêu chuẩn nghiệm thu sơn chống rỉ như kết cấu của tàu biển mới.

Nếu bề mặt tàu biển tồn tại nhiều khuyết điểm cần sửa chữa. Cần ghi chép, kiểm tra nghiệm thi chất lượng sơn theo các hạng mục như:

  • Tên bộ phận cần sơn lại
  • Mức độ sạch rỉ: % diện tích
  • Loại sơn sử dụng
  • Số lớp sơn chống rỉ
  • Độ bám dính của sơn trên bề mặt tàu thuyền
  • Chiều dày tổng thể của các lớp sơn

Các kết quả kiểm tra nghiệm thu cần được ghi nhận của người giám sát, đơn vị nhà thầu, thi công và giám sát công trình.

Công tác nghiệm thu sơn tàu biển
Công tác nghiệm thu sơn tàu biển

>> Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu về sơn tàu biển - giải pháp tốt nhất cho tàu thuyền

4. An toàn lao động và bảo vệ môi trường

Tiêu chuẩn nghiệm thu sơn tàu biển yêu cầu yếu tố an toàn và bảo vệ môi trường. Tất cả mọi hoạt động ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn của con người cần được thực hiện và đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Khi tiếp xúc với hóa chất và vật liệu sơn chống rỉ tàu biển. Cần thực hiện tại những nơi thông thoáng, được thực hiện khi đảm bảo các yếu tố an toàn. Quá trình nghiệm thu sơn đòi hỏi cần trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động.

Thực hiện các biện pháp an toàn trong quá trình nghiệm thu. Khu vực thi công cần có rào chắn, biển báo, đèn tín hiệu theo quy định an toàn.

Tất cả các thợ thi công, cán bộ giám sát cần được tập huấn kỹ thuật về sơn bài bản. Có sức khỏe tốt,  không bị dị ứng với sơn và am hiểu về sơn.

Sau khi thi công, cần nghiệm thi sau thi công. Sơn thừa cần được gom lại để xử lý theo quy định tiêu chuẩn. Không xả thải trực tiếp sơn ra môi trường gây ô nhiễm nước, đất, không khí.

Cần quan tâm tới độ an toàn và bảo vệ môi trường khi sơn tàu biển
Cần quan tâm tới độ an toàn và bảo vệ môi trường khi sơn tàu biển

Bài viết trên đây chúng tôi chia sẻ cho bạn tiêu chuẩn nghiệm thu sơn chống rỉ tàu biển chi tiết, đúng chuẩn. Hy vọng nó sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và tiến hành nghiệm thu một cách chính xác, hiệu quả. Theo dõi chúng tôi ngay để biết thêm  nhiều thông tin khác về sơn tàu biển nhé!

Tags: