Màng sơn bị chảy là một lỗi khi thi công sơn chống cháy thường xuyên gặp phải. Hiện tượng chảy màng sơn khiến cho bề mặt sơn không che phủ đồng đều. Lớp sơn sau một thời gian chịu nhiều tác động, va đập có thể dẫn đến trầy xước, bong tróc. Khi xảy ra hoả hoạn, các khuyết điểm này sẽ không bảo vệ tốt bề mặt vật liệu, làm giảm tính hiệu quả của sơn. Vậy nguyên nhân xảy ra lỗi màng sơn này là do đâu?
Nguyên nhân khiến màng sơn chống cháy bị chảy có thể kể đến như:
Do qua trình pha trộn sơn không đúng tỉ lệ tiêu chuẩn. Sử dụng môi pha sơn không phù hợp, pha quá nhiều dung môi khiến sơn bị loãng.
Do thợ thi công sơn chưa có tay nghề, thi công sơn không đồng đều. Màng sơn thi công chỗ dày, chỗ mỏng khiến cho các lớp sơn bị chảy xệ, không bám dính tốt trên bề mặt thi công.
Dụng cụ phun sơn không đạt tiêu chuẩn, thiếu áp suất phun dẫn đến phun sơn không đồng đều.
Cách khắc phục:
Trước khi thi công nên sử dụng dao sủi hoặc giấy nhám chà nhám tạo chân bám cho màng sơn.
Nên thi công nhiều lớp sơn chống cháy. Các lớp sơn mỏng nhẹ, có độ bám dính chắc chắn trên bề mặt thi công.
Chờ cho lớp sơn trước khô hoàn toàn rồi mới tiến hành phun tiếp lớp sơn thứ hai.
Kiểm tra, đảm bảo các dụng cụ thi công sơn như chổi quét, con lăn, súng phun sơn đảm bảo yêu cầu.
2. Lỗi khi sơn chống cháy: Màng sơn xuất hiện lỗ chân kim, bọt khí
Các lỗ chân kim, bọt khí xuất hiện sau khi thi công sơn chống cháy là một lỗi thường gặp. Nó cho thấy lớp sơn của bạn thi công chưa đạt chuẩn. Giống như hiện tượng chảy màng sơn, các lỗ chân kim, bọt khí sẽ nhanh chóng phồng rộp và bong tróc ra khỏi bề mặt sơn. Chưa kể, các lỗ chân kim này có thể khiến bề mặt thi công hút và đọng hơi ẩm. Nó khiến cho kết cấu công trình nhanh chóng xuống cấp và tiềm ẩn nguy cơ hư hại.
Nguyên nhân:
Màng sơn xuất hiện bọt khí, lỗ châm kim chủ yếu là do hiện tượng dung môi bay hơi nhanh.
Quá trình thi công sơn màng sơn quá dày khiến cho hơi không thoát ra được tạo thành các bọt khí.
Màng sơn quá mỏng khiến dung môi bay hơi nhanh, tạo ra lỗ chân kim.
Cách khắc phục:
Sử dụng giấy nháp hoặc dao sủi làm nhẵn, bằng phẳng bề mặt. Sau đó, sử dụng lại sơn chống cháy bả kín lại các bề mặt sơn bị rỗ.
Khi pha trộn sơn cần khuấy đều, tuy nhiên không nên khuấy quá mạnh sẽ khiến sơn nổi bọt.
Lỗi màng sơn bị nổi bọt khí khi thi công sơn chống cháy
Màng sơn bị nhăn là hiện tượng phổ biến không chỉ gặp khi thi công sơn chống cháy. Trên thực tế, hầu hết các loại sơn nước đều gặp tình trạng này.
Nguyên nhân màng sơn bị nhăn:
Nguyên nhân chủ yếu khiến màng sơn bị nhăn là lớp sơn lót.
Lớp sơn lót thi công kém chất lượng hoặc có độ dày chưa đạt tiêu chuẩn. Điều này khiến cho lớp sơn lót thành sơn dung môi hoà tan lớp sơn phủ chống cháy.
Sau khi thi công tiếp xúc, màng sơn bị dung môi làm nóng sẽ dẫn đến việc màng sơn bị nhăn.
Cách khắc phục:
Sử dụng giấy nhám chà chám bằng phẳng bề mặt thi công.
Sử dụng sơn chống cháy bả kín lại phần sơn bị nhăn đã chà nhám đó.
Phun một lớp sơn chống cháy mỏng nhẹ, sau đó làm sạch bề mặt, chờ khô và tiếp tục phun thêm 1-2 lớp sơn chống cháy tiếp theo.
Lỗi khi thi công sơn chống cháy bị nhăn
4. Bề mặt sơn da cam
Hiện tượng bề mặt sơn bị da cam có thể dễ dàng nhận biết và quan sát bằng mắt thường. Biểu hiện bề mặt màng sơn chống cháy với những mảng sơn gồ ghề như vỏ cam, không mịn màng. Bên cạnh đó, lớp sơn phủ không đều màu, kém sắc.
Nguyên nhân bề mặt sơn chống cháy bị nhăn da cam:
Thi công sơn phủ bề mặt không đạt tiêu chuẩn.
Độ che phủ của sơn không đồng đều.
Loại dung môi pha sơn sử dụng không phù hợp, dễ bay hơi.
Thi công với súng phun không thích hợp.
Vật liệu sơn chống cháy kém chất lượng.
Cách khắc phục:
Nên vệ sinh sạch sẽ bề mặt trước khi thi công sơn. Xử lý các khuyết điểm lồi lõm trên bề mặt
Thi công phun sơn theo đúng quy trình, kỹ thuật.
Sử dụng dung môi pha sơn theo đúng hướng dẫn sơn.
Lựa chọn vật liệu sơn chính hãng, uy tín, chất lượng.
Hiện tượng bề mặt sơn chống cháy bị da cam
5. Màng sơn bị nứt chân chim
Có lẽ đây là hiện tượng không mấy xa lạ đối với các bề mặt sơn hiện nay. Có nhiều nguyên nhân khiến cho màng sơn xuất hiện các vết nứt chân chim. Chủ yếu màng sơn bị nứt do tác động của các yếu tố thời tiết và quá trình thi công còn thiếu sót.
Nguyên nhân:
Bề mặt thi công không được vệ sinh sạch sẽ, còn bám bụi bẩn, dầu mỡ.
Màng sơn tiếp xúc và chịu ảnh hưởng bởi tia UV.
Thi công phun sơn chống cháy quá xa bề mặt, không đạt tiêu chuẩn chất lượng phun sơn.
Sử dụng máy móc thi công không phù hợp ( Sử dụng chổi quét sơn cho bề mặt thi công lớn).
Tỉ lệ dung môi pha sơn quá nhiều, màng sơn không đồng nhất. Sau khi khô, màng sơn bắt đầu trở nên cứng và bị rạn nứt.
Cách khắc phục:
Nếu bề mặt sơn mới bắt đầu rạn nứt, chưa bong tróc, có thể sử dụng sơn chống cháy ba lại bề mặt các vết nứt.
Nếu vết nứt dẫn đến bong tróc, hư hại lớn cho bề mặt vật liệu. Tốt nhất nên cạo sạch lớp sơn dã bong tróc, thi công lại lớp sơn phủ chống cháy mới.
Lỗi màng sơn chống cháy bị rạn nứt chân chim
6. Mẹo thi công sơn chống cháy bền đẹp
Bạn muốn lớp sơn chống cháy đạt hiệu quả bảo vệ tốt nhất cho công trình? Muốn màng sơn bền màu và phẳng mịn để đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian? Hãy tham khảo một vài mẹo hữu ích mà chúng tôi gợi ý dưới đây.
Vệ sinh bề mặt kỹ trước khi thi công là bước có vai trò quyết định đến tính thẩm mỹ bề mặt. Nên dùng máy phun cát làm sạch chuyên dụng để bước làm sạch nhanh chóng, hiệu quả hơn. Kết hợp với máy mài hay giấy chà nhám để tăng mác, tăng bám dính cho bề mặt công trình.
Dùng sản phẩm sơn phù hợp và có chất lượng tốt sẽ giúp công dụng chống cháy bền lâu. Kết cấu sơn có độ đanh dẻo, đàn hồi tốt trong điều kiện môi trường nhiệt độ cao. Duy trì cho lớp sơn chống cháy giãn nở linh hoạt, tính trương phồng hoạt động hiệu quả. Từ đó, giữ cho kết cấu công trình không bị ảnh hưởng, chống cháy, chống ăn mòn tối ưu.
Sử dụng công cụ thi công thích hợp, dùng súng phun sơn cho các bề mặt phẳng, diện tích lớn. Dùng cọ quét sơn phủ đều cho những hạng mục mà súng phun sơn khó đều và kỹ.
Với những mẹo trên, bạn có thể áp dụng cho việc thi công sơn chống cháy công trình của mình. Sẽ giúp cho hiệu quả kháng chịu nhiệt độ đạt mức tối đa và bền vững theo thời gian.
Mẹo giúp sơn chống cháy bền đẹp
Trên đây là tất cả những lỗi phổ biến thường gặp khi thi công sơn chống cháy và cách khắc phục. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn tìm hiểu, rút kinh nghiệm thi công đem lại bề mặt sơn đạt chuẩn nhất cho công trình của mình. Đừng quên theo dõi chúng tôi để biết thêm những thông tin bổ ích khác về sơn nhé!
Sau thời gian mong chờ, hành trình nghỉ dưỡng đẳng cấp dành cho những khách hàng xuất sắc nhất của Sơn JYMEC đã chính thức khởi động! Đây là dịp đặc biệt để chúng tôi tri ân những đối tác, đại lý đã đồng hành và góp phần tạo nên thành công của JYMEC trong […]
Trong bối cảnh nhu cầu về sơn trang trí ngày càng cao, người tiêu dùng không chỉ tìm kiếm một sản phẩm có màu sắc đẹp mà còn mong muốn những tính năng vượt trội như độ bền cao, khả năng chống phai màu, chống bám bẩn, dễ lau chùi và an toàn cho sức […]
Không ngừng tìm kiếm những ứng viên tài năng, Công ty Sơn JYMEC chính thức mở đợt tuyển dụng nhân viên kinh doanh trên toàn quốc. Mô tả công việc - Giới thiệu, tư vấn các sản phẩm Sơn mang thương hiệu JYMEC. - Tìm kiếm khách hàng mới, phát triển thị trường. - Chăm […]
Bạn đang tìm kiếm giải pháp sơn kim loại tốt nhất? Vậy làm thế nào để lựa chọn được sản phẩm tối ưu, đáp ứng mọi yêu cầu về chất lượng, độ bền và tính thẩm mỹ? Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích, giúp bạn dễ dàng tìm ra loại […]
Bạn đang khó khăn trong việc tìm kiếm giá sơn kim loại hợp lý đi kèm với đó là chất lượng cũng phải tốt? Đừng lo lắng! Chúng tôi đã tổng hợp bảng giá sơn kim loại mới nhất từ các nhà cung cấp hàng đầu, giúp bạn tiết kiệm thời gian và dễ dàng […]