Sơn chống cháy và sơn chịu nhiệt khác nhau như thế nào?

1. Khái niệm

Sơn chống cháy và sơn chịu nhiệt có đặc điểm gì? Hai dòng sản phẩm này có gì giống và khác nhau?

1.1 Sơn chống cháy là gì?

Sơn chống cháy là sản phẩm sơn có khả năng chống được sự lan rộng của ngọn lửa trên bề mặt vật liệu. Trong quá trình lan toả, sơn chống cháy trên vật liệu phát ra khí trơ. Loại khí này có tác  dụng làm chậm và ngăn lại sự lan truyền lửa từ bề mặt này sang bề mặt khác. Các thành phần trương phồng có trong sơn khi gặp lửa sẽ trương phồng lên. Nó tạo thành lớp xốp có độ dày gấp 40-70 lần so với ban đầu. Từ đó hạn chế sự tiếp xúc của lửa với bề mặt.

Sơn chống cháy
Sơn chống cháy
>> Xem thêm: Các lỗi khi sơn chống cháy và cách khắc phục hiệu quả

1.2 Sơn chịu nhiệt là gì?

Sơn chịu nhiệt là dòng sơn có khả năng đặc biệt, chịu được nhiệt độ cao lên đến 1000 độ C. Sơn có thể chống lại các yếu tố như nhiệt độ, lửa, khói,...Với khả năng chịu được nhiệt độ cao trong thời gian dài, tuy nhiên, sơn lại không thể ngăn cản bắt lửa đối với các vật liệu như gỗ. Sản phẩm sơn này cũng không được thiết kế để dập lửa. Nó chỉ được sử dụng nhằm giảm cơ hội cháy và giúp hạn chế tốc độ cháy trong khoảng thời gian dài.

Sơn chịu nhiệt
Sơn chịu nhiệt

2. Ứng dụng của sơn chống cháy và sơn chịu nhiệt

Về cơ bản, sơn chống cháy và sơn chịu nhiệt, cả hai loại sơn này đều được sử dụng nhằm mục đích bảo vệ, hạn chế tối đa các thiệt hại về cháy nổ trong các vụ hoả hoạn. Tuy nhiên, về bản chất,cơ chế hoạt động cũng như cấu tạo của hai loại sơn có sự khác nhau. Chính vì vậy, hai sản phẩm sơn cũng được ứng dụng trên nhiều bề mặt, mục đích khác nhau:

Ứng dụng của sơn chống cháy và sơn chịu nhiệt

Sơn chống cháy

Sơn chịu nhiệt

Sơn thường được ứng dụng vào một số công trình thi công nhà dân dụng và công trình nhà xưởng công nghiệp cụ thể như:

  • Chống cháy cho kết cấu sắt thép
  • Chống cháy vách ngăn
  • Chống cháy cho tường nhà
  • Chống cháy cho mái tôn
  • Chống cháy sàn
Sơn được ứng dụng chủ yếu cho các thiết bị, máy móc như:

  • Nồi hơi: Các loại nồi hơi có nhiệt độ cao, dùng để làm nóng nước hoặc các chất lỏng khác nhau để tạo ra nhiệt và hơi nước.
  • Lò sưởi: Sơn giúp vật liệu chịu được nhiệt độ sưởi cao trong thời gian dài.
  • Bếp nướng: Bếp nướng là thiết bị thường xuyên tiếp xúc với lửa và than khói.
  • Ống khói: Giúp ống khói bền, chịu được nhiệt độ cao và lâu dài
  • Hệ thống truyền và xả ở xe: Vị trí này sẽ thường xuyên bị hao mòn dẫn đến suy giảm khả năng hoạt động của xe.

>> Có thể bạn quan tâm: Các giải pháp chống cháy hiệu quả cho công trình

3. Sơn chống cháy và sơn chịu nhiệt khác nhau như thế nào?

3.1 Về cơ chế hoạt động của 2 loại sơn

Sơn chống cháy: 

Hoạt động với cơ chế tạo ra lớp chắn bảo vệ trước bề mặt sơn khi bề mặt tiếp xúc với ngọn lửa. Khi xảy ra hoả hoạn, ngọn lửa bén vào các vật liệu khiến cháy nhanh hơn. Khi nhiệt độ tăng cao, các chất xúc tác có trong thành phần sơn phản ứng với nhiệt độ tạo nên chất Axit Photphoric. Nhiệt độ càng tăng, sơn lần lượt phát ra các loại khí giúp hạn chế bắt lửa, bề mặt sơn phồng rộp lên dưới dạng tổ ong. Lớp tổ ong này giúp cách nhiệt và hạn chế tiếp xúc trực tiếp vật liệu với ngọn lửa. Màng sơn cũng giúp cho bề mặt vật liệu giảm nhiệt độ, giúp kéo dài thời gian khắc phục hỏa hoạn.

Cơ chế chống cháy của sơn
Cơ chế chống cháy của sơn

Sơn chịu nhiệt: 

Hoạt động với lớp sơn bảo vệ chịu nhiệt trên bề mặt vật liệu. Lớp sơn này có khả năng chịu được nhiệt độ cao trong thời gian khá lâu. Màng sơn giúp ngăn ngừa sự truyền nhiệt và bề mặt sơn. Vật liệu sơn chịu nhiệt có thể hạn chế tố đa tình trạng biến dạng hoặc bị phân huỷ trong môi trường có nhiệt độ cao.

Sơn chịu nhiệt độ cao cho vật liệu trong thời gian dài
Sơn chịu nhiệt độ cao cho vật liệu trong thời gian dài

3.2 Chất lượng và độ bền của 2 loại sơn

Sơn chống cháy: Chất lượng và độ bền bỉ của sơn được đánh giá dựa trên khả năng chống cháy và thời gian chống cháy. Dựa vào nhu cầu và thực trạng các công trình thi công. Có nhiều dòng sản phảm khác nhau được quy định với thời gian chống cháy khác nhau như: sơn chống cháy 90 phút, 120 phút…

Sơn chịu nhiệt: Dòng sơn giúp chống chịu nhiệt thường có độ bền bỉ cao và khả năng chống oxy hoá cực tốt. Sơn giúp mang lại tính ổn định cho màu sắc của vật liệu trong môi trường có nhiệt độ cao. Tuy nhiên, khi xảy ra cháy nổ, sơn không thể đảm bảo độ bền bỉ nguyên vẹn cho vật liệu

3.3 Các tiêu chuẩn và yêu cầu chất lượng

Tại Việt Nam, các tiêu chuẩn quy định về sơn chống chá và sơn chịu nhiệt được ban hành và yêu cần tuân thủ nghiêm ngặt. Một số tuêu chuẩn quan  trọng có thể kể đến như:

Tiêu chuẩn về sơn chống cháy:

  • TCVN 7097:2002: Sơn chống cháy - Định mức cháy - Phương pháp xác định.
  • TCVN 6765:2001: Sơn chống cháy - Yêu cầu an toàn cháy.
  • TCVN 8394:2010: Sơn chống cháy - Phương pháp xác định bề mặt lót trước chống cháy.

Tiêu chuẩn về sơn chịu nhiệt:

  • TCVN 5009:2016: Sơn chịu nhiệt - Phương pháp xác định nhiệt độ chịu được.
  • TCVN 5010:2016: Sơn chịu nhiệt - Phương pháp xác định độ bền màu sau khi nhiệt hóa.
  • TCVN 5011:2016: Sơn chịu nhiệt - Phương pháp xác định độ bền sau khi chịu nhiệt.

Những tiêu chuẩn này được ban hành và áp dụng tại Việt Nam do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCVN) Việt Nam. Các tiêu chuẩn cũng quy định cụ thể về phương pháp điều tra, đánh giá và các yêu cầu kỹ thuật liên quan đến sơn chống cháy và sơn chịu nhiệt. Điều này nhằm đảm bảo các tính chất cũng như tính áp dụng của vật liệu sơn tại thị trường Việt Nam.

Bên cạnh đó, các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế như ASTM, ISO … khác cũng được các tổ chức, hiệu hội hoặc những cơ quan liên quan đưa ra trong các ngành công nghiệp cụ thể.

Tiêu chuẩn thi công sơn
Tiêu chuẩn thi công sơn

4. Các yếu tố cần xem xét khi chọn sơn chống cháy vá sơn chịu nhiệt

Như đã chứng minh, hai vật liệu sơn chống cháy và chịu nhiệt có nhiều sự khác nhau cơ bản. Để lựa chọn được sản phẩm sơn phù hợp, tốt nhất cho công trình thi công.

Một số các yếu tố quan trọng cần xem xét góp phần đảm bảo an toàn, hiệu quả:

  • Mục đích sử dụng: Sơn chịu nhiệt là dòng sơn thích hợp sử dụng cho những bề mặt vật liệu chịu nhiệt độ cao. Trong khi sơn chống cháy lại được các công trình thi công lựa chọn giúp ngăn chặn cháy nổ, giảm thiểu sự lan truyền của lửa dẫn đến các thiệt hại về con người và tài sản. Người dùng cần đặc biệt chú ý mục đích và nhu cầu thi công của mình để lựa chọn hai vật liệu sơn này.
  • Đặc điểm kỹ thuật: Nên kiểm tra kỹ càng các đặc điểm kỹ thuật của hai loại sơn. Điều này giúp người dùng có thể đảm bảo rằng sơn giúp đáp ứng đầy đủ yêu cầu ứng dụng thi công như: độ bền, chống oxi hoá, tuổi thọ…
  • Bề mặt, môi trường hoạt động: Đối với những bề mặt thi công trong môi trường có nhiệt độ cao, sơn chịu nhiệt là lựa chọn tốt nhất. Đối với những môi trường có nguy cơ cháy nổ, nhiều vật liệu dễ cháy, tốt nhấn chọn sơn chống cháy giúp hạn chế ít nhất những rủi ro.
Nên lựa chọn sơn chống cháy hay chịu nhiệt?
Nên lựa chọn sơn chống cháy hay chịu nhiệt?

Bài viết  trên đây đã cho thấy sự khác nhau giữa sơn chống cháy và sơn chịu nhiệt. Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn nhiều thôgn tin hữu ích. Đừng quên để lại ý kiến của mình phía dưới phần bình luận nhé!

Tags: