Quy trình thi công sơn nhũ đúng chuẩn

1. Quy trình thi công sơn nhũ đúng chuẩn

Sơn nhũ JYMEC có tính ứng dụng cao, được sử dụng phổ biến trong trang trí các công trình sơn nhũ nội và ngoại thất. Để đem lại hiệu quả thẩm mỹ và độ bền cho các công trình thi công sơn nhũ, bạn có thể tham khảo quy trình thi công sơn nhũ đúng chuẩn sau:

1.1. Bước 1: Chuẩn trước khi thi công sơn nhũ

Vệ sinh bề mặt trước khi thi công sơn nhũ:

  • Bề mặt thi công sơn nhũ ảnh hưởng đến chất độ bền và tính thẩm mỹ của công trình thi công. Do đó, bạn cần làm sạch bề mặt thi công sơn cẩn thận.
  • Trước khi sơn, bề mặt cần được làm sạch hoàn toàn khỏi bụi bẩn, dầu mỡ, rêu mốc hay các tạp chất khác.
  • Nếu bề mặt bị vết nứt hoặc không đều, cần tiến hành làm phẳng và sửa chữa trước khi sơn.
  • Đảm bảo bề mặt được khô ráo, không bị ẩm ướt khi thi công.

Chuẩn bị sơn nhũ:

  • Lựa chọn các sản phẩm sơn nhũ có màu sắc hài hòa với kiến trúc, tổng thể của công trình thi công. Khi pha sơn nhũ, bạn nên thực hiện theo các hướng dẫn của nhà sản xuất. Đảm bảo sơn được trộn đều và không bị vón cục để đem lại hiệu quả tốt nhất.
  • Sử dụng các loại sơn nhũ chất lượng cao đến từ các thương hiệu uy tín. Để đảm bảo hiệu quả thẩm mỹ và độ bền theo thời gian của công trình. Bạn có thể sử dụng sơn nhũ đến từ các thương hiệu uy tín như: Sơn nhũ JYMEC, sơn nhũ Kova, sơn nhũ Toa,....

Chuẩn bị dụng cụ và thiết bị thi công sơn nhũ: 

Khi thi công sơn nhũ, bạn có thể sử dụng cọ, lăn sơn, hoặc máy phun sơn. Tùy thuộc vào diện tích và không gian thi công sơn nhũ để lựa chọn dụng cụ sơn phù hợp để đạt hiệu quả tốt nhất.

Chuẩn bị trước khi thi công sơn nhũ
Chuẩn bị trước khi thi công sơn nhũ

1.2. Bước 2: Thi công Matit làm phẳng tường

Sau khi làm sạch bề mặt, bạn nên tiến hành thi công 2 lớp Matit để làm phẳng bề mặt sơn nhũ. Lớp Matit sẽ giúp che lấp các vết nứt giúp cho bề mặt thi công được mịn đẹp và bám sơn tốt hơn. Thời gian thi công 2 lớp Matit nên cách nhau từ 3 - 4 tiếng.

Khi lớp Matit khô nên tiến hành hành chà nhám để cho thường thật phẳng và mịn. Nếu bề mặt không phẳng, lớp sơn nhũ sẽ không được đẹp, làm giảm tính thẩm mỹ của công trình.

Sau khi chà nhám, bạn nên làm sạch bụi bẩn bám trên bề mặt, để cho tường khô ráo và sạch sẽ trước khi tiến hành các bước tiếp theo.

Thi công matit làm phẳng tường
Thi công matit làm phẳng tường

1.3. Bước 3: Thi công sơn lót

Trước khi tiến hành thi công sơn nhũ, bạn nên thi công sơn lót để tăng độ bám dính và tính thẩm mỹ cho lớp sơn nhũ. Nên sử dụng các loại sơn lót kháng kiềm, chống ẩm mốc tốt để bảo vệ bề mặt khỏi ẩm mốc và tăng tuổi thọ cho công trình. Ngoài ra, khi thi công lớp sơn lót còn giúp hạn chế thấm hút của bề mặt khi thi công sơn nhũ, giúp tiết kiệm lượng sơn nhũ cần thi công.

Nên tiến hành thi công ít nhất 2 lớp sơn lót để đạt hiệu quả tốt nhất. Khi thi công nên chờ lớp sơn thứ 1 khô sau đó mới tiến hành các lớp sơn tiếp theo. Sau khi thi công sơn lót nên để bề mặt được khô thoáng trước khi tiến hành sơn nhũ.

Thi công sơn lót
Thi công sơn lót

1.4. Bước 4: Thi công sơn nhũ

Khi thi công sơn nhũ, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Bắt đầu từ một góc của bề mặt, sử dụng cọ sơn hoặc lăn sơn để thi công lớp sơn nhũ. Sơn đều tay và mỏng để tránh tạo vết chảy sơn.
  • Nếu sử dụng máy phun sơn, thiết lập áp suất và góc phun thích hợp cho loại sơn nhũ bạn đang sử dụng. Lưu ý rằng việc sử dụng máy phun sơn có thể yêu cầu kỹ thuật và kinh nghiệm.
  • Thi công từ 2 -3 lớp sơn nhũ để đem lại hiệu quả tốt nhất. Mỗi lớp sơn nên cách nhau từ 3 - 4 tiếng để lớp sơn khô.
Thi công sơn nhũ
Thi công sơn nhũ

1.5. Bước 5: Thi công lớp phủ bóng

Sau khi lớp sơn nhũ khô, bạn nên thi công thêm một lớp sơn phủ bóng. Lớp sơn này sẽ giúp cho bề mặt thi công sơn nhũ được bóng mịn, tăng vẻ đẹp cho công trình thi công. Đồng thời lớp sơn này làm tăng độ bền cho lớp sơn nhũ, giúp cho lớp sơn nhũ được bền đẹp được các tác động của môi trường và thời tiết.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm sơn bóng chất lượng, bạn có thể tham khảo một số sản phẩm sơn bóng như: Sơn Clear phủ bóng JYMEC,....

Thi công lớp phủ bóng bảo vệ lớp sơn nhũ
Thi công lớp phủ bóng bảo vệ lớp sơn nhũ
>> Xem thêm: Báo giá sơn nhũ JYMEC mới nhất 2023

2. Lưu ý khi thi công sơn nhũ

Để đảm bảo hiệu quả sau khi thi công sơn nhũ được như mong đợi, bạn nên chú ý một số lưu ý sau:

  • Trước khi thi công sơn cần vệ sinh bề mặt sạch sẽ và làm phẳng bề mặt. Vì nếu bề mặt lởm chởm hay dính bụi bẩn, …. Sẽ làm giảm độ bám dính của lớp màng sơn và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.
  • Khi thi công sơn nhũ nên sử dụng súng phun để tạo lớp màng sơn bóng đẹp. Hạn chế sử dụng rulo hoặc chổi cọ vì sẽ làm giảm độ bóng, sáng của màng sơn.
  • Thi công phun sơn phải đều tay, nếu không lớp màng sơn sẽ có hiện tượng giống như loang màu.
  • Sau khi sơn, để bề mặt khô hoàn toàn theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tránh tiếp xúc với nước hay bất kỳ tác động nào khác trong thời gian chờ khô.
  • Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm khi thi công sơn nhũ. Bạn nên thuê các đội thi công sơn nhũ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của công trình.

Lưu ý khi thi công sơn nhũ
Lưu ý khi thi công sơn nhũ
>> Có thể bạn quan tâm: Giá thi công sơn nhũ tại Hà Nội

3. Cách tính định mức sơn nhũ cần sử dụng khi thi công

Để tính định mức sơn nhũ cần sử dụng, bạn có thể tham khảo hướng dẫn sau:

  • Trước khi tính định mức sơn nhũ cần sử dụng, bạn cần xác định được diện tích bề mặt cần thi công sơn nhũ.
  • Bước tiếp theo là xác định khả năng che phủ của sơn nhũ. Mỗi loại sơn nhũ có một khả năng che phủ khác nhau, do đó bạn nên đọc kỹ các thông tin in trên vỏ lon/ thùng sơn nhũ. Thông thường 1 kg sơn nhũ sẽ thi công 2 lớp sẽ sơn được 4 -5 m2.
  • Tính định mức sơn nhũ cần sử dụng. Bạn có thể tham khảo cách tính sau: Chia diện tích bề mặt cần sơn cho khả năng phủ của sơn nhũ để tính toán lượng sơn cần sử dụng.

Lưu ý: Nên tính thêm một lượng sơn dự phòng, khoảng 10-20%, để đảm bảo có đủ sơn cho việc sơn và sửa chữa.

Ví dụ, bạn cần thi công sơn nhũ cho căn phòng có diện tích 50m2, độ che phủ của sơn là 5m2/ kg sơn. Thì lượng sơn cần sử dụng là : 50 : 5 = 10 kg sơn. Nếu bạn tính thêm 10% sơn dự phòng thì tổng lượng sơn cần chuẩn bị là 11 kg.

Cách tính định mức sơn nhũ cần sử dụng
Cách tính định mức sơn nhũ cần sử dụng

Hy vọng những thông tin chia sẻ trong bài viết sẽ hữu ích với bạn. Giúp bạn biết được quy trình thi công sơn nhũ đúng chuẩn, những lưu ý khi thi công sơn và cách tính định mức sơn cần sử dụng.

>> Gợi ý hay: So sánh sơn nhũ JYMEC với các hãng khác trên thị trường

Tags: