Kinh nghiệm thi công sơn sắt bạn cần biết

1. Thi công sơn sắt trong điều kiện thích hợp

Với những công trình nhà xưởng hay khu công nghiệp ngày nay, kết cấu đa phần là sắt thép. Bởi cấu kiện kim loại sắt thép có độ bền cao, vững chắc và tuổi thọ sử dụng lâu dài. Chủ đầu tư luôn ưu tiên lựa chọn các dạng vật liệu kim loại để xây dựng công trình.

Để bảo vệ cho kết cấu khu xưởng sản xuất, nhà thép luôn bền vững, sơn sắt chống rỉ là giải pháp tối ưu nhất. Khi thi công sơn sắt, bạn nên lưu ý một vài kinh nghiệm để đạt được hiệu quả thi công tối đa.

Đầu tiên, cần quan tâm đến điều kiện thi công. Bao gồm các yếu tố khách quan trong quá trình thi công như nhiệt độ, độ ẩm môi trường. Theo “TCVN 8790:2011 - Sơn bảo vệ kết cấu thép - Quy trình thi công và nghiệm thu”. Các điều kiện thi công sơn sắt được nêu rõ như sau:

  • Thời tiết khô ráo, nhiệt độ ngoài trời không nên quá 35 độ C, độ ẩm không quá 85%.
  • Không sơn khi thời tiết sắp có mưa hoặc mưa đã hết nhưng không khí còn ẩm ướt.
  • Không sơn khi có gió mạnh.

Ba điều kiện trên là quy định về các điều kiện khách quan cần đảm bảo khi tiến hành sơn sắt. Ngoài ra, trong nội dung văn bản TCVN 8790:2011 có nêu thêm về các điều kiện chủ quan. Chúng tôi sẽ phân tích dưới đây, bạn hãy tiếp tục theo dõi nhé!

Điều kiện thi công sơn sắt thích hợp
Điều kiện thi công sơn sắt thích hợp
>> Xem thêm: Sơn sắt mạ kẽm – Giải pháp bảo vệ tối ưu cho công trình

2. Đảm bảo khâu vệ sinh bề mặt

Bước vệ sinh bề mặt thi công là bước vô cùng quan trọng trong quy trình sơn cho kết cấu sắt thép. Từ lời khuyên của các chuyên gia ngành sơn, chúng tôi đúc kết được kinh nghiệm vệ sinh bề mặt như sau:

  • Đối với bề mặt cũ cần sơn lại: Bạn phải loại bỏ sạch sẽ lớp sơn cũ, lớp rỉ sét,... Ứng dụng các công cụ chuyên dụng để cạo, mài nhẵn bề mặt cùng với các hóa chất tẩy rửa. Bởi những vết ố, mảng bám khó làm sạch sẽ cần dùng xăng hoặc axit loãng để làm sạch. Đảm bảo bề mặt sắt, thép sạch sẽ, không còn tình trạng phồng rộp hay tồn đọng tạp chất.
  • Đối với bề mặt sơn mới: Dùng súng phun cát, phun bi để làm sạch bề mặt nhanh chóng. Với những bề mặt có tiết diện nhỏ hay phức tạp, cần dùng giấy nhám, bàn chải sắt để tẩy rửa. Cần áp dụng thao tác chà nhám bề mặt nhằm tăng độ bám dính giữa cấu kiện công trình và sơn sắt. Dùng máy mài nhám cho tiết diện công trình lớn hoặc thao tác chà mịn thủ công với giấy nhám.

Vệ sinh sạch sẽ bề mặt trước khi thi công
Vệ sinh sạch sẽ bề mặt trước khi thi công
>> Có thể bạn quan tâm: Mua sơn sắt mạ kẽm hãng nào tốt?

3. Tuân thủ đúng quy trình thi công

Đây là điều bắt buộc người thợ thi công phải lưu ý khi thực hiện sơn sắt cho bất cứ công trình nào. Luôn phải đảm bảo theo đúng trình tự và đầy đủ các bước bao gồm:

- Bước 1: Chuẩn bị trước khi thi công

+ Chuẩn bị bề mặt thi công

+ Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết

- Bước 2: Vệ sinh bề mặt thi công

Hiện trạng bề mặt thường thấy khi thi công đó là:

+ Bề mặt cũ

+ Bề mặt mới

Mỗi bề mặt có tình trạng khác nhau, cần thực hiện bước làm sạch riêng để đạt hiệu quả nhất.

- Bước 3: Tiến hành sơn sắt

Trong bước này, có nhiều phương pháp thi công đa dạng.

+ Phun sơn

+ Quét sơn

+ Lăn sơn

Bạn nên chọn cách sơn phù hợp nhất dành cho từng bề mặt công trình khác nhau.

- Bước 4: Thi công lớp sơn phủ

Là lớp sơn cuối cùng cần thi công, có công dụng hoàn thiện và bảo vệ bề mặt tối đa.

- Bước 5: Nghiệm thu công trình sau khi thi công

Tuân thủ trình tự thi công sơn sắt
Tuân thủ trình tự thi công sơn sắt
>> Xem thêm: Giá sơn sắt các hãng trên thị trường liên tục cập nhật

4. Thực hiện nghiệm thu sau thi công

Đây là bước cuối cùng để tiến hành kiểm tra lại bề mặt sản phẩm. Nhằm xác định các lỗi tồn đọng trên bề mặt để tìm cách khắc phục cho phù hợp. Giúp sản phẩm đạt độ hoàn thiện cao, hiệu quả chống rỉ tối ưu và đảm bảo tính thẩm mỹ. Bạn nên tuân thủ đúng các bước, kiểm tra liên tục nhằm phát hiện những vấn đề xảy ra trong quá trình sơn. Các bước nghiệm thu cơ bản sau khi thi công sơn sắt đó là

  • Nghiệm thu bề mặt thi công: Độ dày, độ khô và khả năng bám dính của sơn sắt. Thực hiện bước nghiệm thu này nhằm tạo nên màng sơn sắt đạt tiêu chuẩn.
  • Nghiệm thu hiện trường thi công: Đảm bảo khô ráo, sạch sẽ, gọn gàng sau thi công. Bước nghiệm thu này nhằm mục đích tạo điều kiện môi trường hợp lý trong thời gian chờ sơn sắt đạt độ kho tiêu chuẩn. Ngoài ra, còn bảo đảm an toàn lao động khi thi công sơn sắt.
Nghiệm thu bề mặt sau khi thi công
Nghiệm thu bề mặt sau khi thi công

Tất tần tật nội dung về kinh nghiệm thi công sơn sắt đã được chúng tôi phân tích phía trên. Bạn hãy thực hiện áp dụng ngay để việc thi công sơn sắt của mình phát huy tối đa công dụng nhé. Chúc các bạn thành công!

Tags: