Vữa chống cháy hiện nay được ứng dụng như thế nào? Quy trình thi công đạt chuẩn của vật liệu vữa được tiến hành ra sao?
1.1 Khái niệm và đặc điểm
Khái niệm: Là loại vật liệu chống cháy kết cấu xi măng, dạng bột vữa khô. Thành phần chính bao gồm gốc xi măng Portland, thạch cao và kết hợp cùng các chất phụ gia. Trong xây dựng, chống cháy dạng vữa được sử dụng phổ biến cho các bề mặt công trình nhà xưởng. Với công dụng chính là bảo vệ các bề mặt kết cấu kim loại trước tác động của nhiệt độ. Các bề mặt vật liệu được phủ vữa sẽ có khả năng chịu nhiệt tối đa, hạn chế thiệt hại khi gặp hỏa hoạn. Đảm bảo an toàn cho con người và các thiết bị, máy móc, đồ đạc trong khu vực nhà xưởng, khu công nghiệp,...
Đặc điểm: Để đáp ứng được yêu cầu khắt khe trong chống hỏa hoạn, vật liệu vữa có những đặc điểm ưu việt sau:
Sức chống chịu nhiệt tốt: lên đến 1000 độ C trong thời gian tối đa 3 tiếng
Khả năng bám dính và độ phủ vượt trội
Chống chịu được tác động ngoại lực, cách âm tốt
Thành phần an toàn, không chứa hóa chất gây hại
Thi công đơn giản, dễ dàng, nhanh chóng
Chi phí hợp lý
Tổng quan về vật liệu vữa chống hỏa hoạn
1.2 Phân loại vật liệu chống cháy dạng vữa
Hiện nay trên thị trường có hai sản phẩm chống cháy dạng vữa phổ biến nhất.
Vữa Chống Cháy Thông Thường
Thành phần vữa có nguồn gốc từ các loại khoáng sản, kết hợp với xi măng và chất phụ gia. Qua quy trình phối trộn tạo thành hợp chất vữa có khả năng chống cháy đạt hiệu quả cao. Loại vữa này thường được ứng dụng phun cho các công trình sản xuất dầu khí, nhà xưởng, nhà ống,... Phủ vữa lên bề mặt công trình, bảo vệ kết cấu vật liệu bị tác động bởi nhiệt độ cao.
Ưu điểm khi sử dụng loại vữa thông thường là thi công dễ dàng, sửa chữa đơn giản. Lớp vữa sau khi phun có độ dày cứng, bền chắc, bảo vệ tối đa cho công trình.
Vữa Chống Cháy Cách Nhiệt
Là sản phẩm vữa có chất lượng tốt hơn, cao cấp hơn dòng vữa thông thường. Thành phần của loại vữa này có nguồn gốc từ các khoáng chất đặc biệt, tính chịu nhiệt cao hơn. Độ bền chắc và khả năng bám dính bề mặt của vữa cách nhiệt vượt trội hơn. Mức nhiệt tối đa mà lớp vữa có thể chịu được lên tới 1200 độ C, đảm bảo hiệu quả chống cháy tốt nhất cho công trình.
Với khả năng chống chịu nhiệt tuyệt đối, dòng vữa cách nhiệt được ứng dụng trong việc bảo vệ các công trình nhà xưởng, khu sản xuất, cơ sở hạ tầng cấu kiện kim loại,...Loại vữa này được thi công bằng cách phun trực tiếp lên bề mặt sắt thép cần chống cháy. Lớp vữa phủ có độ rắn và bề dày nhất định, tính linh hoạt cao khi tiếp xúc với nhiệt độ. Đảm bảo khả năng chống cháy hoàn hảo cho công trình, bảo vệ an toàn cho người và tài sản.
Hiện nay, phòng chống cháy nổ luôn là vấn đề bức thiết trong xã hội, đòi hỏi con người cần lưu tâm hơn nữa. Đặc biệt là đối với những khu công nghiệp sản xuất, khu nhà xưởng có kết cấu sắt thép. Việc bảo vệ công trình cần phải chú trọng, hạn chế tối đã thiệt hại khi xảy ra hỏa hoạn.
Vậy nên, ứng dụng vật liệu chống cháy dạng vữa cho các bề mặt kim loại trong khu nhà xưởng, khu công nghiệp chính là giải pháp tối ưu. Hỗn hợp kết cấu vữa giúp bảo vệ hoàn hảo cho công trình trước nhiệt độ cao. Tiến hành phun chống cháy lên bề mặt còn tiết kiệm thời gian và chi phí thi công.
Với những ưu điểm lớn đã kể trên, vữa chống cháy ứng dụng tốt cho các bề mặt công trình:
Khu vực sản xuất, kho chứa dầu khí, giàn khoan biển.
Công trình thương mại kết cấu thép.
Cơ sở hạ tầng giao thông: hầm, cầu,...
Trong xây dựng khu nhà tiền chế với kết cấu thép và mái tôn. Phun vữa giúp bảo vệ cho khu vực nhà xưởng và kho nhà tiền chế.
Tham khảo ngay các bước thi công chống cháy theo đúng quy chuẩn sau đây:
Quy trình thi công vữa chống cháy
Bước 1: Vệ sinh bề mặt thi công
Sử dụng các loại thiết bị làm sạch (máy phun cát, bàn chà,...) để làm sạch bề mặt thi công. Loại bỏ tất cả bụi bẩn và tạp chất còn đọng trên bề mặt sắt thép. Đảm bảo bề mặt khô ráo, sạch sẽ để đạt hiệu quả chống cháy tối ưu cho công trình.
Bước 2: Tiến hành thi công lớp chống rỉ
Lớp lót chống rỉ có công dụng tăng độ bám dính giữa lớp vữa chống cháy và bề mặt vật liệu. Hạn chế quá trình ăn mòn kim loại, bảo vệ bề mặt kết cấu sắt thép luôn bền đẹp. Ưu tiên sử dụng các công cụ thi công sơn chống rỉ chuyên dụng (súng phun, cọ, rulo) để sơn lót chống rỉ trước khi thi công chống cháy dạng vữa. Điều này giúp tạo bề mặt phẳng, mịn làm tiền đề cho lớp vữa.
Bước 3: Thi công lưới thép gia cường
Lưới thép gia cường là loại lưới thép được dập từ tấm thép sau đó kéo giãn bằng công nghệ máy móc hiện đại. Có công dụng gia cố bề mặt công trình bền bỉ, vững chắc, tăng tuổi thọ bề mặt.
Bước 4: Thi công hỗn hợp kết cấu vữa
Tiến hành thao tác phun lớp vữa lên bề mặt thi công, ưu tiên sử dụng súng phun chuyên dụng.
Tỉ lệ trộn vữa với nước là khoảng 1kg vữa + 0.8 lít nước.
Phun đều từng lớp đạt độ dày khoảng 2-3mm trên bề mặt. Thao tác lần lượt đến khi lớp vữa đạt được độ dày chuẩn theo yêu cầu chống cháy. Tùy vào điều kiện cần đáp ứng, lớp vữa chống cháy có độ dày khác nhau (12.5mm đến 50mm).
Bước 5: Thi công lớp sơn phủ màu
Nhằm tăng tính thẩm mỹ, tăng hiệu quả chống thấm, nấm mốc cho công trình.
Thời gian thi công lớp sơn phủ màu sau khi thi công lớp vữa là 24 tiếng. Đảm bảo độ khô thích hợp giữa các lớp sơn.
Bước 6: Nghiệm thu công trình
Tiến hành nghiệm thu và hoàn thiện công trình.
Qua quá trình tìm hiểu nội dung thông tin về vữa chống cháy trong bài viết trên. Hi vọng bạn đã xác định được loại vật liệu chống cháy thích hợp nhất cho công trình của mình. Chúc bạn thành công!
1. Sơn chống cháy là gì? Hoạt động như thế nào? 1.1 Khái niệm Sơn chống cháy là dòng sơn có khả năng giúp hạn chế, ngăn chặn sự bùng cháy của lửa. Các sản phẩm sơn trên thị trường hiện nay phần thường có các thành phần chính như: Acrylic, vỏ trấu, gốc Epoxy […]
Sơn chống thấm tường JYMEC là chất chống thấm được tổng hợp từ Acrylonitrile và Alkylsiloxan, chống thấm hiệu quả cho tường trong nhà cũng như tường ngoài trời gìn giữ và tôn lên vẻ đẹp ngôi nhà của bạn thách thức với thời gian.
+ Có độ bền cao.
+ Có khả năng chịu mài mòn cao,kháng kiềm lớn và đặc biệt chịu được cả nước mặn.
+ Mặt sơn nhẵn mịn
+ Hoàn toàn không chứa chì và thủy ngân nên không gây hại cho người dùng và môi trường
+ Không cháy, không độc hại
1. Quy trình thi công sơn chống cháy hiệu quả nhất Thi công sơn chống cháy như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất? Bạn cần lưu ý những gì khi thi công? Để đạt được hiệu quả tối ưu cần có đội ngũ thi công chuyên nghiệp, tay nghề cao và hiểu biết […]
1. Giải pháp chống cháy bằng các vật liệu chống cháy Giải pháp chống cháy hiệu quả được sử dụng nhiều nhất hiện nay là gì? Những phương pháp này có đặc điểm gì nổi bật? Để phòng chống cháy nổ hiệu quả, các biện pháp chống cháy cần được thực hiện ngay từ khi […]
1. Cơ chế hoạt động của sơn chống cháy Cơ chế hoạt động sơn chống cháy là gì? Sử dụng liệu có mang lại hiệu quả cao không? Dòng sản phẩm này có đặc điểm gì khác so với sơn thông thường? Sử dụng sơn giúp chống cháy cho công trình thi công, giảm thiểu […]
1. Lợi ích khi sử dụng sơn chống cháy Sử dụng sơn chống cháy mang lại rất nhiều lợi ích cho công trình. Cùng tìm hiểu một số lợi ích khi sử dụng sơn chống cháy cho công trình mà bạn không nên bỏ lỡ. - Sơn chống cháy bảo vệ kết cấu công trình: […]
1. Sơn chống cháy JYMEC - Hãng sơn phổ biến nhất hiện nay Một trong những thương hiệu sơn của người Việt nổi tiếng nhất hiện nay chính là JYMEC. Đây là hãng sơn chuyên cung cấp những sản phẩm sơn đã được nhiệt đới hóa hoàn toàn. Nên chất lượng sơn của JYMEC vô […]
1. Khái niệm sơn chống cháy và sơn chịu nhiệt Sơn chống cháy và sơn chịu nhiệt có đặc điểm gì? Hai dòng sản phẩm này có gì giống và khác nhau? 1.1 Sơn chống cháy là gì? Sơn chống cháy là sản phẩm sơn có khả năng chống được sự lan rộng của ngọn […]