Đánh giá ưu nhược điểm của sơn nhũ trong trang trí hiện nay

1. Ưu nhược điểm của sơn nhũ trong ứng dụng trang trí

Hiện nay, xu hướng sử dụng sơn nhũ trong trang trí công trình không còn quá xa lạ. Nhiều kiến trúc lựa chọn tạo điểm nhấn bằng sơn nhũ bởi yếu tố thẩm mỹ tuyệt đẹp. Vậy, so với các phương pháp trang trí khác thì ưu nhược điểm của sơn nhũ được đánh giá ra sao? Cùng tìm hiểu nội dung tiếp theo của bài viết nhé!

1.1 Sơn nhũ có ưu điểm gì?

Sơn nhũ được ưa chuộng sử dụng bởi nhiều lý do, đặc biệt là bởi những ưu điểm vượt trội.

  • Độ bền cao: Khi thi công sơn nhũ với độ dày lớp sơn đạt tiêu chuẩn. Bạn sẽ thu được bề mặt công trình được sơn nhũ đẹp mắt và bền vững.
  • Hiệu ứng trang trí tuyệt vời: Với bảng màu sơn đa dạng như nhũ vàng, nhũ bạc, nhũ đồng. Sơn nhũ đem lại hiệu ứng trang trí tuyệt đẹp cho bề mặt công trình. Ánh kim lấp lánh, sáng bóng đặc trưng của dòng sơn giúp phản xạ tốt với ánh sáng. Tạo nên không gian đẹp lung linh theo xu hướng phong cách hoàng gia.
  • Khả năng hoàn thiện bề mặt tốt: Kết cấu sơn đặc, quánh, đậm màu giúp che phủ lỗi bề mặt. Các khuyết tật màng sơn như rạn nứt, gồ ghề, rỗ khí sẽ được lấp đầy nhờ màu sơn nhũ. Đặc tính sáng bóng của dòng sơn giúp hạn chế trầy xước bề mặt vật liệu.
  • Dễ vệ sinh bụi bẩn: Độ bóng cứng của màng sơn được nhận định là ưu Việt. Hiệu quả chống bám bẩn tương đương với các loại sơn bóng, dễ lau chùi nội thất. Nên loại bỏ vết bẩn, tạp chất bám trên bề mặt rất dễ dàng và đơn giản. Giữ cho công trình sơn nhũ luôn sáng loáng, bền đẹp.
  • Tuổi thọ sơn bền bỉ:  Nhiều loại sơn nhũ có tính năng kháng nước, chống hơi ẩm, là lớp “áo giáp” bảo vệ bề mặt. Nhờ đó mà độ bền của sơn nhũ có thời gian lên tới 5 đến 8 năm.
Sơn nhũ có ưu điểm gì?
Sơn nhũ có ưu điểm gì?

1.2 Nhược điểm của sơn nhũ?

Bất kể dòng sơn hay sản phẩm sơn nào cũng sẽ có những ưu và nhược điểm. Với sơn nhũ cũng vậy, bên cạnh những ưu điểm kể trên, sơn nhũ còn một số hạn chế như:

  • Chi phí thi công tốn kém: So với các cách trang trí khác như giấy dán tường, sơn màu thông thường. Giá sơn nhũ sẽ cao hơn, bởi hiệu quả trang trí mà nó đem lại là nét đẹp độc đáo. Nhưng sơn nhũ thường được dùng để tạo điểm nhấn cho các chi tiết của công trình. Nên lượng sơn cần sử dụng không quá lớn, gia chủ hoàn toàn có thể đầu tư.
  • Đòi hỏi kỹ thuật tay nghề cao: Vì là loại sơn có đặc trưng màu sắc sáng, nổi bật. Chính vì thế, người thợ thi công sơn nhũ phải có kinh nghiệm và tay nghề tốt. Để quá trình thi công nhanh chóng và hiệu ứng bề mặt khi hoàn thiện được chuẩn đẹp nhất.

Nhược điểm của sơn nhũ
Nhược điểm của sơn nhũ
>> Xem thêm: So sánh sơn nhũ JYMEC với các hãng khác trên thị trường

2. Sơn nhũ được ứng dụng cho bề mặt nào?

Sơn nhũ có kết cấu dạng lỏng, quánh nên dễ dàng ứng dụng linh hoạt cho mọi bề mặt công trình. Đặc biệt là hoạt động tốt trên bề mặt kết cấu vật liệu kim loại, bê tông, thạch cao,... Các bề mặt công trình được ứng dụng sơn nhũ phổ biến nhất hiện nay cụ thể là:

- Bề mặt nội thất: Là các khu vực phía trong của ngôi nhà, dùng sơn nhũ với mục đích trang trí. Không gian nội thất sẽ được tạo điểm nhấn mang phong cách hoàng gia nhờ sơn nhũ. Giúp công trình toát lên vẻ đẹp hoàng gia, tráng lệ với những chi tiết óng ánh, lấp lánh. Hai hạng mục nội thất được ưa chuộng trang trí với sơn nhũ nhất là:

  • Tường nhà: Có thể sơn lên các chi tiết nhấn nhá của bề mặt tường, nếu màu sơn tường quá đơn giản. Tạo điểm nhấn khác biệt cho không gian nội thất.
  • Trần nhà: bao gồm cả hạng mục phào chỉ và các chi tiết hoa văn nghệ thuật trên bề mặt. Sơn nhũ nêu bật lên đường nét họa tiết sắc sảo, độc lạ của bề mặt trần.

- Bề mặt ngoại thất: Bên ngoài căn nhà không chuộng sơn tường nhũ bởi đặc tính phản xạ ánh sáng. Do đó, sơn nhũ chỉ nên ứng dụng cho các hạng mục ngoại thất như:

  • Cổng sắt: Phù hợp nhất khi dùng sơn nhũ màu đồng, vàng đồng cổ điển. Nhằm đem đến hiệu ứng trang trí đẹp lạ, vô cùng sang trọng và nổi bật.
  • Hàng rào sắt: Sơn nhũ cho hàng rào vừa giúp chống gỉ cho kết cấu sắt. Đồng thời, giúp cho phần rào sắt bớt đơn điệu, tạo được vẻ đẹp thu hút cho công trình.

Các bề mặt ứng dụng sơn nhũ
Các bề mặt ứng dụng sơn nhũ
>> Xem thêm: Tham khảo ngay bảng màu sơn nhũ JYMEC đẹp nhất 2023

3. Lưu ý khi sử dụng sơn nhũ cho công trình

Một vài lưu ý khi sử dụng sơn nhũ:

  • Mua sơn nhũ chất lượng cao: Đảm bảo hiệu quả bền vững trong quá trình sử dụng. Màu sắc sơn nhũ chất lượng tốt sẽ đem lại vẻ đẹp tối ưu nhất cho công trình. Các yếu tố khác như độ bền, khả năng chống thấm, chống bám bẩn đạt mức tối đa.
  • Chọn màu sơn nhũ đúng chuẩn: Tùy vào dạng vật liệu và hạng mục bề mặt cần sơn nhũ. Bạn nên chọn màu nhũ phù hợp nhất, chuẩn nhất cho từng bề mặt. Ngoài ra, bạn có thể chọn màu sơn nhũ dựa theo bản mệnh, màu tương sinh, tương hợp phong thủy.
  • Kết hợp màu sắc sơn nhũ hài hòa: Hãy tham khảo ý kiến, nhờ tư vấn từ người có kinh nghiệm. Để áp dụng quy cách phối hợp các màu sơn nhũ với nhau, hay phối sơn nhũ với sơn nhà. Sao cho tổng thể công trình hài hòa, đẹp mắt, thể hiện được phong cách hiện đại. Tránh sử dụng màu sơn nhũ một cách tùy ý, không tuân theo trật tự khiến không gian rối mắt.
  • Vệ sinh kỹ bề mặt trước khi thi công sơn nhũ: Là lưu ý quan trọng khi dùng sơn nhũ. Bước làm sạch bề mặt có vai trò quyết định đến tính thẩm mỹ và độ hoàn thiện của công trình. Một lớp sơn nhũ có đều, mịn và bền đẹp hay không phụ thuộc vào kết cấu bề mặt.
Lưu ý khi dùng sơn nhũ cho công trình
Lưu ý khi dùng sơn nhũ cho công trình

Với những ưu - nhược điểm của sơn nhũ kể trên, bạn có thể cân nhắc sử dụng cho công trình. Không thể phủ nhận vẻ đẹp độc đáo mà sơn nhũ đem lại trong phong cách trang trí. Nhưng bạn nên ứng dụng sơn nhũ một cách phù hợp nhất đối với điều kiện thi công công trình.

Tags: