Thi công sơn tường không bả đúng kỹ thuật

 Sơn tường là công đoạn thi công quan trọng đối với tất cả các công trình xây dựng nhà ở. Trong quá trình thi công sơn, công đoạn bả tường là công đoạn được thực hiện giúp cho lớp sơn được thi công lên bề mặt đạt được độ mịn màng và sáng bóng sơn. Tuy nhiên, công đoạn thực hiện tốn thời gian và thường mang lại tuổi thọ không cao chính vì vậy mà được loại bỏ, không áp dụng trong sơn tường hiện nay. Cùng bài viết dưới đây chúng tôi bật mí cho bạn kỹ thuật thi công sơn tường không bả nhưng vẫn mang lại lớp sơn bền đẹp nhất cho công trình thi công!

1. Thi công sơn tường không bả là gì?

Thi công sơn tường không bả hay còn gọi là kỹ thuật thi công sơn trực tiếp. Đây là kỹ thuật thi công sơn cơ bản và truyền thống nhất đồng thời là công đoạn thi công đơn giản và nhanh gọn nhất. Thi công sơn tường không bả cụ thể sau khi xây dựng hoàn thiện phần sơn thô và trát xong phần xi măng, bạn chỉ cần đợi cho bề mặt thi công khô ráo nhất định sau đó tiến hành xử lý, vệ sinh sạch sẽ bề mặt sau đó tiến hàng thi công lăn sơn lót và sơn phủ hoàn thiện mà không cần phải thi công thêm bất kỳ công đoạn nào nữa.

thi công sơn tường không bả
Thi công sơn tường không bả là gì ?

Đây là kỹ thuật thi công sơn cơ bản vfa được sử dụng nhiều nhất hiện nay sau khi laoij bỏ phần sơn bả ra khỏi công đoạn thi công sơn. Tuy nhiên, với kỹ thuật thi công này cũng tồn tại nhiều vấn đề, bên cạnh ưu điểm cũng có nhược điểm mà bạn cần lưu ý:

1.1. Ưu điểm của sơn tường không bả

Thi công sơn trực tiếp không bả giúp bạn tiết kiệm chi phí, công sức cũng như thời gian thi công sơn do không cần sử dụng thêm công đoạn thi công nào khác như trét bra, chà nhám bề mặt và xung tiết kiệm được chi phí cho bột bả trét và chi phí thuê nhân công thi công.

Đối với những bề mặt  tường thi công sơ trực tiếp không cân fbar khi sử dụng máy phun sơn sẽ mang lại bề mặt thi công tốt nhất, bền màu, không bị bong tróc, không loang lổ, hạn chế hiện tượng nấm mốc và có tuổi thọ bền bỉ nhất với thời gian.

1.2 Nhược điểm của sơn tường không bả:

Đối với tường sơn không cần bả cần được tiến hành xử lý bề mặt một cách kỹ càng. Tốt nhất đối với bề mặt này bạn nên vệ sinh đạt chuẩn nhất, đảm bảo không có bụi bẩn và tạp chất còn tồn tại, bạn cũng cần xử lý các khuyết điểm trên bề mặt thi công như các vết lồi lõm, các vết rạn nứt chân chim và phàn vôi vữa xi măng còn sót lại.

Độ ẩm bề mặt tường cũng là yếu tố bạn cần chú ý đến khi thi công sơn trực tiếp không bả, không nên để bề mặt quá khô hoặc độ ẩm qua slowns khén hoc lứt ăn có thể không hoạt động tốt trên bề mặt thi công. Sơn bả tường giúp cho bề mặt thi công đạt được hiệu quả mịn màng  và sáng bóng sơn là không bả. Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện tốt các công đoạn thi công và sử dụng vật liệu thi công tốt nhất chắc chắn sẽ đem lại công trình thi công một cách hoàn mỹ nhất.

>> Xem thêm: Hãng sơn nào tốt nhất hiện nay?

2. Hướng dẫn kỹ thuật thi công sơn tường không bả chuẩn nhất

2.1 Xử lý bề mặt thi công sơn

Công đoạn vệ sinh và xử lý bề mặt là một trong những công dọn vô cùng quan trọng trong thi công sơn tường không bả. Bề mặt thi công cần được xử lý tốt nhất, đảm bảo vệ sinh và có độ ẩm đạt chuẩn nhất. Bạn có thể tham khảo công đoạn vệ sinh, làm sạch bề mặt tường nhà tốt nhất dưới đây.

Kỹ thuật sơn tường không bả
Kỹ thuật sơn tường không bả

Sử dụng khăn ướt để lau sạch bụi bẩn và các tạp chất còn sót lại trên bề mặt

Bề mặt tường có màng sơn quá cũ cần được tẩy rửa bằng các chất tẩy rửa thông dụng.

Tẩy sạch các vết rêu mốc, loang lổ trên bề mặt tường thi công để đảm bảo có được bề mặt nhẵn mịn nhất.

Xử lý độ ẩm bề mặt tường thi công một cách chính xác nhất có thể. Nếu bề mặt tường thi công đó quá khô, bạn cần tiến hành làm ẩm bề mặt bằng khăn ướt hoặc phun tạo độ ẩm nhất định cho tường.

>> Có thể bạn quan tâm: Có nên đầu tư sơn nội thất chất lượng cao hay không?

2.2 Tiến hành sơn tường không bả

Để  thi công sơn tường không bả một cách hoàn thiện nhất và đem lại hiệu quả tối ưu về tính thẩm mỹ cũng như tuổi thọ về bỉ cho công trình của bạn, các chuyên gia và thợ thi công sơn khuyên snghij tốt nhất bạn nên thi công ít nhất 1 lớp sơn lót và tối thiểu từ 2- 3 lớp sơn trang trí hoàn thiện.

Sơn tường không bả sao cho đúng kỹ thuật
Sơn tường không bả sao cho đúng kỹ thuật

Sử dụng con lăn rulo hoặc các dụng cụ như cọ quét, súng phun để thi công lớp sơn lót. Tạo lớp liên kết trung gan cho lớp sơn phủ và bề mặt tường được bám dính chắc với nhau. Bạn có thể sử dụng sơn lót pha loãng với nước với tỉ lệ nhất định. Tỷ lệ pha sơn với nước tùy thuộc vào từng sản phẩm, nhưng hầu hết là dưới 10%.

Để cho lớp sơn lót khô hoàn toàn ước tính khoảng 2 tiếng đồng hồ. Sau đó bạn có thể tiến hành thi công lớp sơn phủ hoàn thiện trên bề mặt tường không bả. Mỗi sản phẩm sơn phủ hoàn thiện, mỗi loại sơn đều có một đặc tính và  tính chất khác nhau. Vì vậy sẽ có định mức và cách pha loãng khác nhau. Bạn nên chú ý pha loãng sơn với tỉ lệ phù hợp sao cho lớp sơn. Từ đó có thể thi công đảm bảo chất lượng tốt nhất cho công trình của mình. Lưu ý thi công tối thiểu từ  2-3 lớp sơn cho chất lượng sau thi công được đảm bảo nhất. Để lớp sơn thứ nhất khô hoàn toàn mới thi công lớp sơn thứ hai.

>> Xem thêm: Quán cafe tone trắng – nơi bạn thỏa thích sáng tạo

3. Một số lưu ý khi thi công sơn tường không bả

Có thể sử dụng thi công sơn tường có bả ở một số vị trí cần thiết. Cụ thể như vị trí không gian phòng khách giúp tăng tính thẩm mỹ hơn. Sử dụng sơn lót thay cho bột bả giúp tăng tính hiệu quả về độ thẩm mỹ.

Vì thi công sơn tường không bả trên bề mặt tường có thể không bằng phẳng và nhiều khuyết điểm. Vì vậy bạn cần làm sạch và xử lý bề mặt một cách đảm bảo chất lượng nhất

Sử dụng vật liệu sơn tốt nhất để thi công đem lại tuổi thọ bền bỉ cho công trình.

Thi công đúng kỹ thuật, thi công đủ các lớp sơn quy định theo tiêu chuẩn.

Bài viết trên đây chúng tôi hướng dẫn bạn kỹ thuật thi công sơn tường không bả bền đẹp nhất. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn mang lại hiệu quả chất lượng công trình tốt nhất.

Tags: