Giải mã: Tại sao vỏ tàu biển thường có 2 màu khác nhau?

Vỏ sơn tàu biển có 2 màu khác nhau vì sao? Điều này có lợi ích gì cho tàu thuyền? Hay màu sắc còn ẩn chứa ý nghĩa nào đó? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

1. Tại sao vỏ tàu biển được sơn 2 màu đỏ và xanh dương?

Hiểu theo một cách đơn giản thì đỏ và xanh dương là hai màu sắc đối lập với nhau. Sự kết hợp tương phản trong màu sắc sẽ giúp làm con tàu nổi bật trên khu vực biển. Dễ dàng nhận dạng vị trí tàu bởi màu sắc nổi bật giữa đại dương.

Tàu biển với màu xanh - đỏ chủ đạo
Tàu biển với màu xanh - đỏ chủ đạo

Nhưng nếu nghiên cứu kỹ hơn thì việc sử dụng hai màu sơn này trên cùng một con tàu là đều có mục đích riêng. Đặc biệt là việc sử dụng màu đỏ cho phần đáy tàu.

>> Mách bạn: Sơn tàu biển cao cấp JYMEC - Lựa chọn bảo vệ tối đa cho tàu thuyền

2. Chọn màu sơn tương ứng cho bề mặt sử dụng

2.1 Phần đáy tàu

Là phần tiếp xúc trực tiếp với nước biển, đáy tàu luôn trong tình trạng ngập nước. Để bảo vệ tối đa phần đáy của tàu biển, con người phải tìm ra loại sơn chống rỉ, chống ăn mòn kim loại cho tàu. Trong các loại sơn chuyên dụng cho vỏ sơn tàu biển phần đáy, thành phần luôn chứa hợp chất đồng. Sơn phủ cho phần đáy tàu thuyền thường là sơn chì có oxit đồng, hoặc sơn chứa đồng. Đồng có công dụng diệt khuẩn, hạn chế tình trạng sinh vật biển bám vào đáy tàu, làm giảm công suất tàu.

Vỏ sơn tàu biển phần đáy có màu đỏ do thành phần sơn chứa đồng
Vỏ sơn tàu biển phần đáy có màu đỏ do thành phần sơn chứa đồng

Và nguyên nhân chính khiến sơn có màu đỏ là do hợp chất đồng trong thành phần sơn có nồng độ cao.

2.2 Phần mạn tàu

Xanh dương là màu sắc được các chủ tàu ưu tiên lựa chọn, vì khi kết hợp với màu đỏ phần đáy tàu sẽ giúp tổng thể màu vỏ sơn tàu biển rất nổi bật. Đồng thời, màu xanh nước biển mát mắt rất phù hợp dùng sơn tàu, khi tần suất ra khơi của tàu biển cao. Màu sáng giúp tàu biển hạn chế việc hấp thu quá nhiều nhiệt độ.

Vỏ sơn tàu biển phần mạn tàu
Vỏ sơn tàu biển phần mạn tàu

Nhưng đó là màu thường dùng của thế hệ trước. Khi ngành sơn hiện đại đã sản xuất ra các sản phẩm sơn chuyên dụng cho tàu biển với đa dạng màu sắc. Thì chủ tàu có vô số sự lựa chọn màu sắc riêng cho con tàu của mình.

>> Xem thêm: Quy trình thi công sơn chống hà cho tàu biển

3. Mục đích sử dụng quyết định màu sắc tàu biển

Màu sắc của vỏ sơn tàu biển cũng có những văn bản quy định riêng, đặc biệt là đối với tàu biển của Chính Phủ. Theo đó, Nghị định 13/2015/NĐ-CP đã có những quy định sửa đổi bổ sung Nghị định 86/2015/NĐ-CP về màu sắc tàu  cảnh sát biển Việt Nam. Quy định màu sắc đối với tàu tìm kiếm cứu nạn và tàu tuần tra cụ thể như sau

3.1 Vỏ tàu tìm kiếm cứu nạn

Những quy định trong màu sơn tàu tìm kiếm cứu nạn:

  • Thân tàu: sơn màu da cam.
  • Mặt boong: sơn màu xanh lá cây.
  • Phía trước vạch ký hiệu là số phiên hiệu của tàu sơn màu trắng.
  • Phía sau vạch ký hiệu là dòng chữ “VIETNAM BORDER GUARD” kiểu chữ in hoa, màu trắng.
  • Cabin: sơn màu trắng, đường viền phía trên cabin sơn màu da cam
  • Trên hai mạn cabin là dòng chữ “CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM” kiểu chữ in hoa, màu xanh dương.
  • Trên ống khói sơn hình cờ đỏ, sao vàng.
Vỏ sơn tàu biển tìm kiếm cứu nạn
Vỏ sơn tàu biển tìm kiếm cứu nạn

3.2 Màu tàu tuần tra

Một số quy trịnh về màu sơn tàu tuần tra:

  • Thân tàu: sơn màu trắng, ghi xám.
  • Mặt boong: sơn màu xanh lá cây.
  • Phía trước vạch ký hiệu là số phiên hiệu của tàu, sơn màu xanh dương.
  • Phía sau vạch ký hiệu là dòng chữ “VIETNAM BORDER/COAST GUARD” kiểu chữ in hoa, màu xanh dương.
  • Cabin: sơn màu trắng.
  • Trên hai mạn cabin là dòng chữ “ BIÊN PHÒNG/CẢNH SÁT VIỆT NAM” kiểu chữ in hoa, màu xanh dương.
  • Trên ống khói sơn hình cờ đỏ, sao vàng.
  • Ụ pháo: sơn màu ghi.

Vỏ sơn tàu biển tuần tra
Vỏ sơn tàu biển tuần tra
>> Xem thêm: TOP 5 Sơn chống rỉ tàu biển tốt nhất hiện nay

3.3 Tàu đánh bắt

Đối với tàu đánh bắt cá trên phạm vi vùng biển Việt Nam. Theo Điều 25, Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT (15/11/2018) của Bộ Nông nghiệp và PTNT nêu rõ:

Trước ngày 01 tháng 01 năm 2020, các tàu cá bắt buộc phải thực hiện đánh dấu tàu cá:

Vỏ sơn tàu biển đánh bắt
Vỏ sơn tàu biển đánh bắt

1. Đối với tàu cá khai thác thủy sản có chiều dài lớn nhất từ 06 mét đến dưới 12 mét toàn bộ cabin phải sơn màu xanh; trường hợp tàu không có cabin phải sơn màu xanh toàn bộ phần mạn khô của tàu.

2. Đối với tàu cá khai thác thủy sản có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét toàn bộ cabin phải sơn màu vàng; trường hợp tàu không có cabin phải sơn màu vàng toàn bộ mạn khô của tàu.

3. Đối với tàu cá khai thác thủy sản có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên toàn bộ cabin phải sơn màu ghi sáng; trường hợp tàu không có cabin phải sơn màu ghi sáng toàn bộ mạn khô của tàu.

3.4 Tàu chở hàng màu sắc đa dạng

Đối với màu sắc của tàu chở hàng, tàu container, sẽ không có quy định nào cụ thể về việc sử dụng màu sơn.

Màu vỏ sơn tàu biển container
Màu vỏ sơn tàu biển container
Màu sơn tàu bách hóa trên biển
Màu sơn tàu bách hóa trên biển
Màu vỏ sơn tàu biển chở chất lỏng
Màu vỏ sơn tàu biển chở chất lỏng

Do đó mà các thương hiệu, tập đoàn chủ con tàu đó có thể tự do lựa chọn màu sắc phù hợp cho phương tiện của mình. Họ có quyền chọn sơn dựa theo giá bán, theo nhu cầu sử dụng hoặc theo ý thích. Một số công ty vận tải còn chọn màu sơn dựa trên hình ảnh thương hiệu, logo hay đơn giản là bản sắc của công ty.

Bài viết trên đã cung cấp nội dung thông tin về những màu sắc thường sử dụng đối với vỏ sơn tàu biển. Mong rằng, chúng tôi đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc về vấn đề này.

Tags: