Quy trình thi công sơn chống cháy đơn giản, hiệu quả nhất

1. Quy trình thi công sơn chống cháy hiệu quả nhất

Thi công sơn chống cháy như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất? Bạn cần lưu ý những gì khi thi công?

Để đạt được hiệu quả tối ưu cần có đội ngũ thi công chuyên nghiệp, tay nghề cao và hiểu biết chi tiết kỹ thuật sơn. Để đảm bảo giải pháp chống cháy được thực hiện đem lại hiệu quả bảo vệ tốt nhất, bạn cần th công theo trình tự các bước tiêu chuẩn sau đây:

Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ về mặt vật liệu cần thi công sơn chống cháy

Trước khi thi công sơn chống cháy việc vệ sinh về mặt là điều rất quan trọng. Bạn cần tiến hành làm sạch bề mặt vật liệu. Điều này giúp đảm bảo khi thi công sơn đạt được hiệu quả cao nhất.  Bạn có thể sử dụng nước hoặc máy phun bi, phun cát để làm sạch bề mặt vật liệu.

Đối với khung sắt thép kim loại, vệ sinh bề mặt là bước quan trọng đầu tiên. Vệ sinh bề mặt không chỉ giúp đem lại hiệu quả bảo vệ kết cấu tối hơn mà còn tối ưu tính thẩm mỹ cho công trình.

Không nên thi công sơn khi các bề mặt có dầu mỡ, sắt thép đã bị hoen rỉ quá nhiều. Bạn có thể sử dụng xăng hoặc axeton làm sạch bề mặt.

Vệ sinh bề mặt sơn sắt trước khi thi công
Vệ sinh bề mặt sơn sắt trước khi thi công
>> Xem thêm: Vì sao nên sơn chống cháy cho kết cấu thép nhà xưởng?

Bước 2: Thi công sơn lót

Lớp sơn chống rỉ được thực hiện thi công trước khi thi công sơn chống cháy. Điều này giúp tạo nên lớp lót hoàn hảo, tối ưu hiệu quar bám dính cho bề mặt và sơn chống cháy.

Trong quá trình sơn khô, bạn cần đảm bảo chế chăn đầy đủ cho công trình.

Lưu ý: Lớp sơn lót cần được đảm bảo độ dày khoảng từ 50 µm - 80 µm . Thời gian khô ít nhất nên để tối thiểu khoảng 30 phút. Bề  mặt vật liệu sau khi thi công sơn cần đạt tiêu chuẩn giúp tăng độ bám dính cao và khô cứng.

Phun lớp lót chống rỉ trước khi thi công lớp chống cháy
Phun lớp lót chống rỉ trước khi thi công lớp chống cháy

Bước 3: Thi công sơn chống cháy

Sau khi thi công sơn lớp sơn lót hoàn thiện, bạn cần tiến hành sơn phủ sơn chống cháy. Hãy đọc kỹ hướng dẫn của hãng thi công đầy đủ tiêu chuẩn về số lớp, độ dày màng sơn để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý:

Bạn cần phải tiến hành kiểm tra các thông số kỹ thuật của sơn. Hiệu quả chống cháy của sơn được đánh giá cụ thể thông qua độ dày của màng sơn.

Tiến hành thi công sơn chống cháy
Tiến hành thi công sơn chống cháy

1.4 Thi công lớp sơn phủ màu

Sau khi thi công lớp chống cháy, cần thi công lớp sơn phủ hoàn thiện cho bề mặt công trình. Các dòng sản phẩm sơn chống cháy trên thị trường hiện nay thường chỉ có tác dụng chống cháy và không mang yếu tố thẩm mỹ cao. Chính vì vậy, việc thi công lớp sơn phủ màu hoàn thiện là điều cần thiết.

Thi công lớp sơn phủ màu
Thi công lớp sơn phủ màu

1.5: Kiểm tra và nghiệm thu công trình thi công sơn chống cháy

Đây là bước cuối cùng trong quy trình thi công sơn chống cháy. Sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để đo độ dày của lớp màng sơn. Đảm bảo độ dày của lớp sơn đạt tiêu chuẩn về thời gian chống cháy do nhà sản xuất quy định. Ngoài ra, đây cũng là bước giúp kiểm tra và xử lý các vấn đề xảy ra đối với lớp sơn chống cháy. Đảm bảo lớp sơn sau thi công được bền đẹp và đem lại hiệu quả tốt nhất.

Tiến hành nghiệm thu sau khi thi công sơn sắt
Tiến hành nghiệm thu sau khi thi công sơn sắt

2. Sơn chống cháy được sử dụng cho công trình nào?

Giải  pháp chống cháy với sơn được áp dụng phổ biến trong các công trình thi công. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc không biết sơn chống cháy được sử dụng cho những công trình nào?

Nhờ vào cơ chế hoạt động của sơn chống cháy và những ưu điểm vượt trội của dòng sơn này mang lại. Ngày nay, các công trình sử dụng sơn chống cháy ngày càng nhiều. Đặc biệt, thời gian gần đây, có rất nhiều những vụ cháy nổ, hoả hoạn xảy ra gây thiệt hại về người và của đáng tiếc cho nhiều gia đình, nhà máy và công xưởng.

Sơn chống cháy được sử dụng phổ biến trong các công trình hiện nay. Các công trình như nhà xưởng, nhà máy,…đều có nhu cầu chống cháy. Các căn nhà, căn hộ chung cư sử dụng giải pháp chống cháy bằng sơn nhằm đảm bảo an toàn cho các thành viên trong gia đình. Trong sinh hoạt thường ngày, bất cứ sự cố không may nào đều có thể xảy cháy nổ gây thiệt hại về người và của. Đặc biệt, trong những công trình lớn như chung cư, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp, nhà xưởng cũng cần sử dụng sơn chống cháy.

Sơn được áp dụng thi công trên nhiều bề mặt cũng như vật liệu khác nhau. Không chỉ áp dụng đối với kết cấu sắt thép công trình, nó còn có thể áp dụng trên bề mặt như gỗ, thạch cao…

Sơn chống cháy được sử dụng trong những công trình nào
Sơn chống cháy được sử dụng trong những công trình nào

3. Điều kiện bắt buộc khi thi công sơn chống cháy

Để đem lại hiệu quả bảo vệ tối ưu nhất khi sơn chống cháy bạn cần tuân thủ các điều kiện:

  • Độ ẩm không khí: Không nên thi công chống cháy khi độ ẩm trong không khí trên 85%.
  • Nhiệt độ môi trường: Trong điều kiện nhiệt độ dưới 5 độ C và trên 45 độ C, tốt nhất không nên thi công chống cháy cho bất cứ công trình nào bằng sơn chống cháy.
  • Nhiệt độ bề mặt thép: Thi công chống cháy trong điều kiện nhiệt độ tối thiểu lớn hơn nhiệt độ điểm sương là 3 độ C.  Không nên thi công sơn trong điều kiện nhiệt độ quá cao. Điều này có thể khiến hư hại màng sơn và không đạt được hiệu quả bảo vệ nhất định. Bạn có thể thi công chống cháy trong điều kiện nhiệt độ dưới 50 độ C. Thời điểm sáng hoặc chiều tối cũng thích hợp để thi công chống cháy đem lại hiệu quả cao. Lưu ý khi thi công cần thực hiện che chắn tốt nhất.
  • Một số điều kiện thi công khác: Không thi  sơn chống cháy khi bề mặt thi công chưa được xử lý, vệ sinh tiêu chuẩn.
Điều kiện bắt buộc khi thi công sơn chống cháy
Điều kiện bắt buộc khi  sơn chống cháy

4. Các lưu ý khi thi công sơn chống cháy cần quan tâm

Để thi công đem lại hiệu quả, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Nên vệ sinh, xử lý bề mặt vật liệu thi công cũng như dụng cụ thi công như: súng phun, đường ống, con lăn sơn…
  • Việc vệ sinh bề mặt thi công đạt chuẩn giúp tối ưu công dụng, tăng tuổi thọ cho màng sơn.
  • Định mức đúng lượng sơn cần sử dụng cho công trình thi công chống cháy. Thời gian chống cháy phụ thuộc vào độ dày của màng sơn.
  • Lưu ý một số lỗi thường gặp khi thi công với màng sơn như: màng sơn bị chảy, xuất hiện lỗ bọt chân kim, bọt khí trên màng sơn, màng sơn bị nhăn, rạn  nứt chân chim trên màng sơn,..
Những lưu ý khi thi công sơn chống cháy
Cần lưu ý gì khi thi công sơn

Bài viết trên đây mách bạn quy trình thi công chống cháy đơn giản, hiệu quả nhất. Hy vọng những thông tin này sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích. Theo dõi chúng tôi để biết thêm những thông tin bổ ích khác về sơn nhé!

Tags: