Những quy định về sơn tàu biển mà bạn nên biết 

1. Những quy định về sơn tàu biển

1.1. Quy định về độ dày của lớp sơn

Độ dày của sơn tàu biển đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả của công trình. Độ dày của sơn tàu biển cũng có những tiêu chuẩn riêng để đảm bảo chất lượng và hiệu quả.

Một số tiêu chuẩn về lớp sơn của tàu thuyền biển:

  • Tiêu chuẩn SSPC – PA2: 2004: Tiêu chuẩn quy định về kiểu đo, hiệu chuẩn
  • Tiêu chuẩn ISO 8501 – 3: 2001: 1994: Tiêu chuẩn quy định về chuẩn bị bề mặt thép khi thi công sơn

Một số quy định về độ dày và lớp sơn:

  • Độ dày của lớp sơn lót (khi khô): 60 μ ± 5μ (hoặc tuân theo yêu cầu của nhà sản xuất). Trong đó: 1µ= 0.001000000mm.
  • Độ dày của lớp sơn phủ cần đạt từ 50µm/lớp -  60µm/lớp.
Quy định về độ dày của lớp sơn tàu biển
Quy định về độ dày của lớp sơn tàu biển

 

1.2. Quy định về màu sắc của sơn tàu biển

Màu sơn tàu biển đóng vai trò rất quan trọng. Giúp phân biệt và nhận biết các loại tàu thuyền khi hoạt động trên biển. Một số quy định đối với màu mà bạn nên biết:

Đối với tàu thuyền, xuồng Cảnh sát biển Việt Nam theo quy định tại Điều 28 Nghị định 61/2019/NĐ-CP, cụ thể sau đây:

  • Tàu tìm kiếm cứu nạn: Thân tàu sơn màu cam, mặt bong sơn màu xanh lá cây. Phía trước tàu có vạch ký hiệu là số phiên hiệu tàu được sơn màu trắng. Phía sau vạch ký hiệu là dòng chữ VIETNAM COAST GUARD được in hoa và sơn màu trắng. Trên ống khói sơn hình cờ đỏ, sao vàng.
  • Tàu tuần tra và các loại tàu khác: Thân tàu sơn màu trắng, mặt bong sơn màu xanh lá cây. Phía trước tàu có vạch ký hiệu là số phiên hiệu tàu được sơn màu xanh dương. Phía sau vạch ký hiệu là dòng chữ VIETNAM COAST GUARD được in hoa và sơn màu xanh dương.
  • Xuồng tuần tra: Thân tàu sơn màu trắng. Phía trước tàu có vạch ký hiệu là số phiên hiệu của xuồng được sơn màu xanh dương. Phía sau vạch ký hiệu, hàng trên là dòng chữ CẢNH SÁT VIỆT NAM, hàng dưới là dòng chữ VIETNAM COAST GUARD được in hoa và sơn màu xanh dương. Và Cabin của xuồng được sơn màu trắng.

Đối với tàu thuyền tàu thuyền đánh cá, quy định về đánh dấu tàu cá được quy định tại Điều 25, Thông tư số 23/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018. Cụ thể:

  • Tàu thuyền khai thác thủy sản có chiều dài lớn nhất từ 6 – 12 mét: Toàn bộ Cabin tàu phải sơn màu xanh. Nếu tàu không có Cabin phải sơn toàn bộ phần mạn khô của tàu màu xanh.
  • Tàu thuyền khai thác thủy sản có chiều dài lớn nhất từ 12 – 15 mét: Toàn bộ Cabin tàu phải sơn màu vàng. Nếu tàu không có Cabin phải sơn toàn bộ phần mạn khô của tàu màu vàng.
  • Tàu thuyền khai thác thủy sản có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên: Toàn bộ Cabin tàu phải sơn màu ghi sáng. Nếu tàu không có Cabin phải sơn toàn bộ phần mạn khô của tàu màu ghi sáng.
Quy định về màu sắc sơn tàu biển
Quy định về màu sắc sơn tàu biển

>> Có thể bạn quan tâm: Sơn tàu biển JYMEC - Lựa chọn được nhiều người tin dùng

2. Tại sao cần thực hiện các quy định về sơn tàu biển

Việc tuân thủ các quy định về sơn tàu biển đóng vai trò rất quan trọng. Điều này giúp đảm bảo an toàn và dễ nhận biết tàu thuyền khi hoạt động trên biển.

Tuân thủ các quy định giúp bảo đảm an toàn cho tàu thuyền khi hoạt động trên biển. Tàu thuyền khi hoạt động trong môi trường rất nhanh bị xuống cấp, rỉ sét và ăn mòn. Sơn tàu biển giúp bảo vệ tàu thuyền luôn được bền đẹp. Tránh sự ăn mòn do môi trường biển ảnh hưởng đến bề mặt và kết cấu của tàu thuyền.

Màu sắc của tàu thuyền còn được sử dụng để phân biệt và nhận diện tàu thuyền trên biển. Điều này giúp tránh sự nhầm lẫn tàu thuyền giữa các quốc gia. Bên cạnh đó, việc này còn giúp đảm bảo an toàn và an ninh trên biển.

Tuân thủ các quy định không chỉ đảm bảo an toàn hàng hải. Mà còn giúp duy trì tính thẩm mỹ và chất lượng của tàu thuyền biển. Vì vậy, bạn cần biết và tuân thủ các quy định về sơn tàu biển.

Tại sao cần thực hiện các quy định về sơn tàu biển
Tại sao cần thực hiện các quy định về sơn tàu biển

>> Có thể bạn quan tâm: Đại lý sơn tàu biển JYMEC chính hãng tại Quảng Bình

3. Kinh nghiệm thi công sơn tàu biển đúng chuẩn

Thi công sơn tàu biển đòi hỏi người thợ thi công giàu kinh nghiệm và chuyên nghiệp.

Một số kinh nghiệm hữu ích để việc thi công sơn tàu biển hiệu quả và đúng chuẩn:

  • Bề mặt thi công sơn cần được vệ sinh sạch sẽ và cẩn thận. Để tăng độ bám dính cho lớp sơn và đem lại hiệu quả tốt nhất.
  • Lựa chọn và sử dụng các loại sơn chuyên dụng có chất lượng tốt. Để có thể bảo vệ tàu thuyền khỏi rỉ sét, ăn mòn và luôn bền đẹp.
  • Thi công sơn tàu biển đúng kỹ thuật và tuân thủ các quy định.
  • Sau khi sơn cần thực hiện kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ. Đảm bảo lớp sơn vẫn đang hoạt động tốt và không có bất cứ hư hỏng nào. Nếu phát hiện các vấn đề trên bề mặt lớp sơn, cần được xử lý và khắc phục ngay lập tức.
Kinh nghiệm thi công sơn tàu biển đúng chuẩn
Kinh nghiệm thi công sơn tàu biển đúng chuẩn

>> Có thể bạn quan tâm: Sơn chống hà tàu biển – Giải bảo vệ toàn diện cho tàu thuyền

4. Mua sơn tàu biển ở đâu uy tín nhất

Để đảm bảo chất lượng của loại sơn tàu biển bạn sử dụng. Bạn nên lựa chọn và mua sơn tại các cửa hàng, địa lý uy tín. Ngoài ra, khi tìm mua sơn, bạn có thể liên hệ trực tiếp với nhà sản xuất. Điều này giúp không mua phải sản phẩm kém chất lượng.

Khi mua sơn tàu biển, bạn cần tìm hiểu kỹ về sản phẩm và thương hiệu. Chắc chắn sản phẩm bạn lựa chọn phù hợp và đáp ứng được nhu cầu sử dụng của bạn.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thương hiệu sơn uy tín và chất lượng. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm sơn tàu biển đến từ các thương hiệu có độ tin cậy cao như: Hải Phòng, Hải Âu, JYMEC, KCC, Jotun, ….

Mua sơn tàu biển ở đâu uy tín
Mua sơn tàu biển ở đâu uy tín

Trên đây là một số quy định về sơn tàu biển hữu ích. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết sẽ hữu ích cho bạn.

Tags: