Nấm mốc chân tường: Nguyên nhân, cách khắc phục hiệu quả

Nấm mốc chân tường là vấn đề khiến nhiều người đau đầu. Vậy làm thế nào để hạn chế tình trạng này? Khi chân tường bị nấm mốc thì nên sử lý như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

1. Hiện tượng chân tường bị nấm mốc là do đâu?

Chân tường nhà xuất hiện nấm mốc, là hiện tượng thường gặp ở những công trình sử dụng lâu năm. Mảng mốc đen, rêu xanh bám trên tường không những gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến kết cấu của công trình.  

Nguyên nhân chân tường bị mốc: 

- Do điều kiện thời tiết khắc nghiệt, như mưa, nồm ẩm tác động xấu đến bề mặt công trình. Thời gian mưa ẩm kéo dài khiến các biện pháp chống thấm trước đó mất dần tác dụng, tạo điều kiện cho vi khuẩn nấm mốc sinh sôi.

- Các loại vật liệu xây dựng như xi măng, bê tông, thạch cao có đặc tính mềm, xốp nên tính hấp thụ nước cao. Khi gặp môi trường độ ẩm cao lâu ngày dẫn đến hiện tượng thấm ẩm và gây mốc.

- Trong quá trình xây dựng, chưa sử dụng phương pháp chống thấm phù hợp. Kết cấu công trình không được bảo vệ một cách tối ưu. Do đó, không tránh khỏi hiện tượng rêu mốc.

- Một nguyên nhân khác là do thao tác của thợ xây trong quá trình thi công đã xếp gạch theo phương dọc, đầu gạch được đắp tháp vữa rồi trải lên bề mặt tường có sẵn lớp hồ. Điều này đã vô hình trung gây nên các lỗ thiếu vữa, tạo điều kiện cho nước ngấm vào cấu trúc công trình.

Nguyên nhân dẫn đến nấm mốc chân tường
Nguyên nhân dẫn đến nấm mốc chân tường

Hậu quả khi chân tường bị mốc:

- Đối với sức khỏe con người: vi khuẩn nấm mốc lan truyền trong không khí gây ảnh hưởng tiêu cực tới hệ hô hấp con người. Tiềm ẩn nguy cơ hình thành các bệnh đường hô hấp. 

- Ảnh hưởng đến kết cấu tường, trần nhà: Nấm mốc khiến cho tường nhà bị mục ẩm, nếu để lâu ngôi nhà sẽ dễ bị bong tróc vữa hồ, gạch xây… Nên việc chống nấm mốc chân tường, tường nhà là rất cần thiết.

- Làm mất tính thẩm mỹ ngôi nhà: Các vết loang ẩm, rêu mốc trên tường nhà biến màu xanh đen rất xấu, gây mất mỹ quan, khiến ngôi nhà trông không được sạch sẽ.

- Hiện tượng ẩm mốc về lâu dài sẽ gây bong tróc sơn tường, làm bẩn đồ đạc trong nhà, thậm chí khiến đồ nội thất bị hư hỏng…

- Tốn chi phí sửa chữa, thi công lại phần chống nấm mốc.

Hậu quả rêu mốc gây ra
Hậu quả rêu mốc gây ra

2. Cách hạn chế nấm mốc chân tường

Sử dụng sản phẩm sơn chống nấm mốc, chống thấm

Gia chủ nên ưu tiên chọn sản phẩm sơn chống thấm, có thành phần diệt khuẩn và chống nấm mốc. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng sơn chống thấm có tích hợp khả năng chống ẩm mốc và vi khuẩn. Hầu hết các sản phẩm đều có chất lượng tối ưu. Giá thành của sơn cũng hợp lý, đáp ứng tốt nhu cầu người tiêu dùng.

Khi thi công sơn chống thấm, hãy tìm hiểu kỹ nhé. Cách sơn chống nấm mốc chân tường cho bề mặt cũ và mới sẽ khác nhau. Quy trình thi công cần tuân thủ các bước đúng quy chuẩn và sử dụng các lớp sơn hợp lý.

Sử dụng sơn chống nấm mốc
Sử dụng sơn chống nấm mốc chân tường

Thi công giằng chống thấm cho bề mặt tường

Thi công giằng chống thấm Là biện pháp được sử dụng trong quá trình xây dựng. Giằng chống thấm giúp tăng độ cứng và chống mốc chân tường hiệu quả. Khi thi công phương pháp này, phần chân tường và nền móng ngôi nhà được liên kết chặt chẽ với nhau. Đồng thời, cấu tạo giằng chống thấm giúp ngăn nước ngấm vào bề mặt rất hiệu quả. Đây là bước khá quan trọng trong thi công công trình mà gia chủ nên cân nhắc sử dụng cho việc chống nấm mốc chân tường và toàn bộ ngôi nhà.

Thi công giằng chống thấm cho nền móng và chân tường 
Thi công giằng chống thấm cho nền móng và chân tường

Sử dụng gạch ốp cho phần chân tường

Sử dụng gạch ốp chân tường là phương pháp được rất nhiều nhà chọn. Nó đã quá quen thuộc với các hộ gia đình Việt Nam. Gạch ốp tường cũng đảm bảo tính thẩm mỹ và khả năng ngăn thấm. 

Theo các chuyên gia đánh giá, thì sử dụng gạch ốp để chống nấm mốc chân tường không thực sự hiệu quả so với các sản phẩm sơn chống thấm. Do đó, bạn cần cân nhắc khi lựa chọn loại gạch ốp lát đảm bảo chất lượng, chống thấm nước và bền vững.

Ốp gạch hạn chế tình trạng nấm mốc
Ốp gạch hạn chế tình trạng nấm mốc chân tường
>> Xem thêm: Xử lý trần thạch cao bị mốc như thế nào để hiệu quả

3. Lưu ý khi thi công phần chân tường nhà giúp hạn chế nấm mốc

Bên cạnh việc thi công chống nấm mốc chân tường đúng phương pháp và đúng quy cách. Bạn nên lưu ý một số điều sau để đảm bảo phần chân tường nói riêng, các bề mặt ngôi nhà khác nói chung được bảo vệ khỏi nấm mốc.

- “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”: Hãy tiến hành thi công chống thấm cho bề mặt tường ngay trong quá trình xây dựng công trình. Điều này giúp hạn chế tối đa hiện tượng thấm, mốc, giúp tăng tuổi thọ công trình. 

- Đảm bảo khâu chuẩn bị bề mặt thi công: Loại bỏ sạch sẽ lớp sơn cũ khi thi công chân tường cũ. Đảm bảo bề mặt thi công không dính tạp chất, bụi bẩn làm ảnh hưởng chất lượng sơn chống thấm.

- Không thi công trong điều kiện môi trường ẩm ướt: Đây là điều mà bất cứ quá trình thi công bề mặt nào cũng cần phải lưu ý. Hãy tuân thủ theo quy chuẩn độ ẩm thi công trong mức cho phép, để phương pháp chống nấm mốc đạt hiệu quả tối đa.

- Phải trám phẳng, mịn bề mặt: Lưu ý này nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ cho bề mặt thi công, giúp các lớp sơn kế tiếp đều, đẹp, bền màu.

Lưu ý khi thi công phần chân tường
Lưu ý khi thi công phần chân tường

Trên đây là những nguyên nhân dẫn tới nấm mốc chân tường và cách hạn chế tình trạng này. Hãy áp dụng ngay cho côgn trình nhà mình nhé! Chúc bạn thành công!

>> Bài viết nổi bật: 10 Cách chống nấm mốc cho phòng ngủ hiệu quả

Tags: