Những ngôi nhà ở phố thường san sát nhau, chỉ cách nhau có một khe hở nhỏ. Tại vị trí này nước mưa tích trữ, len lỏi gây hiện tượng thấm dột. Việc xử lý hiện tượng thấm dột khi mùa mưa đến là một vấn đề hết sức cần phải chú ý. Vậy làm sao để chống thấm tường nhà liền kề hiệu quả. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để đi tìm câu trả lời nhé!
1. Nguyên nhân gây ra hiện tượng thấm dột tường nhà liền kề
Khe tiếp giáp giữa 2 nhà bị thấm dột do những nguyên nhân sau:
Trước hết phải kể đến không gian hẹp giữa 2 tường nhà khó thi công, hoặc thi công chống thấm không đạt hiệu quả do hạn chế không gian.
Ngay từ khi xây thô, đơn vị thi công đã không có biện pháp chống thấm.
Do không gian tù đọng, bí bách, eo hẹp dễ tích tụ nước mưa, nên nước sẽ có thời gian ứ đọng tương đối lâu. Ánh nắng thì khó có thể chiếu vào, do đó không gian tại đây luôn ẩm ướt.
Khi thi công nhà nền móng không chắc chắn, gây bị sụt lún khiến tường nứt nẻ và thấm dột.
Nếu nhà bạn thi công sau nhà hàng xóm, sẽ không có không gian để tiến hành chống thấm từ ngoài vào. Thậm chí nhiều trường hợp còn không thể trát được.
Cũng có nhiều trường hợp khe tiếp giáp giữa tường có đường ống dẫn, thoát nước. Tiềm ẩn nguyên nhân thấm dột tường rất lớn.
Sử dụng các chất chống thấm không đạt hiệu quả, không đảm bảo về chất lượng.
Một nguyên nhân khác là do tường nhà hàng xóm bị thấm rồi lan sang nhà bạn.
Tường nhà liền kề hay tường giáp ranh với nhà hàng xóm là một vị trí tương đối nhạy cảm. Chúng thường bị hạn chế về diện tích nên thường xuyên bị ứ đọng nước mưa, gây thấm dột.
Khi không có một biện pháp xử lý chống thấm khe tường được triển khai hiệu quả, kịp thời thì ngôi nhà của bạn sẽ đối mặt với nhiều hậu quả sau đây:
Nước thấm vào tường làm cho ngôi nhà xuống cấp nhanh chóng, gây mục tường. Nặng hơn có thể làm hỏng kết cấu tường nhà gây cho nhà dễ bị nứt và rỉ sắt.
Tường trong nhà ẩm mốc, loang lổ rong rêu. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị thẩm mỹ của một ngôi nhà, kể cả là nhà mới xây.
Không khí trong nhà ẩm ướt khiến các vật dụng treo hoặc kê sát tường bị ảnh hưởng. Đặc biệt là đồ gỗ, đồ điện tử rất dễ hư hỏng.
Thấm dột khiến ngôi nhà của bạn nhanh xuống cấp hơn, và giảm tuổi thọ đi đáng kể.
Thấm dột sẽ không tốt cho kết cấu tường, khiến kết cấu tường có khả năng phân rã; dễ khiến nứt gãy tường hơn.
Thấm dột sẽ sinh ra ẩm mốc từng mảng trên tường là điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển gây ảnh hưởng tới sức khỏe các thành viên trong gia đình nhất là người già và trẻ nhỏ.
Nếu để lâu ngày thấm dột sẽ trở nên nặng hơn gây tốn kém chi phí sửa chữa.
3.1. Chống thấm tường nhà liền kề ngay từ khi mới xây
Đây được đánh giá là phương pháp chống thấm tối ưu nhất. Vì chống thấm từ ban đầu bao giờ cũng hiệu quả và tiết kiệm hơn so với việc thấm dột rồi mới chống. Trong quá trình thi công, ở vị trí phần tiếp giáp chúng ta nên sử dụng gạch đặc. Vữa xây trộn bê tông gốc chống thấm, trát mác cao. Bề dày tường tiếp giáp yêu cầu tối thiểu 220mm mới đảm bảo ngăn được thấm dột tường từ ngoài vào.
Chống thấm tường nhà liền kề ngay từ khi mới xây
Khi xây trước bạn hoàn toàn có thể trát được lớp tường bảo vệ phía bên ngoài qua đó khả năng chống thấm của tường nhà bạn cao hơn nhiều.
Sau khi xây dựng và trát lớp tường ngoài xong ta có thể sử dụng nhiều loại vật liệu chống thấm khác nhau để thi công chống thấm vách tường cho lớp tường ngoài. Trong trường hợp này bạn có thể dùng loại sơn chống thấm pha xi măng, ở đây chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn dòng sơn chống thấm đa năng JYMEC một dòng sơn chống thấm cao cấp của người Việt, các bạn có thể lưu ý và tìm hiểu thêm.
3.2. Chống thấm ngược
Đối với nhà mới xây dựng: Đối với nhà mới xây thì khi tường nhà xây xong sẽ không trát vữa mà sẽ tiến hành chống thấm ngược luôn bằng cách sử dụng chất chống thấm trộn cùng xi măng để trát vữa cho ngôi nhà hoặc đánh nhuyễn chất chống thấm lên tường, đợi khô rồi tiến hành tô vữa như bình thường.
Đối với nhà cũ: Nếu tường nhà cũ bị thấm dột, các bạn cần phải đục bỏ phần tường phía trong, sau đó xử lý chống thấm ngược rồi trát lại.
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Dùng dao sủi để loại bỏ lớp sơn và vữa cũ.
Bước 2: Thi công lớp vữa đã có trộn phụ gia chống thấm.
Bước 3: Khi lớp chống thấm thứ nhất khô, tiến hành thi công lớp chống thấm thứ 2.
Bước 4: Trát vữa hoàn thiện và sơn nhà như bình thường.
3.3. Chống thấm khe tiếp giáp giữa 2 nhà
Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn phương pháp chống thấm ở khe tiếp giáp giữa 2 tường nhà. Với phương pháp này, bạn có thể dùng nhựa đường để xử lý. Nhựa đường là một chất siêu dính có khả năng ngăn chặn thấm nước vô cùng triệt để, mang lại hiệu quả cao khi sử dụng.
3.4. Chống thấm bằng tôn lá
Chống thấm tường nhà bằng tôn
Nếu nhà mới xây mà có hiện tượng thấm dột thì bạn có thể dùng tôn lá để xử lý. Tôn lá tốt có độ dày từ 0.4 – 0.5mm để đóng tại vị trí có khe tiếp giáp giữa 2 nhà. Sau khi đóng tôn, bạn dùng keo chống dột silicon tra vào các vị trí đóng đinh để tôn không bị lung lay khi có gió. Hoặc bạn có thể dùng tấm dán chống dột để dán ở 2 khe tiếp giáp.
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến bạn những biện pháp chống thấm tường nhà liền kề hiệu quả nhất. Hy vọng bạn sẽ có được những thông tin hữu ích và lựa chọn được phương pháp chống thấm phù hợp nhất cho căn nhà của mình.
Sơn chống thấm tường JYMEC là chất chống thấm được tổng hợp từ Acrylonitrile và Alkylsiloxan, chống thấm hiệu quả cho tường trong nhà cũng như tường ngoài trời gìn giữ và tôn lên vẻ đẹp ngôi nhà của bạn thách thức với thời gian.
+ Có độ bền cao.
+ Có khả năng chịu mài mòn cao,kháng kiềm lớn và đặc biệt chịu được cả nước mặn.
+ Mặt sơn nhẵn mịn
+ Hoàn toàn không chứa chì và thủy ngân nên không gây hại cho người dùng và môi trường
+ Không cháy, không độc hại
Trần nhà bị thấm dột đã là nỗi lo trăn trở của rất nhiều ngôi nhà mỗi khi mùa mưa đến. Sự ẩm mốc, ướt át mang đến không gian bí bách, khó chịu, ảnh hưởng lớn đến tâm lý, sức khỏe của mỗi chúng ta. Nó cũng khiến ngôi nhà mất đi tính thẩm […]
1. Sơn chống thấm nhà vệ sinh JYMEC tốt nhất 2023 1.1 Tổng quan sơn chống thấm nhà vệ sinh JYMEC Về bản chất, sơn chống thấm tuy không ngăn thấm đột 100% đối với nhà vệ sinh nhà bạn, Tuy nhiên, sử dụng sơn chống thấm giúp bạn yên tâm hơn về sự an […]
Chống thấm ban công là công đoạn thi công vô cùng quan trọng đối với ngôi nhà của bạn. Làm sao để bảo vệ ban công nhà mình một cách thẩm mỹ, bền bỉ nhất. Cùng JYMEC bật mí cách chống thấm hiệu quả qua bài viết dưới đây nhé! 1. Nguyên nhân thấm dột […]
Sơn chống thấm là một trong những giải pháp chống thấm tối ưu hàng đầu với chúng ta. Tuy nhiên, nếu như không thi công đúng cách thì phương pháp này sẽ không đạt hiệu quả thi công 100%. Vậy, làm thế nào để thi công sơn chống thấm đạt kết quả tối đa? Tìm […]
1. Sơn chống cháy là gì? Hoạt động như thế nào? 1.1 Khái niệm Sơn chống cháy là dòng sơn có khả năng giúp hạn chế, ngăn chặn sự bùng cháy của lửa. Các sản phẩm sơn trên thị trường hiện nay phần thường có các thành phần chính như: Acrylic, vỏ trấu, gốc Epoxy […]
Sơn chống nấm mốc được xem là giải pháp cứu tinh đối với những khu vực tường thường xuyên bị ẩm mốc. Đâu là lý do dòng sản phẩm này được nhiều gia đình tin dùng lựa chọn. Cùng Sơn JYMEC tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé! 1. Sơn chống nấm mốc hoạt […]
1. 1 Thùng sơn chống thấm nhà vệ sinh sơn được bao nhiêu m2? 1 Thùng sơn chống thấm nhà vệ sinh sơn được bao nhiêu m2? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Đối vối mỗi loại sơn chống thấm nhà vệ sinh có một định mức sử dụng khác nhau. […]