Bạn đã biết về cấu tạo nền nhà xưởng chưa?

Nền được coi là bộ phận quan trọng nhất của nhà xưởng. Nếu cấu trúc nền chắc chắn thì nhà xưởng của bạn cũng chắc chắn. Vậy nên để tạo ra một bề mặt nền chắc chắn, cứng cáp thì điều đầu tiên bạn cần phải hiểu về cấu tạo nền. Vậy nền nhà xưởng có cấu trúc như nào. Chúng tôi sẽ giải đáp được cấu tạo nền nhà xưởng mà bạn cần biết.

Cấu tạo nền nhà xưởng

Như các bạn đã biết để công trình chắc chắn thì kết cấu của nó phải chất lượng. Khác với nền nhà dân dụng, nền nhà xưởng phải chịu những công suất và trọng lượng lớn hơn rất nhiều. Nền nhà xưởng phải chịu nhiều tác động từ vật lý lẫn hoá học nên kết cấu của nó cần được đảm bảo hơn. Dưới đây là kết cấu của nền nhà xưởng:

Có thể bạn chưa biết:

Lớp phủ bề mặt

Đây chính là lớp áo để phủ cho bề mặt. Lớp này có khả năng chịu được tác động của một lực lớn và tác động từ các chất hoá học. Lớp này chính lớp quan trọng nhất có thể bảo vệ nền nhà, nó chứa thành phần quan trọng có thể tác động trực tiếp đến chất lượng của nền nhà.

Lớp phủ bề mặt này được cấu tạo từ nhiều loại vật liệu, những thành phần chính chứa trong lớp phủ này là: nhựa tổng hợp, dầm đất, bê tông, gạch, gỗ, gốm,... Tất cả các thành phần này tạo nên một lớp bề mặt phủ trên nền nhà.

Lớp đệm nền

Đây là lớp truyền lực trực tiếp xuống nền nhà có khả năng chống nước cho nền nhà xưởng. Khi thi công nền nhà xưởng thì bạn cần tính toán chính xác với chiều dày 60 - 100 mm.

Lớp trung gian

Trong cấu tạo nền nhà xưởng có một lớp sơn gọi là trung gian. Lớp này sẽ giúp cho sàn nhà xưởng:

  • Phẳng hơn
  • Tạo khối chắc chắn, liên kết tốt các lớp khác lại với nhau
  • Vật liệu trung gian bao gồm: xi măng, cát, thuỷ tinh,...

Lớp nền nhà xưởng công nghiệp

Đây chính là lớp bảo vệ cho kết cấu sàn, có thể chịu được tải trọng.

cấu tạo nền nhà xưởng hình 1
Nền nhà xưởng có cấu tạo như thế nào

Bố trí thép nền trên bề mặt sàn công nghiệp

Để nền nhà xưởng được chắc chắn thì bạn cần phải bố trí toàn bộ thép bên trên bề mặt nhằm tăng khả năng chịu lực của nền nhà và có thể tác động đến kết cấu của mặt sàn.

Nguyên tắc bố trí thép cho cấu tạo nền nhà xưởng:

  • Đan các thanh thép thẳng lại với nhau, đảm bảo các thanh sắt không bị xô lệch
  • Khoảng cách giữa các thanh thép bằng độ dày lớp bê tông

Tham khảo:

cấu tạo nền nhà xưởng hình 2
Bố trí thép nền trên bề mặt sàn công nghiệp

Quy trình làm nền nhà xưởng

Trộn bê tông

Sử dụng máy để trộn đều hỗn hợp bê tông với nước để nó tạo ra một hỗn hợp sền sệt, người ta thường gọi là vữa.

Kiểm tra kết cấu của lưới thép

Trước khi đổ bê tông thì bạn cần kiểm tả lại một lượt xem kết cấu thép đã ổn định chưa, có đúng tiêu chuẩn không. Nếu đúng rồi thì có thể chuyển sang bước tiếp theo.

Đổ bê tông

Bước tiếp theo là đổ bê tông, lưu ý lớp bê tông được đổ phải phù hợp với điều kiện thời tiết thực tế, Không nên đổ bê tông ở nhiệt độ quá cao. Sau khi đổ bê tông cần phải che chắn kĩ lưỡng tránh thời tiết mưa lớp bê tông không khô.

Đầm bê tông

Đầm bê tông có tác động trực tiếp tới cấu tạo nền nhà xưởng, nó sẽ giúp cho bề mặt bê tông chắc chắn.

Tháo gỡ khuôn đúc

Sau khi thi công 3 tuần, đợi lớp bê tông ổn định thì bạn có thể tháo gỡ khuôn đức. Trong quá trình tháo gỡ bạn cần phải tháo gỡ từng bộ phận để tránh gây va chạm mạnh tác động đến sàn nhà xưởng.

Bảo dưỡng bê tông

Để sàn nhà xưởng luôn trong trạng thái tốt thì bạn cần bảo dưỡng thường xuyên. Bảo dưỡng sàn bê tông khá đơn giản,bạn chỉ cần tưới nước lên sàn bê tông tầm 3 - 4 tiếng để đảm bảo bê tông luôn được bảo vệ.

>>> Link đặt mua sản phẩm sơn cho nhà xưởng: https://sonjymec.com/son-cong-nghiep/

cấu tạo nền nhà xưởng hình 3
Thi công tông cho sàn công nghiệp

Trên đây là bài viết về cấu tạo nền nhà xưởng mà bạn cần biết. Hy vọng sau bài viết này sẽ giúp ích cho bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của công ty JYMEC. Chúc bạn có một ngày làm việc hiệu quả.

Tags: