Cải tạo nhà cũ và những vấn đề mà bạn cần lưu ý

Cải tạo nhà cũ là một trong những giải pháp thay đổi không gian sống cho rất nhiều gia đình Việt hiện nay. Bởi, không chỉ đáp ứng được nhu cầu về mặt chất lượng nhà ở, mà việc cải tạo không gian sống cũ thành một không gian hoàn toàn mới còn giải quyết được cả vấn đề tài chính cho rất nhiều gia đình. Vậy, việc cải tạo nhà cũ có dễ không? Cần được thực hiện như thế nào để đạt được hiệu quả tối ưu nhất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé!

1. Khi nào nên cải tạo nhà cũ?

Có thể hiểu, cải tạo nhà cũ là nâng cấp, thay đổi chất lượng công trình nhà ở sau một thời gian dài đưa vào sử dụng. Việc cải tạo có thể được thực hiện thông qua việc mở rộng diện tích hoặc điều chỉnh cơ cấu cấu diện tích sẵn có trên khung móng của nhà cũ.

Thông thường, quyết định cải tạo nhà cũ sẽ được đưa ra dựa trên nhu cầu của gia đình sống trong nhà, khi họ đã cân nhắc kỹ lưỡng, cảm thấy cần thiết phải cải tạo. Với các công trình nhà ở dân dụng được xây bằng bê tông, cốt thép, tuổi thọ trung bình dành cho các công trình này sẽ dao động không quá 50 năm, thời gian sử dụng an toàn nhất tối đa là 20 năm. Nếu mức độ hỏng hóc trong kết cấu công trình là 40% và gia đình có nhu cầu, đủ điều kiện xây mới, thì nên xây hoặc chuyển tới một căn nhà mới, việc cải tạo lại nhà cũ thường được diễn ra khi chất lượng công trình chỉ còn 50% hoặc dưới 50%.

cải tạo nhà cũ hình 1
Khi nào nên cải tạo lại nhà cũ là câu hỏi nhiều người quan tâm

2. Chống thấm - biện pháp bảo vệ sau cải tạo cực quan trọng

Nhìn chung, nguyên nhân dẫn đến sự xuống cấp của hầu hết các khu vực cơ bản trong nhà, yêu cầu đến sự cải tạo chính là hiện tượng thấm dột, gây nứt vỡ và rêu mốc. Từ đó, cho thấy được sự quan trọng của quy trình chống thấm trước khi hoàn thiện công trình. Đồng thời, cũng rút ra được bài học về sự cần thiết của chống thấm cho các khu vực sau khi được cải tạo. Bảo vệ hiệu quả cho công trình sau khi được cải tạo khỏi các tác động thấm dột.

cải tạo nhà cũ hình 2
Xử lý chống thấm cho nhà cũ là công việc rất cần thiết

Hiện nay, có rất nhiều biện pháp chống thấm khác nhau, đáp ứng nhu cầu chống thấm dột của nhiều gia đình, công trình khác nhau. Tuy nhiên, sơn chống thấm vẫn là phổ biến nhất. Trong đó, các sản phẩm sơn chống thấm tường nhà từ JYMEC luôn nhận được sự đánh giá cao từ nhiều người tiêu dùng bởi những hiệu quả tuyệt vời mà nó đem lại cho công trình. Sơn chống thấm JYMEC là chất chống thấm được tổng hợp từ các vật liệu chống thấm mạnh mẽ, tích hợp nhiều tính năng ưu việt, được xem là giải pháp chống thấm cho rất nhiều bề mặt trong nhà ở như:sàn vệ sinh, sàn nhà, tường nhà...Bên cạnh đó, với mỗi bề mặt khác nhau, JYMEC đều có những sản phẩm chống thấm riêng biệt, được sản xuất phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết Việt Nam, từ đó, đảm bảo hiệu quả chống thấm đạt mức tối đa nhất cho các bề mặt thi công. Ngoài ra, các sản phẩm chống thấm của JYMEC cũng được chia thành nhiều mức giá khác nhau, phù hợp với khả năng chi tiêu, ngân sách tu sửa của nhiều gia đình.

Gợi ý cho bạn: Mách bạn cách chọn sơn chống thấm hiệu quả nhất

3. Lưu ý khi cải tạo nhà cũ

Tuy là một quy trình khá phổ biến ở các gia đình Việt hiện nay, cải tạo nhà cũ vẫn là một quy trình khó thực hiện và có nhiều yêu cầu phức tạp cần lưu ý. Vì vậy, để có thể cải tạo, thay đổi không gian sống một cách tối ưu nhất, chúng ta cần nắm vững một số lưu ý sau đây:

3.1. Chuẩn bị kế hoạch chi tiết trước khi cải tạo

Trước khi bắt tay vào làm bất cứ công việc nào, chúng ta cũng đều cần một kế hoạch thực hiện cụ thể. Chủ nhà nên tìm cho mình mục đích của việc cải tạo nhà, xác định rõ các nhu cầu của gia đình, đặt mục tiêu mà công trình sau cải tạo cần đáp ứng, đồng thời, xác định rõ điều kiện kinh tế, tài chính của gia đình có phù hợp để tiến hành cải tạo nhà cửa không. Bên cạnh đó, cũng cần bàn bạc với mọi thành viên trong gia đình xem có thật sự cần cải tạo lại nhà hay cần cải tạo những phần nào trong nhà.

cải tạo nhà cũ hình 3
Cần có kế hoạch cải tạo nhà cũ một cách cụ thể

3.2. Chuẩn bị đầy đủ thủ tục, giấy tờ pháp lý trước khi tiến hành

Nhiều người cho rằng, việc cải tạo nhà cũ không cần liên quan tới các thủ tục pháp lý, hành chính như xây dựng một căn nhà mới. Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ sai lầm. Cải tạo một công trình cũng gây ảnh hưởng không ít tới cuộc sống của những gia đình quanh nhà bạn, vì vậy, trước khi tiến hành cải tạo, chủ nhà cần có sự cho phép của chính quyền và giấy tờ pháp luật rõ ràng. Còn với các gia đình chỉ cải tạo đơn giản, sửa chữa, lắp đặt thiết bị bên trong nhà, không làm thay đổi kết cấu chịu lực hay công năng sử dụng, không gây ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình thì được miễn giấy phép xây dựng, không cần chuẩn bị các thủ tục, giấy tờ khác.

3.3. Giám sát chặt chẽ, theo sát quá trình thi công và nghiệm thu sau khi hoàn thiện cải tạo

Thông thường, chúng ta thường giao toàn bộ việc cải tạo, thi công sửa chữa nhà mình cho đơn vị thi công. Kể cả đã lựa chọn đơn vị thi công chuyên nghiệp, uy tín, chúng ta vẫn còn theo dõi, giám sát quá trình thi công một cách chặt chẽ, không lơ là trong bất cứ thời điểm nào. Điều này sẽ giúp cho kết quả cải tạo đạt mức tốt nhất, đồng thời, chủ nhà cũng sẽ nắm chắc được các vấn đề xảy ra trong quá trình thi công, kiểm soát và đảm bảo tính chính xác trong thi công của công trình so với bản vẽ thiết kế, cũng như đảm bảo được tiến độ, thời gian thi công theo đúng kế hoạch được đề ra. Nếu không theo sát quá trình thi công, đến khi hoàn thiện gặp phải những vấn đề, rủi ro không vừa ý, hoặc lệch với kế hoạch thiết kế thì sẽ rất khó để khắc phục, đồng thời, tiêu tốn nhiều chi phí hơn trong việc sửa chữa.

cải tạo nhà cũ hình 4
Cần giám sát quá trình cải tạo lại nhà để đạt được kết quả tốt nhất

4. Biện pháp xử lý các vị trí bị hư hại

Như đã đề cập tới ở phần trên, lựa chọn cải tạo nhà cũ sẽ được đưa ra khi chất lượng nhà ở không còn đảm bảo. Điều này đồng nghĩa với việc là sẽ xuất hiện những khu vực bị hư hại, cần được sửa chữa. Một số trường hợp bị hư hỏng, cần cải tạo trong nhà phổ biến có thể kể đến như: Tường bị thấm nước, xuất hiện rêu mốc, đường ống nước bị vỡ, mái nhà xuống cấp theo thời gian, bếp xuống cấp, khung cửa vỡ, mục, nát,...

Vậy, làm thế nào để có thể khắc phục những vấn đề này? Có những khu vực nào thường cần cải tạo, sửa chữa khi cải tạo nhà cũ? Chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc cho cụ thể cho bạn ngay trong phần dưới đây:

4.1. Sàn nhà

Sàn nhà cũ, cần cải tạo là loại sàn nhà đã trải qua quá trình sử dụng rất lâu năm. Bề mặt sàn và chất lượng đã xuống cấp, xuất hiện nhiều vết nứt, ố hoặc các vết loang lổ, gây ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. Hoặc, một trường hợp khác là sàn nhà vừa thi công xong nhưng không đạt đủ các yêu cầu về thẩm mỹ, vì vậy,  cần được thi công lại để đảm bảo đủ điều kiện sử dụng.

cải tạo nhà cũ hình 5
Có rất nhiều cách cải tạo sàn nhà mang lại hiệu quả cao

Một số biện pháp xử lý, cải tạo sàn nhà cũ thường được ứng dụng phổ biến ở Việt Nam có thể kể đến là:

  • Sử dụng sàn nhựa giả gỗ
  • Sử dụng thảm gạch
  • Sử dụng thảm xốp ghép
  • Sử dụng sàn gỗ công nghiệp
  • Lát gạch men cho sàn

4.2. Trần nhà

Tương tự với sàn nhà, trần nhà cũng là một bề mặt cực kỳ quan trọng trong tổng thể không gian sống của một ngôi nhà. Tuy nhiên, sau một thời gian dài chống đỡ, đồng thời, chịu các tác động từ sàn mái thì tỉ lệ bị hư hỏng, xuống cấp, thấm dột của trần nhà là rất cao. Tình trạng này không chỉ gây mất thẩm mỹ trong căn nhà, mà còn gây ra nhiều vấn đề, rủi ro lớn về sự an toàn trong đời sống sinh hoạt của cả gia đình. Gây ra nhiều sự quan ngại, lo lắng cho mọi chủ nhà. Vì thế, đây cũng là một khu vực cần được cải tạo kỹ lưỡng khi thực hiện cải tạo nhà cũ. Một số biện pháp để cải tạo, xử lý các vấn đề này cho trần nhà cũ mà bạn có thể tham khảo cụ thể là:

  • Vệ sinh và sơn chống thấm lại trần nhà
  • Cải tạo trần nhà bằng cách đóng nhiều cấp gây thấp
  • Sử dụng trần thạch cao
  • Cải tạo kết cấu trần
  • Xử lý thấm dột cho trần nhà
cải tạo nhà cũ hình 6
Cải tạo trần nhà như thế nào để đạt được hiệu cao

4.3. Tường nhà

Tường nhà một bộ phận không thể thiếu khi sửa chữa lại một căn nhà cũ. Thông thường, sau khi đưa vào sử dụng được trên 10 năm, tường bê tông thường có biểu hiện xuống cấp, tróc sơn, xuất hiện các vết rêu, mốc do thấm dột, hoặc hơn thế nữa là xuất hiện các vết nứt vỡ, làm cho nước dễ dàng xâm nhập vào bên trong, gây hại đến kết cấu bên trong công trình. Mặt khác, cải tạo các bức tường cũng là một phần khá khó khăn, yêu cầu các kỹ thuật phức tạp. Vì vậy, để cải tạo khu vực này, bạn cần lưu ý lựa chọn giải pháp cải tạo phù hợp nhất với tình trạng tường nhà mình.

cải tạo nhà cũ hình 7
Sơn tường như thế nào là câu hỏi nhiều người quan tâm

Sơn lại tường nhà nếu chỉ đơn giản là muốn làm bức tường thêm mới mẻ và lớp bả trát, chất lượng tường vẫn còn tốt

Thực hiện xử lý hư hỏng trên bề mặt tường bằng cách cạo lớp bả cũ và thi công lại

Xử lý thấm dột, rêu mốc cho tường

Thi công lại bả bột cho tường

Nếu bức tường bị hư hỏng nặng, kết cấu không còn chắc chắn, bạn sẽ cần dùng đến các biện pháp mạnh, tháo dỡ và thi công xây dựng lại. Tuy nhiên, trường hợp này sẽ tiêu tốn khá nhiều chi phí, công sức và ảnh hưởng nhiều đến các bộ phận khác của ngôi nhà.

Một căn nhà không chỉ đơn giản là nơi ta sinh hoạt hằng ngày, mà còn là tổ ấm yêu thương cho cả gia đình. Vì vậy, việc sửa chữa, cải tạo, đảm bảo cho không gian sống của cả nhà đạt chất lượng tốt về công năng và thẩm mỹ là điều rất quan trọng. Hy vọng rằng, qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về quy trình cải tạo nhà cũ, đồng thời, hiểu hơn về tầm quan trọng của công đoạn chống thấm cho nhà ở dân dụng.

Tags: