Cách tính định mức sơn sắt đơn giản nhất

1. Cách tính định mức sơn sắt cho công trình

Bạn đang lên kế hoạch thi công sơn sắt, nhưng chưa xác định được lượng sơn cần sử dụng? Bạn băn khoăn không biết đặt mua sơn sắt với khối lượng bao nhiêu là đủ dùng? Vậy hãy tiếp tục theo dõi nội dung bài viết này của chúng tôi để tính định mức sơn sắt.

Định mức sơn sắt thường được tính theo 3 bước
Định mức sơn sắt thường được tính theo 3 bước

1.1 Tổng hợp các thông số kỹ thuật của công trình

Bao gồm các kích thước cụ thể, diện tích tổng thể của công trình cần thi công sơn sắt. Ngoài ra còn có kết cấu và đặc tính của dạng vật liệu kim loại cần sơn.

Tham khảo thông tin chi tiết về công trình do kỹ sư xây dựng của bạn cung cấp. Từ đó, có được thông số kết cấu thép chính xác nhất để có thể xác định tổng diện tích (m2) toàn bộ dự án của bạn.

1.2 Chọn loại sơn sắt có định mức phù hợp

Tùy vào từng sản phẩm sơn sắt với gốc thành phần khác nhau mà sẽ có kết cấu riêng. Vì kết cấu sơn lỏng hay đặc cũng sẽ ảnh hưởng đến định mức sơn khi thi công. Vậy nên, bạn cần chọn loại sơn phù hợp trước khi tính toán định mức sơn sắt. Hãy chọn loại phù hợp cho công trình của mình và tìm hiểu về định mức của loại sơn đó.

Thông thường, hàm lượng trung bình của sơn sắt thép khoảng 6m2/l với độ dày lớp 100 μm. Nhưng nó vẫn phụ thuộc vào tay nghề của người xây dựng và nhiều yếu tố khác tác động.

1.3 Xác định tổng số lít sơn cần dùng

Quy trình thi công sơn sắt bao gồm 3 lớp sơn cơ bản, 1 lớp sơn lót, 2 lớp sơn phủ. Tùy thuộc vào điều kiện môi trường mà tăng số lớp sơn sao cho phù hợp. Bạn có thể tham khảo cách tính định mức sơn sắt như sau:

  • Định mức lý thuyết: 12.86m²/L với độ dày màng sơn khô là 35µm.
  • Tỷ lệ hao hụt 10%.

→ Định mức thực tế có độ phủ: 11.57m²/L và lượng sơn 0.086L/m².

Nếu công trình của bạn có diện tích 1000m², công thức tính sẽ là: Lượng sơn x Diện tích = 0.086 x 1000 = 86.42L

Vậy với diện tích 1000m² thì định mức sơn lót cần là 86.42 Lít (định mức sơn thực tế).

>> Mách bạn: Sơn sắt mạ kẽm JYMEC - Lựa chọn tin dùng của mọi công tình

2. Hiệu quả của việc tính định mức sơn sắt?

Việc thi công xây dựng bao gồm rất nhiều hạng mục khác nhau cần đầu tư khoản vốn nhất định. Do đó, ngoài sơn sắt thì chủ công trình còn phải tính toán cho sơn trang trí, sơn phủ màu,... Mỗi quá trình thi công đều mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để thực hiện. Điều mà mọi gia chủ đều quan tâm đó là làm sao tối ưu hóa chi phí thi công sơn. Thì đó chính là lúc cần đến việc tính định mức của từng loại sơn cho công trình kiến trúc.

Tính toán đúng định mức sơn sắt cho công trình giúp đem lại nhiều lợi ích lớn. Như tính được lượng sơn chống rỉ cần sử dụng cho lượng kết cấu thép. Giúp kiểm soát hiệu quả các chi phí trước - trong - sau khi sơn, hạn chế phát sinh chi phí. Mua được lượng sơn vừa đủ, tránh dư thừa giúp thời gian thi công không bị gián đoạn. Chủ công trình có thể quản lý tốt nguồn đầu vào và nguồn vốn chi cho vật tư sơn sắt.

Lợi ích đạt được khi tính định mức sơn sắt
Lợi ích đạt được khi tính định mức sơn sắt

>> Xem thêm: Nắm chắc bí quyết tự sơn cửa sắt cực dễ và hiệu quả

3. Chi phí sơn sắt cho 500m2

Với định mức sơn sắt thường dùng cho công trình được gợi ý trong nội dung trên. Bạn đã có thể dễ dàng tự tính được lượng sơn sắt cần sử dụng cho công trình của riêng mình. Bên cạnh đó, giá bán của sản phẩm sơn sắt các hãng cũng có sự chênh lệch nhưng không nhiều. Nên việc so sánh giá định mức sơn sắt giữa các thương hiệu phổ biến là không đáng kể. Bạn hoàn toàn có thể dự trù kinh phí trong một khoản nhất định thì sẽ đủ để mua sơn sắt các hãng với khối lượng phù hợp.

Các hãng sơn sắt nổi tiếng trên thị trường hiện nay đều có mức giá sản phẩm tương tự nhau. Nên bạn có thể tham khảo mức giá chúng tôi tổng hợp và tính trung bình dưới đây.

Định mức sơn sắt đối với một công trình khoảng 500m2 sẽ có giá dao động từ 5.500.000đ đến 6.000.000đ.

Chi phí sơn sắt với định mức cho công trình khoảng 500m2
Chi phí sơn sắt với định mức cho công trình khoảng 500m2

Tất tần tật về cách tính định mức sơn sắt đã được chúng tôi chia sẻ trong bài viết trên. Hãy lưu lại nội dung này để áp dụng tính toán cho công trình thật hiệu quả và tối ưu chi phí nhé. Chúc các bạn thành công!

>> Xem thêm: Chọn sơn sắt cho bàn ghế kim loại bền đẹp với thời gian

Tags: