Nghiệm thu sơn chống cháy chuẩn nhất

1. Nghiệm thu sơn chống cháy bằng mắt thường

Nghiệm thu sơn chống cháy bằng cách nào bạn đã biết chưa? Thi công sơn chống cháy là một trong những vấn đề quan trọng và bắt buộc trong việc phòng chống cháy nổ. Việc nghiệm thu các công trình không kém phần quan trọng, đảm hiệu quả sơn chống cháy được hiệu quả nhất. 

Quan sát bằng mắt thường là một trong những cách được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi người nghiệm thu phải dày dặn kinh nghiệm.

Ngoài ra, để tăng độ chính xác khi nghiệm thu sơn chống cháy người ta có thể sử dụng các dụng cụ đo cơ khí. Đảm bảo kết quả thu được chuẩn xác nhất.

Để kết quả nghiệm thu được tốt nhất nên đảm bảo thi công sơn có độ dày tiêu chuẩn, bề mặt sơn phẳng mịn có tính thẩm mỹ cao….

Nghiệm thu sơn bằng mắt thường
Nghiệm thu sơn bằng mắt thường

2. Nghiệm thu sơn chống cháy bằng thiết bị đo độ nhám của bề mặt

Độ nhám bề mặt có thể sử dụng để nghiệm thu. Sử dụng phương pháp kiểm tra bề mặt có đạt yêu cầu không theo quy định của ASTM D4417. 

Để áp dụng phương pháp này, chúng ta cần một số thiết bị chủ yếu là:

  • Dụng cụ để so sánh độ nhám trên bề mặt với 1 đĩa chuẩn nhằm xác định độ nhám trên bề mặt thép đã được làm sạch.
  • Dụng cụ đo chiều sâu rãnh của các mặt cắt.

Nghiệm thu sơn chống cháy phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây: 

  • Cần đảm bảo độ bám dính của màng sơn.
  • Sử dụng thiết bị đo độ bám dính theo quy định tại ASTM D4541, xác định được lực cần thiết để lấy mẫu kim loại gắn với lớp sơn phủ.
Sử dụng phương pháp đo độ nhám màng sơn
Nghiệm thu sơn bằng phương pháp đo độ nhám màng sơn

>> Xem thêm: [TOP 5] Sơn chống cháy tốt nhất hiện nay

3. Nghiệm thu sơn chống cháy bằng các thiết bị kiểm tra hậu trường

  • Thời gian khô và đóng rắn của sơn

Đây là yếu tố cần được kiểm tra kỹ vì ảnh hưởng đến chất lượng của sơn. Nhiệt độ sơn không phù hợp có thể khiến kết quả không như mong đợi. Thi công trong điều kiện nhiệt độ quá cao có thể gây ra hiện tượng màng sơn bị rỗ. 

  • Nhiệt kế

Người kiểm định sơn chống cháy nên có nhiệt kế đo được nhiệt độ từ - 18 độ C đến 65 độ C để kiểm tra nhiệt độ không khí. Có thể sử dụng nhiệt kế tương tự để đo nhiệt độ sơn, dung môi… Sử dụng nhiệt kế bề mặt phẳng để đo nhiệt độ trên bề mặt.

  • Độ ẩm và điểm sương 

Sử dụng nhiệt kế ướt và nhiệt kế khô để đo độ ẩm và điểm sương. Có thể sử dụng dụng cụ cầm tay hoặc điện tử đều tốt. Theo dõi và ghi lại độ ẩm, nhiệt độ bề mặt, điểm sương và nhiệt độ không khí.

  • Tính đồng nhất của màng sơn

Đây là một trong những yếu tố quan trọng vì độ bền của màng sơn ảnh hưởng bởi độ dày của lớp sơn. Độ dày sơn ảnh hưởng một phần bởi độ đồng nhất của sơn.

  • Cốc đo độ đồng nhất

Lớp sơn có độ dày mỏng khác nhau, do đó cần sử dụng các thiết bị để đo độ đồng nhất của sơn. Cốc đo độ đồng nhất là thiết bị có thể xác định độ đồng nhất của sơn và các chất lỏng hiệu quả. 

  • Cốc đo khối lượng riêng (kg/l)

Kiểm tra xem trọng lượng của sơn có đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật không. Nếu khối lượng sơn thấp hơn tiêu chuẩn thì sơn có thể do sử dụng sơn không đảm bảo chất lượng hoặc lựa chọn dung môi không phù hợp. Nếu trọng lượng sơn không đồng nhất thì có thể do sơn chưa được khuấy đều. 

Nghiệm thu sơn chống cháy bằng thiết bị kiểm tra hậu trường
Nghiệm thu sơn chống cháy bằng thiết bị kiểm tra hậu trường

4. Sử dụng thiết bị đo độ dày màng sơn ướt

Là các thiết bị đo độ dày ngay khi vừa thi công sơn , màng sơn còn ẩm ướt chưa khô. Kết quả nghiệm thu màng sơn ướt có thể sai sót nếu thực hiện trên màng sơn khô quá nhanh hoặc sơn giàu kẽm hay sơn vinyl.

  • Thiết bị đo độ dày màng sơn theo nguyên lý tương tác hóa học

Sử dụng thiết bị lăn lớp sơn ướt trên mặt phẳng, đo chiều dày màng sơn với thiết bị. Chiều dày được tính theo micromet.

  • Thước đo màng sơn cầm tay

Là thiết bị đo độ dày mỏng của màng sơn. Dùng thiết bị đặt vuông góc với bề mặt sơn ướt, sau đó nhấc ra mà không chuyển động trượt. Chiều dày được tính bằng trung bình của bề mặt sơn phủ và lớp sơn tiếp theo.

  • Thiết bị đo độ dày màng khô

Có hai loại thiết bị nghiệm thu sơn chống cháy màng khô là làm thủng màng sơn và không làm thủng. Thiết bị không làm hỏng màng sơn thường được yêu thích hơn vì không làm ảnh hưởng đến lớp sơn. Tuy nhiên, nếu kiểm tra độ dày bằng thiết bị phá hỏng màng sơn thì nên lưu ý xử lý lại vị trí đó.

  • Thiết bị đo độ dày màng sơn bằng từ trường

Sử dụng nam châm điện hoặc nam châm vĩnh cửu để kiểm tra, đo lường. Dự trên nguyên tắc màng sơn không có từ tính sẽ làm thay đổi lực từ, từ đó có thể biến được độ dày của màng sơn.

  • Thiết bị đo độ dày loại dòng xoáy

Đo độ dày của màng sơn dựa trên hiện tượng điện cảm và dòng xoáy.

đo độ nhám màng sơn ướt
Nghiệm thu sơn bằng cách đo độ nhám màng sơn ướt

>> Xem thêm: Các bề mặt nên sơn chống cháy bạn cần biết

5. Phát hiện các khuyết tật trên màng sơn

Các khuyết tật của màng sơn không thể dễ dàng phát hiện bằng mắt thường. Dựa vào thử nghiệm có thể phát hiện các khuyết tật trước khi lớp sơn khô, từ đó có thể kịp thời khắc phục và sửa chữa.

  • Thiết bị phát hiện điện áp thấp gồm tấm bọt xốp gắn với pin và báo hiệu

Một dây dẫn liên kết với vật liệu tạo thành mạch điện. Sử dụng miếng bọt ướt di chuyển trên bề mặt sơn, nếu gặp khiếm khuyết sẽ tạo điện làm chuông kêu. Các nhược điểm sẽ được đánh dấu để tránh lặp lại.

  • Bộ phận phát hiện dùng điện áp cao.

Tương tự như cách làm ở áp thấp nhưng không sử dụng bọt ướt mà dùng điện áp cáo, khi phát hiện khiếm khuyết sẽ phóng tia lửa điện từ điện cực đến bề mặt nghiệm thu.

Trên đây là một số cách nghiệm thu sơn chống cháy thường dùng. Hy vọng bạn có được những thông tin hữu ích và lựa chọn được phương pháp nghiệm thu phù hợp. 

Tags: