Sơn ngoại thất là lớp sơn bảo vệ và đem lại tính thẩm mỹ chung cho ngôi nhà của bạn. Đây là lớp sơn tiếp xúc trực tiếp và chịu nhiều nhất từ bên ngoài. Việc sơn lại ngoại thất giúp cho ngôi nhà của bạn vẻ đẹp và sự bền bỉ theo thời gian. Vậy bao lâu thì nên sơn lại nhà? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Thời tiết mưa nắng thất thường là nguyên nhân chính tác động gây hư hại cho ngôi nhà của bạn. Lớp sơn ngoại thất là lớp sơn bên ngoài nhà, đây là bộ phận tiếp xúc và chịu những tác động mạnh mẽ của thời tiết cũng như con người.
Sau một thời gian đối mặt với những tác động đó, lớp sơn nhà trở nên cũ kỹ, bong tróc và xuống cấp. Bề mặt tường xuất hiện những vết lồi lõm, rêu mốc. Những vết đó có thể là môi trường lý tưởng, tạo điêu kiện cho vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh sinh sống và phát triển. Các tác nhân gây hại phá huỷ kết cấu bền vững của ngôi nhà dẫn đễn các vết rạn nứt, bong tróc. Tình trạng thấm dột cũng xuất hiện ảnh hưởng lớn đến ngôi nhà. Nếu không có biện pháp khắc phục, thay đổi lớp sơn ngoại thất, thậm chí nó có thể trở thành mối nguy gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khoẻ gia đình bạn.
Cải tạo lớp sơn ngoại thất cũ
Theo các chuyên gia nghiên cứu, màu sắc kiến trúc có tác động tâm lý rất lớn đến con người. Nếu bạn ở trong một ngôi nhà mới có màu sắc không phù hợp hay ở một ngôi nhà cũ nhiều năm không thay đổi. Điều này có thể khiến cho bạn cảm thấy tẻ nhạt và đơn điệu.
Việc sơn lại tường nhà, thay đổi màu sơn mới không chỉ giúp cải thiện tính thẩm mỹ mà còn đem lại nhiều lợi ích khác. Ngôi nhà với lớp sơn mới trông sẽ thêm phần mới mẻ, tươi sáng hơn rất nhiều.
Việc sơn lại tường nhà được thực hiện khi ngôi nhà của bạn đã trải qua một thời gian dài. Khi các lớp sơn ngoại thất không còn giữ được vẻ đẹp, màu sắc như ban đầu hay bị hư hại, xuống cấp, người ta thường tiến hành thay lớp sơn mới. Tuy nhiên, thời gian sơn lại tường nhà phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.
Thông thường, gia chủ sẽ sơn lại nhà sau khoảng thời gian từ 5-7 năm. Nhưng vấn đề quan trọng nhất quyết định thời gian thi công sơn lại nhà phụ thuộc vào chất lượng lớp sơn cũ. Trên thực tế, một số loại sơn kém chất lượng đôi khi chỉ cần 2-3 năm đã bắt đầu xuất hiện tình trạng xuống cấp. Đối với một số dòng sơn có thể mang lại tuổi thọ từ 7-10 năm mà vẫn bền đẹp như mới.
Nên sơn lại ngoại thất lúc nào?
Bên cạnh thời gian ước tính, bạn cần tiến hành kiểm tra định kỳ lớp sơn ngoại thất. Nếu phát hiện các dấu hiệu hư hại, cần khắc phục kịp thời và đưa ra biện pháp sơn lại phù hợp.
Một số dấu hiệu cho thất ngôi nhà của bạn cần sơn lại phổ biến như:
3. Hướng dẫn sơn lại tường cũ cực đơn giản, hiệu quả
3.1 Xử lý bề mặt tường nhà cũ
Một số vấn đề cần xử lý giúp chuẩn bị bề mặt thi công tốt nhất đó là:
Xử lý tường nhà cũ: Đối với một số tường nhà cũ đã xuất hiện tình trạng thấm dột, bạn cần tiến hành xử lý chống thấm. Kiểm tra tất cả các bề mặt bên trong và bên ngoài tường. Nếu tường nhà bạn có hiện tượng nấm mốc, bong tróc sơn.
Xử lý chống thấm tường nhà: Độ ẩm cao là nguyên nhân chính gây ra các hiện tượng ẩm mốc, màng sơn bị bong tróc. Xử lý chống thấm tường nhà kỹ bằng những vật liệu chống thấm phù hợp cho toàn bộ bị trí tường trong và tường ngoài.
Xử lý các vết trên tường nhà: Tường nhà cũ trước khi thi công sơn lại cần khắc phục một số khuyết điểm. Có thể sử dụng bột bả trét làm bằng phẳng bề mặt tường nhà trước khi sơn lại ngoại thất.
Lựa chọn màu sơn phủ mới: Với màu sơn mới, cần xem xét, cân nhắc dựa trên màu sơn cũ. Nếu màu sơn cũ quá khác biệt với màu sơn mới, tuỳ vào tình trạng sơn, bạn có thể thi công sơn đè trực tiếp màu sơn mới. Trường hợp nếu màu sơn cũ quá đậm, bạn cần phải sơn lót lớp sơn trắng. Điều này giúp cho màu sơn mới lên chuẩn hơn, tươi sáng và bền màu hơn.
Xử lý lớp sơn tường cũ trước khi sơn mới
3.2 Quy trình sơn lại ngoại thất
Sau khi tiến hành xử lý bề mặt thi công, bạn có thể tiến hành sơn lại tường nhà tương tự như các bước thi công sơn cho một ngôi nhà mới.
Bước 1: Vệ sinh bề mặt tường nhà
Sau khi xử lý, bạn cần làm sạch bề mặt tường nhà. Dùng chổi phủi sạch bụi và các phần vôi vữa sư thừa trước khi sơn.
Chà nhám bề mặt tường giúp cho các lớp sơn mới có thể bám dính tốt và bền bỉ hơn.
Bước 2: Thi công sơn lót
Dùng chổi hoặc con lăn sơn thi công từ 1-2 lớp sơn lót chống kiếm. Điều này giúp tăng độ kết dính và tăng khả năng bảo vệ cho ngôi nhà của bạn.
Lưu ý: Để cho lớp sơn trước khô hoàn toàn rồi mới thi công tiếp các lớp sơn tiếp theo.
Bước 3: Thi công sơn phủ
Tương tự như sơn lót, sử dụng chổi quét sơn, con lăn rulo thi công tối thiểu từ 2-3 lớp sơn cho màu sơn dày, bền đẹp.
Mỗi lớp sơn nên thi công cách nhau từ 2-4 tiếng cho sơn khô ráo, tránh tạo ra các khuyết điểm cho lớp sơn mới.
Sau khi sơn phủ, tiến hành dặm lại màu và vệ sinh bề mặt tường nhà sau khi sơn. Việc thi công sơn lại ngoại thất mất nhiều thời gian và công sức. Trong thời gian chờ sơn khô, bạn cần có các biện pháp che chắn, bảo vệ tránh các tạp chất, bụi bẩn bám vào bề mặt tường nhà.
4. Một số lưu ý khi sơn lại cho ngoại thất ngôi nhà
Để cho lớp sơn ngoại thất mới chất lượng và có tuổi thọ bền bỉ hơn, bạn cần lưu ý một số điều sau:
Lựa chọn vật liệu sơn chất lượng, bền bỉ. Tính toán lượng sơn cần thiết một cách chính xác, tránh mua quá nhiều hoặc thiếu sơn trong khi thi công.
Lựa chọn đơn vị thi công sơn uy tín, có kinh nghiệm và tay nghề cao. Nếu tự thi công sơn lại ngoại thất, cần tham khảo ý kiến của những người đã thi công. Nên nắm rõ tình trạng lớp sơn nhà cũ, từ đó có thể đưa ra giải pháp thi công sơn lại hoặc khắc phục một cách kịp thời.
Lựa chọn thời điểm thi công sơn lại tường nhà thích hợp. Nên thi công vào những thời điểm có thời tiết khô ráo, thoáng mát như mùa thu, đầu hè. Không nên thi công sơn nhà vào những ngày mưa hoặc quá nắng nóng. Thực hiện che chắn bằng tấm bạt, bìa carton cho các đồ vật và cây cối khu vực gần nơi thi công sơn nhà.
Sơn lại ngoại thất giúp hoàn thiện tính thẩm mỹ cho không gian sống
Sơn lại ngoại thất cần dựa trên nhiều yếu tố để bắt đầu thi công. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khoảng thời gian sơn lại nhà. Theo dõi chúng tôi để biết thêm những thông tin bổ ích khác về sơn nhà nhé!
1. Sơn nhà phổ biến hiện nay có những loại nào? Sơn nhà là công đoạn hoàn thiện không thể thiếu trong bất kỳ công trình thi công nào. Lớp sơn đóng vai trò như chiếc áo bảo vệ ngôi nhà khỏi những tác động gây hại. Đồng thời, nó cũng giúp mang lại tính […]
Sơn chống thấm tường JYMEC là chất chống thấm được tổng hợp từ Acrylonitrile và Alkylsiloxan, chống thấm hiệu quả cho tường trong nhà cũng như tường ngoài trời gìn giữ và tôn lên vẻ đẹp ngôi nhà của bạn thách thức với thời gian.
+ Có độ bền cao.
+ Có khả năng chịu mài mòn cao,kháng kiềm lớn và đặc biệt chịu được cả nước mặn.
+ Mặt sơn nhẵn mịn
+ Hoàn toàn không chứa chì và thủy ngân nên không gây hại cho người dùng và môi trường
+ Không cháy, không độc hại
Tục ngữ có câu: “Người đẹp vì lụa” tức là muốn nói con người phải chú trọng đến cách ăn mặc bên ngoài để gây ấn tượng tốt, toát lên được thần thái và gu thẩm mĩ cuả mỗi cá nhân. Màu sơn ngoại thất của ngôi nhà chính là cái nhìn đầu tiên để […]
Trong ngành xây dựng, việc lựa chọn sơn đạt chuẩn chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường và mang lại lợi nhuận đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của đại lý phân phối, nhà thầu và chủ đầu tư. Công ty cổ phần Sơn JYMEC, với danh tiếng về chất lượng […]
Vấn đề chọn lựa màu sơn cho một công trình, dù là sơn ngoại thất hay nội thất thì đều mang đến rất nhiều khó khăn, đòi hỏi sự tính toán tỉ mỉ của chủ nhà. Chúng ta không nên chọn những màu sơn quá lòe loẹt, cũng không nên chọn những màu sơn đơn […]
Phối màu sơn ngoại thất đóng vai trò rất quan trọng trong thi công thiết kế căn nhà. Nếu như không biết cách phối màu sắc sao cho phù hợp sẽ khiến căn nhà trở nên rối rắm và nhức mắt. Cùng tìm hiểu ngay cách phối màu sơn ngoại thất đẹp nhất dưới đây […]
1. Sơn chống cháy là gì? Hoạt động như thế nào? 1.1 Khái niệm Sơn chống cháy là dòng sơn có khả năng giúp hạn chế, ngăn chặn sự bùng cháy của lửa. Các sản phẩm sơn trên thị trường hiện nay phần thường có các thành phần chính như: Acrylic, vỏ trấu, gốc Epoxy […]