Tường nhà bị muối hóa nên xử lý như thế nào?

Tường nhà bị muối hóa là hiện tượng thường gặp ở nhiều căn nhà. Nó gây hưởng lớn đến chất lượng, tuổi thọ của công trình. Đồng thời, nó cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Vậy nên xử lý tính trạng này thế nào? Sử dụng các loại sơn phủ chống nấm mốc có hiệu quả không? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

1. Nguyên nhân khiến tường bị muối hóa

Hiện tượng tường nhà bị muối hóa hay còn gọi là hiện tượng nhiễm mặn tường nhà. Đây là hiện tượng xảy ra phổ biến ở hầu hết các ngôi nhà. Bất cứ ngôi nhà với phong cách thiết kế, vị trí địa lý nào đều có thể bị muối hóa. Đặc biệt, những ngôi nhà ở gần biển, hiện tượng này xảy ra nhiều hơn và gay ra nhiều phiền toái cho chủ nhà. Một số nguyên nhân khiến cho  bề mặt tường bị muối hóa  có thể kể đến như:

  • Do thi công sơn tường khi còn ẩm. Một số công trình quá vội vàng thi công cho kịp tiến độ mà thi công ngay cả  khi tường nhà vẫn còn ẩm, chưa đạt độ khô tiêu chuẩn.
  • Tường nhà bị muối hóa có thể do quá trình thi công sơn chưa được xử lý tốt khâu chuẩn bị bề mặt.
  • Hơi ẩm thoát ra từ vật liệu xi măng mang theo nồng độ muối cao.
  • Trong lúc thi công trộn vữa xi măng sử dụng nước lợ hoặc nước mặn để thi công.
  • Vật liệu gạch không đảm bảo chất lượng. Gạch được làm từ đất bị nhiễm mặn, nung chưa đủ lửa.
  • Tường nhà bị thấm dột dẫn đến ẩm mốc.
  • Thi công sơn tường không sử dụng xi măng chống thấm hay bất ỳ biện pháp chống thấm nào.
  • Không thi công sơn lót cho bề mặt tường nhà hoặc sử dụng loại sơn trắng thay thế cho lớp sơn lót.
  • Thợ thi công không có kinh nghiệm, tay nghề cao dẫn đến chất lượng công trình không đảm bảo.
Nguyên nhân khiến tường nhà bị muối hoá
Nguyên nhân khiến tường nhà bị muối hóa

>> Xem thêm: Tường nhà bị mốc nguyên nhân do đâu?

2. Dấu hiệu, hậu quả khi xảy ra hiện tượng tường nhà bị muối hóa

Trên thực tế, hiện tượng muối hóa tường nhà có thể dễ dàng quan sát, nhận biết bằng mắt bình thường. Nếu bạn quan sát bề mặt tường nhà mình có các dấu hiệu sau đây, điều đó thể hiện rằng tường nhà đang bị muối hóa, hư hại và xuống cấp:

  • Tường nhà bị nứt: Đây là dấu hiệu nặng nhất cho thấy tường nhà của bạn đang bị muối hóa nghiêm trọng. Nếu các vết nứt không được phát hiện và khắc phục kịp thời, nó có thể phát triển thành các vết nứt lớn hơn và ảnh hưởng đến kết cấu ngôi nhà. Bạn nên thường xuyên quan sát các dấu hiệu rạn nứt, vết nứt chân chim trên bề mặt tường nhà.
  • Sơn tường bị bong tróc: Bề mặt lớp sơn tường nhà bị bong tróc, phồng rộp là dấu hiệu cho thấy tường nhà bị muối hóa. Nó khiến cho ngôi nhà trông mất thẩm mỹ, xuống cấp, hư hại nhanh chóng hơn.
  • Mọc nấm trắng trên bề mặt tường nhà: Có thể nói đây là dấu hiệu cho thấy rõ nhất hiện tượng muối hóa tường nhà. Nếu như vết nứt tường có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiện tượng tường nhà mọc nấm trắng trên bề mặt chắc chắn nguyên nhân 100% do gạch, tường nhà bị nhiễm mặn hay còn gọi muối hóa. Những vết trắng loang lổ, dày đặc li ti này nổi lên trên bề mặt tường nhà, đưa lên miệng nếm thử có vị mặn chát.
Vết muối hoá trên bề mặt tường nhà
Vết muối hóa trên bề mặt tường nhà

>> Gợi ý cho bạn: Sơn nhà khi tường bị ẩm: Biện pháp xử lý và lưu ý

3. Cách xử lý tường nhà bị muối hóa hiệu quả

Có thể nói, hiện tượng muối hóa tường nhà khiến cho không gian mất đi tính thẩm mỹ trầm trọng. Bên cạnh đó, kết cấu ngôi nhà cũng ảnh hưởng không ít, khiến cho ngôi nhà nhanh chóng hư hại, xuống cấp.

Để xử lý tình trạng muối hóa tường nhà, gia chủ có thể thực hiện các bước trong quy trình xử lý sau đây:

Bước 1: 

  • Sử dụng giấy nhám hoặc dụng cụ cạo sơn làm sạch lớp bị muối hóa trên bề mặt tường nhà.
  • Vệ sinh bề mặt tường nhà thật kỹ càng. Nếu lớp sơn tường bị phồng rộp, bong tróc, cần loại bỏ hoàn toàn lớp sơn đó

Bước 2:

  • Kiểm tra bề mặt đã vệ sinh đạt chuẩn hay chưa? Bề mặt tường cần đảm bảo không còn bụi bẩn, tạp chất dư thừa.
  • Sử dụng bột bả giúp làm bằng phẳng bề mặt thi công, loại bỏ các vết lồi lõm, khuyết tật bê tông.
  • Nếu bề mặt tường nhà bị ẩm ướt, sử dụng khăn khô lau sạch bề mặt sau đó để cho tường thật khô ráo mới thi công tiết bước tiếp theo.

Bước 3: 

  • Sử dụng con lăn sơn hoặc chổi quét thi công lớp sơn lót chống kiềm hoặc sơn lót chuyên dụng thích hợp.
  • Thi công tối thiểu từ 1-2 lớp sơn, mỗi lớp sơn cần để khô hoàn toàn rồi mới thi công tiếp lớp sơn tiếp theo.

Bước 4:

  • Thi công lớp sơn phủ chống nấm mốc, muối hóa hoàn thiện cho bề mặt tường nhà.
  • Nên thi công 2-3 lớp sơn giúp bảo vệ tốt hơn.
Làm sao để xử lý tình trạng muối hoá tường nhà?
Làm sao để xử lý tình trạng muối hoá tường nhà?

>> Xem những tiêu chí chọn sơn tốt tại: https://sonjymec.com/tuong-nha-bi-muoi-hoa.htm

4. Biện pháp ngăn ngừa tường bị muối hóa

Một trong những biện pháp bảo vệ tường nhà bạn khỏi tình trạng muối hóa tốt nhất đó chính là chuẩn bị tốt biện pháp ngăn ngừa. Chủ nhà nên có những biện pháp phòng ngừa ngay từ khi mới xây nhà.

Để làm được điều đó, một số điều dưới đây có lẽ sẽ giúp ích cho bạn:

  • Lựa chọn vật liệu thi công chất lượng tốt nhất cho ngôi nhà. Nên đặc biệt chú trọng đến chất lượng gạch và sơn tường. Gạch xây cần đảm bảo nung đủ lửa, không bị nhiễm mặn. Sơn nhà nên chọn những dòng sơn có khả năng kháng nước, kháng kiềm, sơn phủ chống nấm mốc hiệu quả như ( sơn JYMEC, Jotun, Mykolor…).
  • Sử dụng nước sạch cho quá trình trộn hồ, tráng sử dụng nước lợ, nước bị nhiễm mặn.
  • Tiến hành xử lý triệt để những nguồn gây ẩm mốc.
  • Nên để cho bề mặt tường nhà vôi vữa xi măng khô hoàn toàn từ 4-6 tuần cho hơi nước thoát ra. Khi tường có độ ẩm tiêu chuẩn đạt dưới 16%, bạn mới có thể thi công sơn hoàn thiện nhà.
  • Thiết kế các quạt hút hơi ẩm tại những không gian thường xuyên bị ẩm thấp như: nhà vệ sinh, nhà tắm, nhà bếp…
Bảo vệ tường nhà không bị muối hoá ngay từ ban đầu
Bảo vệ tường nhà không bị muối hóa ngay từ ban đầu

 

Trên đây là những chia sẻ hướng dẫn bạn cách xử lý khi tường nhà bị muối hóa. Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Chúc bạn thành công!

Tags: