Thanh trương nở chống thấm và những thông tin cần biết

Ngày nay công nghệ kỹ thuật phát triển, nhiều vật liệu mới trong xây dựng được phát minh. Trong các vật liệu mới, thanh trương nở là sản phẩm ra đời nhằm giải quyết các vấn đề về thấm nước mạch ngừng thi công công trình. Cùng bài viết dưới đây chúng tôi hướng dẫn bạn sử dụng thanh trương nở chống thấm.

Thanh trương nở chống thấm là gì?

Thanh trương nở hay còn có các tên gọi khác như băng trương nở, thanh thủy trương, cao su trương nở là một thanh, sợi hỗn hợp chất có khả năng trương nở khi gặp nước tạo thành một áp suất nén lâu dài trong khớp nối bê tông không dịch chuyển. Đây là một loại vật liệu dùng thi công các mạch ngừng.

Tin mới nhất:

Thanh trương nở chống thấm
Thanh trương nở chống thấm

Thành phần cấu tạo thanh trương nở

Thanh trương nở là vật liệu ngăn nước, vật liệu này có dạng cao su polymer. Thanh trương nở có khả năng chống nước linh hoạt. Nó được sử dụng cho các mối nối xây dựng cũng như bịt lại các phần bê tông đúc sẵn. Khi tiếp xúc với nước, chúng tự động trương nở trong phạm vi kiểm soát và chống thấm.

Đây là một dạng vật liệu chống thấm được cấu tạo từ hợp chất cao su lưu hóa cùng những phụ gia đặc biệt. Được cấu tạo từ phân tử cực nhỏ, những phân tử này liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành lớp vững chắc. Ở bên trong những lớp này có sự phân cực hai bên âm dương khác nhau.

Nguyên lý hoạt động

Khi tiếp xúc với nước, thanh trương nở sẽ giãn nở về mặt thể tích, tạo áp suất dương. Vì thế ngăn không cho nước thấm sâu vào bên trong mạch bê tông, bảo vệ công trình dưới sự tấn công của nước. Bên cạnh đó với các thành phần cấu tạo nên sản phẩm giúp cho thanh trương nở khi ngậm nước có thể trương nở 200%. Điều này giúp khả năng chống thấm tuyệt đối.

Ưu điểm của thanh trương nở chống thấm

Ngày nay, thanh trương nở được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong các công trình thi công. Với những ưu điểm vượt trội mà vật liệu này mang lại, thanh trương nở được nhiều chủ thi công công trình ưa chuộng sử dụng. Những ưu điểm đó có thể kể đến như:

  • Được thiết kế linh hoạt, dạng khoanh, dễ dàng cho việc lắp đặt thi công.
  • Thanh trương nở chống thấm được sử dụng linh hoạt trong nhiều địa hình thi công khác nhau như hố ga, tầng hầm, khu vực hộp cống, bể nước và hố thang máy.
  • khả năng chịu nén và chịu uốn nên dùng để thi công các loại bê tông được đúc sẵn. Dòng sản phẩm này có thể chịu được áp suất thủy tĩnh lên đến 70 mét.
  • Thanh trương nở loại trừ việc hàn và tách kết nối với các thanh chắn nước cao su.
  • Có cấu tạo đặc biệt các lối đối đầu các khoanh tiếp giáp với nhau tạo ra băng cản nước liên tục.
  • Đây là loại vật liệu có độ bền rất cao, tính trương nở ổn định, không bị chịu ảnh hưởng bởi sự tác động của chu kì khô/ướt.
  • Đảm bảo an toàn về mặt sinh thái học, không độc hại và có thể sử dụng trong cấu trúc các bể nước uống.
  • Sử dụng thanh trương nở không bị xuống cấp, hao mòn theo thời gian.
  • Ngay cả trong điều kiện ẩm ướt thì khả năng chống thấm của thanh trương nở vẫn hoạt động hiệu quả.
  • Một số sản phẩm thanh trương nở có mặt tự dính nên rất dễ dàng để thi công.

Ứng dụng của thanh trương nở chống thấm trong công trình

Sở hữu nhiều những ưu điểm vượt trội, chống thấm hiệu quả cao. Thanh trương nở hiện nay được ứng dụng nhiều trong nhiều công trình thi công như:

  • Thanh trương nở được sử dụng cho tường móng nhà, móng công trình.
  • Được sử dụng cho chân tường và tường của các hạng mục tầng hầm.
  • Dùng trong xây dựng các khớp nối đối với cốt thép, bê tông.
  • Nó còn được dùng để quấn quanh nền bê tông, ống xuyên sàn, qua mặt tường.
  • Thanh trương nở dùng để chống thấm xuyên tường, chống thấm cổ ống xuyên sàn.
  • Ứng dụng quan trọng nhất là dùng để chống thấm cho mạch ngừng.
  • Sử dụng đối với các mối nối đường ống, bể nước, cống hộp.
  • Sử dụng cho các hạng mục hố thang máy, hố ga.
Ứng dụng của thanh trương nở chống thấm
Ứng dụng của thanh trương nở chống thấm

Cách sử dụng thanh trương nở chống thấm

Thanh trương nở chống thấm được sử dụng đơn giản và dễ dàng đem lại hiệu quả thi công cao. Để đạt hiệu quả tối ưu nhất, bạn cần thi công đầy đủ và đúng kỹ thuật theo các bước sau:

Bước 1: Dùng cọ quét hoặc máy thổi làm vệ sinh sạch sẽ loại bỏ hết các tạp chất, bụi đất trên mạch ngừng chuẩn bị lắp đặt thanh trương nở. Không được để đọng nước trên bề mặt bê tông của mạch ngừng.

Bước 2: Luồn cuộn thanh trương nở vào mạch ngừng (giữ nguyên lớp giấy lót). Sau đó quét một lớp keo lót chuyên dụng để thanh trương nở có thể cố định tại vị trí cần lắp đặt. Dùng tay ấn thật mạnh để thanh trương nở bám chắc vào mạch ngừng.

Bước 3: Chờ cho keo khô lại (chuyển màu đen khoảng 2-3 phút) và chắc chắn thanh trương nở đã dính rất chắc chắn vào đường mạch ngừng của bề mặt bê tông thì tiến hành lột bỏ lớp giấy lót.

Để tạo sự liên tục của thanh trương nở thì bạn nối 2 đầu thanh trương để tạo thành một đường liên tục, không ngắt quãng. Để đạt hiệu quả cao nhất, cắt mỗi đầu một góc 45 độ sau đó nối 2 đầu lại với nhau.

Bước 4: Sau khi hoàn tất lắp đặt và gỡ giấy lót, bàn giao bề mặt để thi công các công tác tiếp theo: ghép ván khuôn mặt còn lại, đổ bê tông,…

Xem thêm:

Cách sử dụng thanh trương nở chống thấm
Cách sử dụng thanh trương nở chống thấm

Các sản phẩm thanh trương nở chống thấm tốt nhất hiện nay

Thanh trương nở hyperstop

Thanh trương nở hyperstop là vật liệu được chế tạo từ cao su butyl mềm dẻo cùng với bentonite trương nở. Khi tiếp xúc với nước, sản phẩm bịt kín các lỗ xốp và lỗ mao quản, tạo ra áp suất khiến cho nước không thể thấm qua.

Vật liệu này được đặt cách mép bê tông ít nhất khoảng cách là 50mm. Ứng dụng chủ yếu vật liệu thanh trương nở chống thấm này được sử dụng cho tường móng, tường khu vực tầng hầm, các mối nối đường ống và hộp cống cũng như bể nước…

Khi tiếp xúc với nước, sản phẩm này cho khả năng trương nở gấp nhiều lần so với diện tích ban đầu. Vật liệu thích hợp được sử dụng cho các công trình dân dụng, hạng mục bể nước bởi nó được sản xuất không chứa các thành phần an toàn, thân thiện, không gây hại với môi trường.

Thanh trương nở hyperstop
Thanh trương nở hyperstop

Thanh trương nở chống thấm Sika

Vật liệu trương nở chống thấm Sika được tạo thành từ công thức đóng gói vật liệu ưa nước. Vật liệu này được đóng gói vào vật liệu gốc cao su tạo ra sự kiểm soát và được hoạt hoá bằng hơi ẩm sau đó trám kín bằng áp lực. Đây là vật liệu cản nước có độ linh hoạt cao và được thi công bằng biện pháp dán lên bề mặt mạch ngừng bê tông.

Thanh trương nở chống thấm Sika là vật liệu chống thấm tự trương nở khi gặp hơi nước có khả năng lấp đầy các khuyết điểm của mạch ngừng bê tông. Hiện nay, đây là vật liệu được sử dụng phổ biến và rộng rãi cho các kết cấu bê tông, thép và các vật liệu khác.

Bạn có thể tham khảo bảng tính chất vật lý của thanh trương nở Sika dưới đây:

Khoản mục Đơn vị Cao su ưa nước Cao su clopren
Tiêu chuẩn Điển hình Tiêu chuẩn Điển hình
Khối lượng riêng   1.3 – 1.5 1.35 1.3 – 1.5 1.41
Độ cứng (JIS-A) 45 – 55 52 45 – 55 51
Cường độ căng Kgf/cm2 tối thiểu 30 37 tối thiểu 90 125
Độ dãn dài % tối thiểu 600 760 tối thiểu 400 435

Bài viết trên đây hướng dẫn bạn sử dụng thanh trương nở chống thấm hiệu quả. Hy vọng những chia sẻ của sơn JYMEC có thể giúp bạn thi công chống thấm hiệu quả cho công trình của mình. Theo dõi ngay chúng tôi để biết thêm những thông tin chi tiết về xây dựng nhé!

Tags: