Sơn nhà bị đóng cứng do nguyên nhân nào? Cách khắc phục?

1. Nguyên nhân sơn nhà bị đóng cứng/ vón cục

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hiện tượng sơn nhà bị đóng cứng. Trước khi tìm kiếm giải pháp khắc phục hiện tượng này, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân cụ thể:

  • Không đậy nắp kính sau khi mở nắp: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến cho sơn bị đóng cứng. Thùng sơn sau khi mở nắp nếu không được đóng kín, sơn tiếp xúc với không khí, bụi bẩn và vi khuẩn rất dễ bị vón cục hoặc đông cứng.
  • Sơn bị hết hạn sử dụng: Sơn sau khi hết hạn sử dụng, các thành phần của sơn sẽ bị biến đổi dẫn tới hiện tượng sơn bị đông cứng. Do đó, không nên sử dụng sơn bị hết hạn vì chất lượng sơn không đảm bảo. Và sơn khi bị hết hạn có thể sinh ra một số thành phần gây hại cho sức khỏe.
  • Sơn kém chất lượng: Một số loại sơn kém chất lượng thường không đảm bảo các yêu cầu về chất lượng. Do đó, sơn thường dễ gặp tình trạng sơn bị vón cục, đông cứng.
  • Sơn bị đông cứng do pha sai cách: Pha sơn sai cách hoặc sử dụng sai loại dung môi có thể dẫn đến hiện tượng sơn bị đóng cứng.
  • Bảo quản sơn sai cách: Nếu sơn được bảo quản ở nhiệt độ không thích hợp có thể làm thay đổi kết cấu của sơn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng của sơn mà còn dẫn đến tình trạng sơn bị đông cứng.
Nguyên nhân sơn nhà bị đóng cứng, vón cục
Nguyên nhân sơn nhà bị đóng cứng, vón cục

>> Xem thêm: Những kinh nghiệm sơn nhà bạn không nên bỏ qua

2. Cách xử lý hiện tượng sơn nhà bị đóng cứng

Không phải tất cả các loại sơn sau khi bị đóng cứng đều có thể khắc phục và xử lý. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sơn nhà bị đóng cứng, bạn có thể tham khảo cách xử lý sau:

Bước 1: Sử dụng dung môi để làm loãng

Đối với các loại sơn gốc nước, bạn có thể sử dụng nước để làm loãng sơn

Đối với các loại sơn gốc dầu thì nên sử dụng: cồn tẩy rửa, nhựa thông, xăng, … để làm loãng sơn.

Bước 2: Khuấy đều sơn và dung môi

Sau khi pha dung môi vào đợi 15 - 20 phút để đông kết. Với lượng sơn lớn và dày hơn có thể mất nhiều thời gian hơn.

Khuấy đều để sơn và dung môi trộn hoàn toàn. Đảm bảo sơn được mịn đẹp, không bị vón cục hay lắng đọng lại dưới đáy.

Bước 3: Thêm dung môi nếu cần thiết

Nếu sơn vẫn bị đóng cứng và không sử dụng được. Bạn có thể thêm nước hoặc dung môi.

Sau đó đợi hỗn hợp đông kết và khuấy đều hỗn hợp

Lặp lại bước này nếu thấy cần thiết

Xử lý hiện tượng sơn bị đóng cứng như thế nào?
Xử lý hiện tượng sơn bị đóng cứng như thế nào?

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách sơn tường nhà 2 màu cực dễ, không sợ lem

3. Làm thế nào để hạn chế hiện tượng sơn bị đóng cứng

Sơn bị đóng cứng không chỉ ảnh hưởng đến quá trình thi công sơn mà còn ảnh hưởng đến kết quả sau thi công. Để phòng tránh hiện tượng này thì lựa chọn sơn chất lượng và bảo quản đúng cách là biện pháp ưu tiên hàng đầu.

Một số biện pháp giúp hạn chết tối đa tình trạng sơn bị đóng cứng, vón cục: 

  • Lựa chọn các loại sơn nhà có chất lượng đảm bảo. Tránh sử dụng các loại sơn nhà không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái. Vì các loại sơn kém chất lượng dễ gặp hiện tượng đóng cứng khi sử dụng.
  • Bảo quản sơn đúng cách, bảo quản sơn ở nhiệt độ thích hợp, tránh ánh nắng trực tiếp. Không nên bảo quản sơn ở nơi có nhiệt độ quá thấp vì sơn dễ bị đóng cứng và khó khôi phục như ban đầu.
  • Đậy kín nắp ngay sau khi sử dụng vì sơn tiếp xúc không khí dễ có hiện tượng sơn nhà bị đóng cứng. Bạn có thể sử dụng thêm một miếng nilon che ở miệng thùng khi đóng nắp. Điều này sẽ giúp bảo quản sơn được tốt hơn.
  • Vệ sinh dụng cụ thi công sơn sạch sẽ. Dụng cụ bẩn hoặc có dính tạp chất có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sơn nhà bị đóng cứng hoặc vón cục.
Cách phòng tránh hiện tượng sơn nhà bị đóng cứng
Cách phòng tránh hiện tượng sơn nhà bị đóng cứng

Hiện tượng sơn nhà bị đóng cứng là một trong những hiện tượng thường gặp hiện nay. Hãy tìm hiểu thật kỹ để biết cách hạn chế tình trạng này. Đừng quên để lại ý kiến của bạn ở phía dưới phần bình luận nhé!

>> Gợi ý hay: Tường nhà nên sơn hay ốp gạch tốt hơn?

Tags: