Hiển thị tất cả 4 kết quả

1. Tổng quan về sơn công nghiệp

Sơn công nghiệp là dòng sản phẩm sơn phổ biến, được sử dụng nhiều nhất hiện. Vậy dòng sơn này như thế nào, ứng dụng ra sao. Cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây nhé!

1.1 Sơn công nghiệp là gì?

Sơn công nghiệp hay còn gọi là Industrial Coating. Đây là dòng sơn sử dụng trong quá trình sản xuất và bảo dưỡng các bề mặt công nghiệp. Với công nghệ và thành phần sơn được thiết kế có thể chịu được môi trường khắc nghiệt. Sơn giúp bảo vệ bề mặt khỏi các yếu tố tác động như hóa chất, nhiêt độ, ăn mòn… Bên cạnh đó, sơn đem lại tính thẩm mỹ và giúp gia tăng tuổi thọ cho bề mặt.

Trên thị trường hiện nay có da dạng các sản phẩm sơn khác nhau cho lĩnh vực công nghiệp. Với mỗi bề mặt khác nhau sẽ có các sản phẩm sơn tương ứng. Các sản phẩm sơn luôn được cải tiến không ngừng theo thời gian. Nhằm đáp ứng nhu cầu bảo vệ bề mặt một cách tốt nhất. Đem đến sản phẩm sơn phục vụ nhu cầu đặc biệt của công trình công nghiệp và kiến trúc.

Sơn sàn công nghiệp
Sơn sàn công nghiệp

1.2 Lợi ích vượt trội của các dòng sơn công nghiệp

Trên thực tế, sơn công nghiệp có mặt xung quanh cuộc sống của chúng ta. Nó đem lại khả năng bảo vệ tối ưu cho bề mặt vật liệu, công trình trước mọi tác động khác nhau. Dưới đây là một số lợi ích chính của sơn dùng cho công nghiệp:

  • Bảo vệ bề mặt: Sơn giúp tạo nên lớp bảo vệ mạnh mẽ cho các bề mặt. Nó giúp bề mặt thi công cũng như vật liệu có thể chịu được tác động mạnh mẽ từ môi trường khắc nghiệt. Lớp sơn giúp bảo vệ, ngăn chặn ảnh hưởng của hóa chất ăn mòn. Giúp hạn chế ăn mòn, chịu va đập và tác động cơ học tốt. Điều đó giúp kéo dài tuổi thọ sử dụng cho bề mặt, tối ưu công sức và tiền bạc cho việc sửa chữa.
  • Tăng tính thẩm mỹ: Không chỉ cung cấp tính năng bảo vệ. Sơn công nghiệp đem lại tính thẩm mỹ cao cho các bề mặt công nghiệp. Tùy từng loại sơn sẽ có màu sắc, chất liệu và hiệu ứng khác nhau. Nó giúp tạo nên lớp hoàn thiện hấp dẫn và chuyên nghiệp cho sản phẩm, công trình.
  • Chống ăn mòn, rỉ sét: Đối với lĩnh vực công nghiệp, ăn mòn luôn là bài toán khiến các chủ thầu thi công phải đau đầu. Sản phẩm sơn giúp tạo lớp bảo vệ chắc chắn trên bề mặt vật liệu. Ngăn chặn sự tác động của môi trường ẩm ướt, các hóa chất gây hại và hiện tượng oxy hóa.
  • Khả năng chịu nhiêt, chống cháy: Một số dòng sơn công nghiệp được thiết kế giúp chịu nhiệt cao, tăng cường khả năng chống cháy.
  • Tiết kiệm chi phí bảo trì: Sơn giúp giảm chi phí bảo trì và sửa chữa. Bằng cách bảo vệ bề mặt khỏi sự hư hỏng và ăn mòn. Sơn công nghiệp giảm tần suất cần thiết để sửa chữa hoặc thay thế các thành phần, tiết kiệm thời gian và nguồn lực.
Những lợi ích của sơn sàn công nghiệp
Những lợi ích của sơn sàn công nghiệp

1.3 Ứng dụng của sơn công nghiệp hiện nay

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sơn công nghiệp được ứng dụng nhiều hơn, đa dạng ngành nghề và lĩnh vực khác nhau:

  • Sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực chế tạo máy: Bao gồm máy móc, thiết bị, linh kiện công nghiệp. Sơn giúp  mang lại tính thẩm mỹ cao đồng thời chống ăn mòn, han rỉ cho vật liệu.
  • Sơn công trình ngoài trời: Sơn công nghiệp được sử dụng nhiều cho các công trình ngoài trời. Các công trình có tính chất chịu ăn mòn cao như: tàu biển, cầu cảng, giàn khoan… Nó giúp công trình tăng khả năng chống ăn mòn hiệu quả
  • Bề mặt sàn bê tông, sàn nhà xưởng, nhà máy:  Những khu vực nền chịu tác động cơ học mạnh mẽ, đòi hỏi tính chịu tải cao. Sơn giúp bề mặt sàn có khả năng chống thấm nước, tăng khả năng chịu lực. Tránh hiện tượng kiềm hóa, ăn mòn xi măng.
  • Sơn cho kết cấu sắt thép, cầu thép: Sơn được sử dụng phổ biến trong các công trình có nhiều vật liệu sắt thép. Như: nhà thép tiền chế, cầu cảng, cổng sắt, hàng rào…Sơn giúp tăng khả năng chịu nhiệt, bảo vệ kết cấu vật liệu bền bỉ hơn.
  • Ứng dụng trong sản xuất đồ gỗ công nghiệp: Sơn công nghiệp ứng dụng nhiều trong sản xuất các vật liệu gỗ Acrylic, gỗ MDF…Đây là các vật liệu yêu cầu tính thẩm mỹ cao, khả năng bảo vệ mạnh mẽ mà các dòng sơn thông thường không làm được.
Ứng dụng của sơn sàn công nghiệp
Ứng dụng của sơn sàn công nghiệp

2. Các sản phẩm sơn công nghiệp JYMEC phổ biến

2.1 Sơn cầu thép JYMEC

Sơn JYMEC dùng cho cầu thép là dòng sơn công nghiệp thích hợp sử dụng cho bề mặt của cầu thép và các công trình kết cấu kim loại khác. Sơn thích hợp sử dụng cho vật liệu trong môi trường bị ăn mòn cao. Một số công trình sử dụng nhiều sản phẩm sơn cầu thép có thể kể đến như: cầu cảng, giàn khoan, nhà máy lọc dầu, nhà máy điện, thiết bị khai thái mỏ, máy móc…

Ưu điểm vượt trội của sơn cầu thép JYMEC có thể kể đến như:

  • Khả năng chống ăn mòn: Sơn giúp chống ăn mòn vượt trội. Bảo vệ bề mặt kim loại khỏi các tác động của môi trường nước biển, hóa chất, thời tiết khắc nghiệt…
  • Độ bám dính cao: Khả năng bám dính chắc chắn trên bề mặt vật liệu. Sơn tạo ra lớp phủ bền vững và mạnh mẽ, hạn chế tối đa tình trạng sơn bị  bong tróc phồng rộp sau một thời gian sử dụng.
  • Đa dạng màu sắc, độ bền màu cao: Với bảng màu sơn phong phú, đa dạng. Sơn đem lại tính thẩm mỹ cao cho công trình thi công. Bên cạnh đó, màng sơn chắc chắn, bền bỉ, chống tia UV, UB giúp sơn bền màu, không bị phai màu theo thời gian.
  • Khả năng chịu nhiệt cao: Màng sơn dẻo dai, có khả năng chịu nhiệt. Bề mặt vật liệu thi công sơn đảm bảo không bị biến dạng trước tác động của môi trường.
Sơn cầu thép JYMEC
Sơn cầu thép JYMEC

2.2 Sơn dải phân cách

Sơn JYMEC dùng cho dải phân cách là sản phẩm sơn được ứng dụng phổ biến hiện nay. Sơn sử dụng nhằm bảo vệ, trang trí cho các đường lên trên bề mặt xi măng, bê tông, dải phân cách ngoài trời. Sơn dải phân cách góp phần giúp đem lại sự hiệu quả và an toàn trong giao thông cũng như các khu vực công cộng.

Ưu điểm nổi bật sơn dải phân cách JYMEC:

  • Độ sáng và độ phản quang tốt
  • Màng sơn có độ bám dính cao, cứng, chắc chắn.
  • Khả năng chịu mài mòn, chống lại các tác nhân ăn mòn từ môi trường.
  • Khả năng thích ứng tốt với điều kiện thời tiết khắc nghiệt
  • Thi công đơn giản, dễ sử dụng.
  • Bề mặt sơn khô nhanh, giúp giảm thời gian giải phóng bề mặt sau khi thi công.
Sơn dải phân cách
Sơn dải phân cách

2.3 Sơn lót Epoxy chịu mài mòn

Sơn lót sàn Epoxy là một trong những dòng sản phẩm chuyên dụng dùng trong thi công nhà xưởng. Đây là sản phẩm sơn công nghiệp hai thành phần. Bao gồm thành phần A là nhựa Epoxy, thành phần B là chất đóng rắn. Với tính năng bảo vệ tối ưu, sơn lót sàn Epoxy chịu mài mòn được ứng dụng phổ biến trong các công trình thi công. Nó đem lại hiệu quả về chất lượng, tuổi thọ bao gồm cả tính thẩm mỹ.

Ưu điểm nổi bật của dòng sơn này có thể kể đến như:

  • Chống ăn mòn, rỉ sét hiệu quả
  • Chống kiếm hóa, tăng cường khả năng chịu mài mòn cho bề mặt
  • Sơn lót giúp bề mặt thi công bằng phẳng, mịn màng hơn, che phủ tối đa khuyết điểm thi công
  • Giúp bề mặt thi công bóng đẹp, che phủ hoàn hảo, tối ưu nhất
Sơn lót Epoxy chịu mài mòn
Sơn lót Epoxy chịu mài mòn

2.4 Sơn sàn công nghiệp

Sơn sàn công nghiệp JYMEC hay còn được biết đến là dòng sơn nền nhà xưởng cao cấp. Đây là dòng sơn công nghiệp chất lượng, được người dùng ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất từ trước đến nay. Các công trình nền nhà xưởng với tính chất chịu tải trọng cao, tần suất hoạt động, di chuyển nhiều. Với những tính chất này, việc sử dụng sơn sàn công nghiệp là điều không thể thiếu đối với nhà xưởng hiện nay.

Bên cạnh đó, không gian nhà xưởng với quy mô làm việc của cả máy móc và con người. Bề mặt sàn nhà yêu cầu tính chống trơn trượt, chống mài mòn, chống thấm…Cùng hàng loạt những yêu cầu khắt khe nhất.

Sơn sàn công nghiệp
Sơn sàn công nghiệp

3. Hướng dẫn sử dụng sơn công nghiệp

Có rất nhiều dòng sản phẩm sơn được áp dụng thi công trong lĩnh vực công nghiệp. Tùy vào điều kiện môi trường, bề mặt thi công hay vật liệu sơn. Mỗi công trình cụ thể sẽ có những hướng dẫn quy định thi công khác nhau. Hướng dẫn sử dụng sơn công nghiệp dưới đây là hướng dẫn chung. Được áp dụng phổ biến cho các dòng sơn công nghiệp JYMEC hiện nay:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

  • Trước khi thi công, hãy đảm bảo bề mặt được chuẩn bị kỹ càng, đạt chuẩn.
  • Bề mặt cần được làm sạch và loại bỏ hoàn toàn những dầu mỡ, bụi bẩn.
  • Xử lý đúng cách các vết nứt, khuyết điểm dị tật trên bề mặt vật liệu thi công.

Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ thi công

  • Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ thi công như: giấy chà nhám, máy chà nhám, con lăn, chổi quét…
  • Lựa chọn vật liệu sơn phù hợp với yêu cầu ứng dụng cũng như môi trường thi công. Đảm bảo sơn đáp ứng đầy đủ các tiêu chí chống hóa chất, chống ăn mòn, chịu nhiệt tốt.

Bước 3: Áp dụng thi công sơn

  • Khuấy đều sơn trước khi thi công đảm bảo các thành phần sơn được pha trộn đồng đều.
  • Sử dụng công cụ thi công như con lăn, chổi quét thi công lần lượt các lớp sơn lót và sơn phủ công nghiệp lên bề mặt thi công.
  • Nên áp dụng các lớp sơn đồng đều  trên bề mặt. Tránh để lại các vết trượt và sơn quá dày.
  • Tuân thủ đúng quy tắc hướng dẫn về thời gian khô của sơn
  •  Đảm bảo không có bụi bẩn, tạp chất nào khác tiếp xúc với sơn trong quá trình sơn khô.

Bước 4: Bảo dưỡng và vệ sinh lại bề mặt sau khi thi công

  • Tuân thủ đúng quy trình bảo dưỡng bề mặt của nhà sản xuất sau khi thi công sơn.
  • Đảm bảo lớp sơn được bảo vệ và làm sạch sau khi lớp sơn khô hoàn toàn.
  • Kiểm tra chất lượng bảo vệ,tính thẩm mỹ bề mặt sau hoàn thiện.
  • Bàn giao và đưa vào sử dụng.
Hướng dẫn thi công sơn công nghiệp
Hướng dẫn thi công sơn công nghiệp

4. Một số lưu ý khi sử dụng sơn lĩnh vực công nghiệp

Dưới đây là một số lưu ý giúp người dùng sử dụng sơn hiệu quả, an toàn nhất khi thi công:

  • Đảm bảo an toàn cá nhân: Sử dụng bảo hộ cá nhân như khẩu trang, kính bảo hộ, găng tay, quần áo bảo hộ…Trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ giúp người thi công an toàn khi tiếp xúc với sơn. Tránh sự ảnh hưởng của các hóa chất và tác động tiềm ẩn của sơn đến sức khỏe.
  • Làm việc trong không gian thoáng đãng: Đảm bảo không gian làm việc an toàn. Môi trường có đủ điều kiện thông gió, giảm thiểu sự tiếp xúc với sơn trong không gian hẹp.
  • Quản lý chất thải: Tiến hành xử lý chất thải đúng cách. Lưu ý đặc biệt đến các quy định về xử lý chất thải liên quan đến sơn công nghiệp. Đảm bảo sơn không xả thải trực tiếp gây ô nhiễm môi trường.
  • Kiểm tra điều kiện môi trường: Trước khi thi công sơn cần kiểm tra các điều kiện môi trường thi công. Cần chú ý đến các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm và tình trạng thời tiết. Đảm sơn được thi công trong điều kiện phù hợp, thuật lợi để đạt kết quả tốt nhất.
  • Lưu trữ sơn đúng cách: Thực hiện lưu trữ, bảo quản sơn trong điều kiện thích hợp nhất. Nên thực hiện theo đúng hướng dẫn và quy định từ nhà cung cấp sơn.
Lưu ý khi thi công sơn công nghiệp
Lưu ý khi thi công sơn công nghiệp

Trên đây là tổng hợp những thông tin, sản phẩm bổ ích về sơn công nghiệp. Liên hệ ngay cho chúng tôi nếu bạn có bất kỳ thắc mắc về kỹ thuật, sản phẩm và giá cả. Đội ngũ nhân viên tư vấn luôn sẵn sàng hỗ trợ tận tâm và chuyên nghiệp 24/7.

Sơn công nghiệp