Việc thi công sơn chống nấm mốc là một trong những bước không thể thiếu trong các công trình nhà ở hiện nay. Tuy nhiên, thi công như thế nào để đạt hiệu quả cao thì không phải ai cũng biết.
1.1. Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
Đảm bảo bề mặt trước khi thi công được vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ và các vết bẩn.
Kiểm tra tình trạng của bề mặt trước khi thi công. Nếu bề mặt xuất hiện các vết nứt, lỗ hổng cần được xử lý. Đảm bảo bề mặt thi công sơn chống nấm mốc được mịn đẹp.
Nếu bề mặt xuất hiện các vết rêu mốc, cần tiến hành xử lý ngay lập tức. Nếu tình trạng nấm mốc nghiêm trọng, có thể sử dụng các hóa chất diệt nấm mốc chuyên dụng để loại bỏ.
Giữ cho bề mặt thi công được khô ráo, độ ẩm vừa phải để đạt hiệu quả thi công sơn tốt nhất.
Mỗi loại sơn chống nấm mốc đều có cách sử dụng và thi công riêng. Do đó, trước khi thi công bạn nên đọc kỹ các hướng dẫn và tuân thủ các hướng dẫn của nhà sản xuất.
Trước khi tiến hành sơn chống nấm mốc, bạn cần thi công lớp sơn lót. Sử dụng sơn lót sẽ giúp tăng độ bám dính và tiết kiệm sơn hơn. Để đạt hiệu quả tốt nhất, nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm sơn lót có khả năng kháng kiềm và chống nấm mốc hiệu quả. Thực hiện ít nhất 2 lớp sơn lót để đạt hiệu quả tốt nhất.
Sau khi lớp sơn lót khô, bạn có thể tiến hành thi công sơn phủ. Thi công lần lượt từng lớp sơn lên bề mặt, sao cho lớp sơn phủ đều trên toàn bộ bề mặt thi công. Khi thi công nên tiến hành lần lượt từng lớp sơn về thời gian khô của mỗi lớp sơn. Thực hiện từ 2- 3 lớp sơn chống nấm mốc để đem lại hiệu quả tối ưu nhất.
Thi công sơn chống nấm mốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất
1.3. Bước 3: Kiểm tra và hoàn thiện
Bề mặt công trình sau thi công cần được để khô thoáng cho lớp sơn được khô. Ngoài ra, nên che chắn nếu khu vực thi công có nhiều bụi bẩn, nước mưa,…… Để bảo vệ công trình thi công đạt hiệu quả tốt nhất
Sau khi thi công, bạn nên tiến hành kiểm tra toàn bộ bề mặt đã thi công sơn. Đảm bảo bề mặt không có bất cứ bẩn hay khu vực nào bị bỏ sót. Tiến hành vệ sinh dụng cụ, khu vực xung quanh nơi thi công để hoàn tất quá trình sơn.
2. Những sai lầm thường gặp khi thi công sơn chống nấm mốc
Quá trình thi công sơn chống nấm mốc không quá khó khăn. Tuy nhiên, nếu bạn không cẩn thận và tập trung trong quá trình thi công thì không thể tránh khỏi một số sai sót. Tham khảo ngay một số sai lầm thường gặp trong quá trình thi công mà bạn nên tránh:
Bề mặt thi công không được chuẩn bị kỹ càng: Bề mặt thi công không được chuẩn bị tốt có thể làm giảm độ bám dính của lớp sơn, ảnh hưởng đến chất lượng của công trình.
Sử dụng sản phẩm sơn chống nấm mốc kém chất lượng: Lựa chọn sản phẩm sơn chống nấm mốc không đảm bảo chất lượng có thể làm giảm hiệu quả. Ngoài ra, sơn kém chất lượng còn làm cho công trình nhanh bị xuống cấp và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.
Không tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất: Mỗi loại sơn chống nấm mốc đều có cách sử dụng và thi công riêng. Do đó, nếu không đọc và tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất có thể dẫn đến việc sử dụng không đúng cách, làm giảm hiệu quả của sơn.
Độ dày của lớp sơn không đạt chuẩn: Độ dày của lớp sơn là một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả của lớp sơn. Lớp sơn quá mỏng có thể làm giảm khả năng chống nấm mốc và độ bền của lớp sơn. Tuy nhiên, nếu lớp sơn quá dày có thể thể dẫn đến vết chảy sơn hoặc khô không đều, gây ra vết nứt sau này.
Thi công sơn trong điều kiện không thích hợp: Sơn trong điều kiện thời tiết không thích hợp như khi mưa, gió mạnh hoặc trong ngày quá nắng có thể làm giảm hiệu suất của lớp sơn.
Không tuân thủ thời gian khô: Tùy theo từng loại sơn và các điều kiện thời tiết mà mỗi lớp sơn có một thời gian khô khác nhau. Nếu không đợi đủ thời gian khô giữa các lớp sơn có thể dẫn đến sơn bong tróc hoặc bị tổn thương.
Sai lầm thường gặp khi sơn chống rêu mốc
3. Kinh nghiệm thi công sơn chống nấm mốc hiệu quả
Để hạn chế các sai lầm khi thi công và để công trình sau thi công đem lại hiệu quả như mong đợi, bạn có thể tham khảo một số kinh nghiệm thi công sơn chống nấm mốc sau:
Chuẩn bị bề mặt thi công sơn kỹ càng: Bề mặt thi công cần được làm sạch và xử lý các vấn đề trước khi thi công. Ngoài ra, với các bề mặt thi công bị nấm mốc, nếu không lại bỏ nấm mốc triệt để có thể dẫn đến việc nấm mốc tiếp tục phát triển trên lớp sơn mới.
Sử dụng các sản phẩm sơn chống nấm mốc chất lượng: Lựa chọn sơn chống nấm mốc từ các thương hiệu uy tín và có chất lượng tốt. Sản phẩm chất lượng tốt sẽ có khả năng chống nấm mốc và duy trì màu sắc tốt hơn.
Thực hiện theo các hướng dẫn của nhà sản xuất: Đọc kỹ và tuân thủ hướng dẫn sử dụng và thi công của nhà sản xuất. Điều này giúp kết quả sau thi công đạt hiệu quả tốt nhất.
Thi công đủ số lớp sơn: Để đảm bảo khả năng chống rêu mốc và độ bền tốt, hãy thi công đủ số lớp sơn theo hướng dẫn. Thi công ít nhất 2 lớp phủ.
Kiểm tra thời tiết trước khi thi công: Bạn nên xem xét và lựa chọn thi công trong các ngày có thời tiết tốt. Tránh thi công trong điều kiện thời tiết mưa nhiều, gió to, nồm ẩm,…
Thời gian khô của sơn: Đảm bảo các lớp sơn được khô hoàn toàn trước khi tiến hành các lớp sơn tiếp theo.
Kiểm tra và bảo dưỡng sau thi công: Sau thi công bạn nên kiểm tra lại toàn bộ bề mặt thi công. Để đảm bảo bề mặt thi công đạt yêu cầu, không có bất cứ vấn đề gì bất thường.
Kinh nghiệm thi công sơn chống rêu mốc
Hy vọng những thông tin chia sẻ trong bài viết sẽ hữu ích với bạn. Giúp công trình thi công sơn chống nấm của bạn đem lại hiệu quả thi công như mong đợi, đồng thời tránh được các lỗi sai không cần thiết.
Sơn chống nấm mốc được xem là giải pháp cứu tinh đối với những khu vực tường thường xuyên bị ẩm mốc. Đâu là lý do dòng sản phẩm này được nhiều gia đình tin dùng lựa chọn. Cùng Sơn JYMEC tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé! 1. Sơn chống nấm mốc hoạt […]
Sơn chống thấm tường JYMEC là chất chống thấm được tổng hợp từ Acrylonitrile và Alkylsiloxan, chống thấm hiệu quả cho tường trong nhà cũng như tường ngoài trời gìn giữ và tôn lên vẻ đẹp ngôi nhà của bạn thách thức với thời gian.
+ Có độ bền cao.
+ Có khả năng chịu mài mòn cao,kháng kiềm lớn và đặc biệt chịu được cả nước mặn.
+ Mặt sơn nhẵn mịn
+ Hoàn toàn không chứa chì và thủy ngân nên không gây hại cho người dùng và môi trường
+ Không cháy, không độc hại
1. Sơn chống cháy là gì? Hoạt động như thế nào? 1.1 Khái niệm Sơn chống cháy là dòng sơn có khả năng giúp hạn chế, ngăn chặn sự bùng cháy của lửa. Các sản phẩm sơn trên thị trường hiện nay phần thường có các thành phần chính như: Acrylic, vỏ trấu, gốc Epoxy […]
"Sơn tốt nhất hiện nay là loại nào?" "Chất lượng sơn nào tốt nhất?" "Hãng sơn nào uy tín nhất thị trường Việt Nam ?" là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Cùng Sơn JYMEC tìm hiểu những lời khuyên hữu ích qua bài viêt dưới đây nhé! 1. Sơn tốt nhất […]
1. Sơn chống nấm mốc là gì? Sơn chống nấm mốc được thiết kế đặc biệt để ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc. Thành phần của sơn chống nấm mốc chứa các hợp chất kháng khuẩn và chống nấm mốc. Do đó, sơn có khả năng ngăn ngừa và hạn chế sự phát […]
Trong ngành xây dựng, việc lựa chọn sơn đạt chuẩn chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường và mang lại lợi nhuận đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của đại lý phân phối, nhà thầu và chủ đầu tư. Công ty cổ phần Sơn JYMEC, với danh tiếng về chất lượng […]
1. Sơn chống nấm mốc là gì? Sơn chống rêu mốc là loại sơn được thiết kế với thành phần sơn đặc biệt. Với các thành phần kháng khuẩn giúp ngăn ngừa và hạn chế sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn gây hại. Nhờ đó, không gian bề mặt tường nhà bạn luôn […]