5 Bước cơ bản cho quy trình sơn chống thấm đúng chuẩn

Sơn chống thấm là giải pháp thi công hàng đầu đem lại tính hiệu quả và thẩm mỹ tối ưu. Phương pháp này được hầu hết các gia chủ, thợ thi công lựa chọn nhằm hạn chế tối đa tác động tiêu cực thấm dột xảy ra với ngôi nhà của mình. Tuy nhiên, để tối ưu tính hiệu quả khi thi công cần áp dụng đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật. Tìm hiểu ngay những bước cơ bản trong quy trình sơn chống thấm để mang lại hiệu quả cao nhất!

Một số nguyên tắc chống thấm cần biết trước khi thi công

Thấm dột tường nhà xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân chủ yếu bao gồm kết cấu bê tông không đạt chuẩn, vôi vữa xi măng kém chất lượng, màng chống thấm không hiệu quả hoặc không thực hiện chống thấm ngay từ đầu.

Tin mới cập nhật:

Để thực hiện chống thấm hiệu quả, bảo vệ tối ưu ngôi nhà của bạn, quy trình sơn chống thấm cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

  • Chống thấm ở vị trí có nguồn ngước: Đây là biện pháp chống thấm chủ động và hiệu quả nhất với nguồn thấm dột chủ yếu. Nguyên lý chống thấm này chính là xử lý thấm sao cho tác động cùng chiều với chiều xâm nhập của nước.
  • Chống thấm phía sau nguồn nước: Phương pháp này còn gọi là chống thấm ngược, chống thấm bị động vì nó không thể chủ động chống thấm ở phía trước nguồn nước.
  • Chống thấm nhiều lớp: Với những bề mặt tường nhà có khuyết điểm lồi lõm, gồ ghề, cần thực hiện chống thấm nhiều lớp mới có thể đem lại hiệu quả tốt. Đối với một số kết cấu bê tông cốt thép, trước khi thực hiện sơn chống thấm cần đầm chặt giúp tăng khả năng cản nước.
Sơn chống thấm cho tường nhà
Sơn chống thấm cho tường nhà

Quy trình sơn chống thấm đúng chuẩn

Công đoạn thi công có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến hiệu quả chống thấm cũng như chất lượng thi công công trình. Lớp sơn tường có bền hay không? Ngôi nhà của bạn có được bảo vệ chống thấm bao lâu? Tất cả các yếu tố này đều phụ thuộc vào quy trình thi công sơn chống thấm. Với kinh nghiệm hơn 20 năm trên thị trường sơn chống thấm, JYMEC chia sẻ cho bạn quy trình thi công sơn đúng chuẩn nhất.

Chuẩn bị bề mặt thi công sơn chống thấm

Chuẩn bị bề mặt thi công tốt, đạt chuẩn là bước rất quan trọng. Nó góp phần đảm bảo quá trình chống thấm đạt được độ chính xác và hiệu quả cao. Cần vệ sinh bề mặt tường nhà thật sạch sẽ, nhẵn mịn. Đảm bảo bề mặt thi công không còn bụi bẩn, tạp chất và các khuyết điểm.

Đối với bề mặt tường nhà: Sử dụng giấy nhám chà nhám bề mặt tường thật bằng phẳng, nhẵn mịn. Sai khi mài tường, cần vệ sinh sạch bụi bẩn và làm ẩm tường bằng khăn ẩm.

Đối với bề mặt sàn nhà: Sử dụng máy đàm giúp nén chặt nền nhà. Hạn chế các trường hợp nền nhà có khoảng trống hoặc khe hở. Điều này có thể gây ra các hiện tượng thấm dột và gây sụt lún nền nhà.

Chuẩn bị bề mặt tường nhà trước khi chống thấm
Chuẩn bị bề mặt tường nhà trước khi chống thấm

Tiến hàng pha trộn sơn

Sau khi đã chuẩn bị tốt bề mặt thi công sơn, tiếp đến công đoạn chuẩn bị vật liệu sơn cũng rất quan trọng.

Đối với sơn chống thấm pha xi măng:

  • Chuẩn bị vật liệu sơn tốt nhất, phù hợp với bề mặt, hạng mục thi công chống thấm.
  • Đọc kỹ hướng dẫn pha trộn sơn trên bao bì hướng dẫn cả sản phẩm.
  • Chuẩn bị hỗn hợp sơn chống thấm, xi măng, nước theo tỉ lệ tiêu chuẩn.
  • Pha xi măng với nước sau đó trộn với sơn chống thấm, khuấy thật đều hỗn hợp lại trước khi thi công sơn.

Đối với sơn chống thấm màu:

Sơn chống thấm màu thường được pha trộn sẵn trong bao bì. Khi mua về, bạn chỉ việc khuấy trộn đều sau đó thi công sơn trực tiếp lên bề mặt thi công.

Pha trộn sơn chống thấm trước khi thi công
Pha trộn sơn chống thấm trước khi thi công

Thi công sơn lót chống thấm

Đây là công đoạn thi công quan trọng trong quy trình sơn chống thấm. Thi công lớp sơn lót chống thấm giúp tăng khả năng bảo vệ cũng như tạo độ bám dính chắc chắn cho lớp sơn phủ. Nên sơn tối thiểu từ 1-2 lớp sơn lót. Theo khuyến nghị thì mỗi lớp sơn cách nhau khoảng 1 tiếng.

Tham khảo thêm:

Sơn lớp sơn lót chống thấm
Sơn lớp sơn lót chống thấm

Thi công lớp sơn chống thấm phủ hoàn thiện

Sau khi sơn lót, bạn cần tiến hành thi công lớp sơn cuối cùng là lớp sơn phủ chống thấm. Nên thi công từ 2-3 lớp sơn phủ, các lớp sơn mỏng, nhẹ, đảm bảo độ che phủ tốt nhất. Các lớp sơn cần 1-2 tiếng để khô bề mặt và 3-4 tiếng để khô hoàn toàn.

Thi công sơn phủ lớp chống thấm
Thi công sơn phủ lớp chống thấm

Kiểm tra và nghiệm thu

Sau khi thi công sơn, cần để khô bề mặt và bảo vệ bề mặt không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân ngoại cảnh. Sau ít nhất 8 tiếng, có thể kiểm tra độ chống thấm với nước. Nếu bề mặt chống thấm đạt tiêu chuẩn có thể bàn giao công trình và đưa vào sử dụng.

Những lưu ý khi thi công sơn chống thấm

Bên cạnh việc áp dụng quy trình sơn chống thấm đúng chuẩn, bạn cũng cần lưu ý một số khía cạnh khác để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất.

Một số lưu ý khi thi công sơn chống thấm:

  • Lưu ý thời điểm thi công chống thấm: Nên chọn thi công vào những ngày có thời tiết khô ráo, thoáng mát. Tránh thi công công chống thấm khi trời mưa ẩm, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sơn.
  • Nguyên tắc chống thấm ưu tiên: Tuỳ thuộc vào tình trạng thấm dột, bạn nên chọn những phương pháp chống thấm phù hợp, hiệu quả. Tốt nhất, nên thi công chống thấm ngay từ ban đầu khi xây dựng. Điều này giúp ngôi nhà của bạn được bảo vệ tối ưu và bền bỉ hơn.
  • Lựa chọn vật liệu chống thấm: Ưu tiên sử dụng các sản phẩm sơn chống thấm chính hãng, uy tín, chất lượng, được người dùng tin tưởng. Một số hãng hơn chống thấm tốt nhất có thể tham khảo như: Sơn JYMEC Việt Nam, Mykolor, Nippon…
  • Lựa chọn đội ngũ thi công chống thấm: Hãy lựa chọn một đơn vị thi công chuyên nghiệp, có tay nghề cao trong lĩnh vực này.
Lưu ý khi khi thi công chống thấm
Lưu ý khi thi công sơn chống thấm

Trên đây là những bước cơ bản giúp thực thiện quy trình sơn chống thấm đúng chuẩn. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp tối ưu, bảo vệ không gian sống mỗi ngôi nhà. Đừng quên theo dõi và góp ý với công ty JYMEC về các kiến thức chống thấm nhé!

Tags: