Phân loại các vật liệu chống thấm trong xây dựng

Chống thấm là công đoạn quan trọng trước khi hoàn thiện một ngôi nhà, công trình. Nếu không được chống thấm thì công trình của bạn sẽ nhanh bị xuống cấp, và không được bền lâu. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vật liệu chống thấm khác nhau. Phân loại các vật liệu chống thấm như thế nào? Tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây!

Phân loại vật liệu chống thấm theo gốc

Khi phân loại theo gốc chống thấm được chia làm 5 loại chính như sau:

  • Chống thấm gốc xi măng
  • Chống thấm gốc Bitum Polymer
  • Chống thấm gốc Silicate dạng thẩm thấu
  • Chống thấm gốc PU-Polyurethane
  • Ngoài ra có chống thấm gốc Epoxy. Những sản phẩm chống thấm gốc Epoxy ít được sử dụng trong công trình dân dụng.

Xem thêm:

phân loại các vật liệu chống thấm theo gốc
Phân loại các vật liệu chống thấm

Ưu, nhược điểm của từng loại chống thấm

Chống thấm gốc xi măng

Khác với các loại xi măng thông thường, xi măng chống thấm là hỗn hợp gồm 2 thành phần là chất lỏng có khả năng chống thấm. Bột gốc xi măng được định mức theo 1 tỷ lệ nhất định để mang đến hiệu quả chống thấm tốt nhất.

Tham khảo:

Chống thấm gốc xi măng
Chống thấm gốc xi măng

Ưu điểm:

  • độ bám dính bề mặt tốt
  • Khả năng chống thấm tương đối tốt
  • Tuổi thọ khoảng trên dưới 10 năm

Nhược điểm:

  • Chịu chấn động rung lắc kém
  • Không co giãn được (xảy ra nứt gãy sẽ mất khả năng chống thấm)
  • Không thích hợp với những hạng mục chịu ngâm nước thường xuyên (màng chống thấm sẽ bị mềm và thấm)

Chống thấm gốc Bitum Polymer

Gốc Bitum gồm 2 loại là: Gốc Bitum dạng lỏng dùng để quét tạo màng ngăn nước; Gốc Bitum dạng màng khò. Trong gốc bitum dạng màng có màng khò nhiệt và màng tự dán.

Ưu điểm:

  • Khả năng chống nước và hơi nước tuyệt đối.
  • Chống lại tia UV.
  • Có tính đàn hồi tốt

Nhược điểm:

  • Độ bền không cao, tuổi thọ kém (dưới 10 năm)
  • Mối nối các màng vẫn là nhược điểm lớn, những điểm góc rất khó xử lý.
  • Thi công để bị vào hơi (phồng) màng sẽ bị oxi hóa rất nhanh (khoảng 24 tháng) do đó mất khả năng chống thấm.
  • Yêu cầu kỹ thuật thi công cao nên rất khó thi công chuẩn.
  • Độ bám dính bề mặt kém dễ bị bong rộp do chấp hơi bề mặt bê tông (không khí bị tích áp,hơi nước không thoát được), dễ bị oxi hóa mất khả năng chống thấm.
  • Độc hại với môi trường và người sử dụng, ở một số nước đã cấm sử dụng sản phẩm này.

Chống thấm gốc Silicate dạng thẩm thấu

Ưu điểm:

  • Độ bám dính cực tốt.
  • Xử lý dạng thẩm thấu nên khắc phục được mọi nhược điểm rò rỉ bên trong.
  • Độ bền cao theo thời gian.
  • Là chống thấm đa năng sử dụng trong mọi sự cố chống thấm.
  • Chịu được va đập, ma sát, hóa chất và xâm thực của nước biển.
  • Dễ thi công, phối trộn, có thể áp dụng với cả những bề mặt gồ ghề.
  • Không độc với môi trường và người sử dụng.

Nhược điểm: Giá thành của loại sản phẩm này khá là cao.

Vật liệu chống thấm gốc PU - Polyurethane

Ưu điểm:

  • Là sản phẩm gốc hữu cơ
  • Độ đàn hồi, độ giãn dài cao
  • Bám dính như chống thấm gốc xi măng
  • Không xuất hiện mối nối khi thi công
  • Tuổi thọ trên dưới 10 năm.

Nhược điểm:

  • Giá thành cao so với các gốc chống thấm khác (ít dùng trong dân dụng)
  • Là dạng phủ bề mặt lên yêu cầu bề mặt thi công cần phải xử lý rất kỹ mới mang lại hiệu quả.

Chống thấm gốc Epoxy

Chống thấm gốc Epoxy: là loại sơn hai thành phần A, B. Thành phần A chứa các hạt màu nhỏ bé cùng dung môi, chất phụ gia; thành phần B chứa chất đóng rắn giúp sơn có thể đông cứng. Nó cung cấp độ bám dính tuyệt vời cho bê tông, kim loại. Nó đảm bảo lấp kín tuyệt đối và độ bám dính chặt chẽ giữa các lớp lót và lớp phủ.

>>> Đặt mua hàng: Sơn chống thấm cao cấp đa năng uy tín hiệu quả giá tốt

Sơn chống thấm gốc epoxy
Sơn chống thấm gốc epoxy

Ưu điểm: Bao gồm tất cả ưu điểm của các loại chống thấm khác đang có bán trên thị trường. Sơn chống thấm gốc Epoxy được xem là lựa chọn số 1 của các nhà thầu xây dựng

Nhược điểm: Giá thành khá cao.

Bài viết trên đây, JYMEC đã giúp bạn phân biệt các chất chống thấm theo gốc, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những hiểu biết về các loại vật liệu chống thấm, từ đó có thể có sự lựa chọn thông minh nhất cho công trình của mình.

Tags: