Tầng hầm là tầng nằm dưới cùng của một căn nhà hay một tòa nhà. Đây là một khu vực thi công khó khăn, thời gian dài, nhiều vấn đề phức tạp dễ nảy sinh. Có những phương pháp chống thấm tầng hầm nào hiệu quả? Tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tầng hầm bị thấm dột, một số nguyên nhân phổ biến, thường gặp như sau:
Phổ biến nhất thì thấm thường xảy ra tại mạch ngừng khi đổ bê tông, lỗ bu lông, đường ống kỹ thuật xuyên qua tường và đáy.
Do quy trình thiết kế không đúng chuẩn, thiết kế qua loa, chưa hiểu rõ về bản chất của chống thấm.
Do phương pháp chống thấm sai kỹ thuật hoặc do sử dụng sơn chống thấm, vật liệu chống thấm kém chất lượng.
Quá trình đổ bê tông kém chất lượng khiến tầng hầm bị lún, nứt, tạo độ rỗng khiến nước bị thấm.
Có một số trường hợp là lỗi thiết kế không đúng độ dày bê tông cốt thép.
Do công nhân thi công không kỹ tạo ra nhiều mạch mao dẫn. Sau một thời gian tạo điều kiện nước thẩm thấu vào trong nhà.
Nguyên nhân tầng hầm bị thấm
2. Hậu quả khi tầng hầm bị thấm dột
Chống thấm tầng hầm là công đoạn thi công rất quan trọng. Nếu khu vực tầng hầm bị thấm nước không được kiểm tra và phát hiện kịp thời. Khi tình trạng thấm dột xảy ra nghiêm trọng có thể xảy ra những hậu quả sau:
Biểu hiện đầu tiên là các vết loang lổ, các lớp sơn bị bong tróc, các lớp vữa bắt đầu ẩm mốc. Nếu tiếp tục để thì sẽ xuất hiện các vệt trắng vôi.
Nếu không xử lý ngay thì các vết thấm, nứt sẽ lan rộng ra làm chi kết cấu toàn tầng hầm sẽ bị yếu đi.
Nước chảy rò rỉ khắp nơi gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến sinh hoạt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe
Hậu quả khi tầng hầm bị thấm
3. Những phương pháp chống thấm tầng hầm hiệu quả
3.1. Chống thấm tầng hầm đã có bề mặt thi công trước
Với những khu vực đã được thi công xong và đã chuẩn bị sẵn sàng thì có thể áp dụng cách này, phương pháp này còn gọi là phương pháp chống thấm bằng vữa và phụ gia.
Chống thấm tầng hầm đã có bề mặt thi công
Các bước thực hiện như sau:
Loại bỏ sạch tạp chất trên bề mặt cần thi công.
Tiến hàng làm phẳng bề mặt, loại bỏ các vết lồi lõm.
Đảm bỏ bề mặt thi chống thấm sạch sẽ, bằng phẳng.
Sửa lại các vết nứt, thực hiện trám bằng vữa sửa chữa có phụ gia.
Sau đó thi công lớp sơn chống thấm để chống thấm cho tầng hầm.
3.2. Chống thấm tầng hầm bằng màng tự dính( màng nguội)
Đây cũng là một trong những phương pháp chống thấm phổ biến và mang lại hiệu quả cao.
Đầu tiên trải màng chống thấm sau đó bóc lớp nilon trên bề mặt rồi bóc lớp màng dán lên toàn bộ bề mặt của tầng hầm.
Biên độ chồng mí giữa các lần tiếp giáp sẽ dao động từ 70 đến 100mm, do là bởi màng chống thấm này không cần tác động từ nhiệt.
Sau đó trát thêm 1 lớp bê tông dày từ 3 đến 4cm lên bề mặt lớp màng chống thấm sau khi đã dán xong. Mục đích nhằm bảo vệ cho bề mặt chống thấm, kéo dài độ bền, tuổi thọ của công trình.
Sử dụng màng chống thấm tự dính
3.3. Chống thấm tầng hầm bằng màng khò nóng
Sử dụng màng khò nóng để chống thấm tầng hầm
Phương pháp chống thấm này được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Quét lớp tạo dính
Dùng lu sơn để thi công trên bề mặt của tầng hầm. Lớp tạo dính sẽ được dàn mỏng và đều trên bề mặt của tầng hầm. Yêu cầu phải thi công kín bề mặt và đảm bảo đều lớp tạo dính
Sau khi thi công đảm bảo cho lớp tạo dính khô, rồi chuẩn bị tiến hành dán màng để chống thấm.
Bước 2: Lựa chọn màng chống thấm Bitum
Phải kiểm tra kỹ toàn bộ lớp màng, bề mặt dán hoặc khò sẽ phải úp xuống phía dưới.
Tiến hành đặt các cuộn vào vị trí cần được chống thấm ở tầng hầm. Tiếp đó trải màng chống thấm ra để dán.
Sử dụng đèn khò nóng để dán lên bề mặt màng chống thấm của tầng hầm.
Cuốn ngược lại màng chống thấm nhưng tránh thay đổi vị trí và hướng chống thấm.
Tiến hành làm nóng bề mặt với đèn khò dùng gas. Mục đích là làm tan chảy bề mặt của lớp tạo dính đã được quét lên bề mặt tầng hầm.
Dùng ngọn lửa và lướt qua lại để lớp màng chống thấm dính vào bề mặt chặt lại từ lớp tạo dính.
Dùng lực cơ học ép và miết phần màng chống thấm chặt vào bề mặt của tầng hầm.
Lưu ý: khi thực hiện cần chú ý tới vị trí chồng mép và vị trí cần gia cố. Trường hợp màng dán bị phồng cần đâm thủng và dùng màng chống thấm khác đè lên. Đồng thời, chú ý làm thêm lớp màng bảo vệ để tránh rách, hỏng.
3.4. Chống thấm tầng hầm bằng sơn chống thấm
Đây là phương pháp chống thấm đơn giản, hiệu quả và phổ biến nhất. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sơn chống thấm để bạn lựa chọn.
Sơn chống thấm JYMEC - một hãng sơn cao cấp của người Việt. Được sản xuất dựa trên dây chuyền công nghệ hiện đại của Mỹ. Mang lại khả năng chống thấm tối ưu, tăng tuổi thọ cho bề mặt sàn lại an toàn với người sử dụng.
Sử dụng sơn chống thấm tầng hầm
Phương pháp chống thấm bằng sơn như sau:
Tiến hành bo góc chân tầng hầm nhằm tránh bê tông bị háo nước khiến vật liệu chống thấm không ngấm được sâu vào bề mặt của tầng hầm để tạo liên kết.
Quét thêm lớp mỏng chống thấm, dán lưới thủy tinh và bo góc với bề mặt rộng từ 10 - 15cm.
Thi công lớp sơn chống thấm vuông góc theo chiều từ trên xuống dưới.
Bạn cần phải bảo dưỡng bề mặt lớp chống thấm để tạo liên kết. Khi thi công, cần trộn vừa phải, tránh trộn vật liệu quá nhiều mà thi công không kịp sẽ bị khô.
Sơn chống thấm tường JYMEC là chất chống thấm được tổng hợp từ Acrylonitrile và Alkylsiloxan, chống thấm hiệu quả cho tường trong nhà cũng như tường ngoài trời gìn giữ và tôn lên vẻ đẹp ngôi nhà của bạn thách thức với thời gian.
+ Có độ bền cao.
+ Có khả năng chịu mài mòn cao,kháng kiềm lớn và đặc biệt chịu được cả nước mặn.
+ Mặt sơn nhẵn mịn
+ Hoàn toàn không chứa chì và thủy ngân nên không gây hại cho người dùng và môi trường
+ Không cháy, không độc hại
Chống thấm là một bước vô cùng quan trọng không nên bỏ qua. Nhất là những khu vực thấp, hay bị ngập và ướt như tầng hầm. Tham khảo ngay những sai lầm khi chống thấm tầng hầm cần tránh dưới đây để đảm bảo hiệu quả thi công tốt nhất nhé! 1. Hiểu nhầm […]
Chống thấm ngược là phương pháp chống thấm đang được sử dụng phổ biến và hiệu quả hiện nay. Đây là phương pháp chống thấm mang lại hiệu quả tuyệt vời cho người dùng. Vậy phương pháp chống thấm này hiệu quả ra sao, chống thấm như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay qua bài […]
1. Sơn chống cháy là gì? Hoạt động như thế nào? 1.1 Khái niệm Sơn chống cháy là dòng sơn có khả năng giúp hạn chế, ngăn chặn sự bùng cháy của lửa. Các sản phẩm sơn trên thị trường hiện nay phần thường có các thành phần chính như: Acrylic, vỏ trấu, gốc Epoxy […]
Tầng hầm là không gian rất quan trọng trong bất kỳ công trình kiến trúc nào. Bên cạnh các tiện lợi, tầng hầm cũng trở thành vấn đề nhức nhối đối với gia chủ. Đặc biệt đó chính là hiện tượng tầng hầm bị thấm. Khác với chống thấm các khu vực khác, chống thấm […]
1. Sơn chống thấm nhà vệ sinh JYMEC tốt nhất 2023 1.1 Tổng quan sơn chống thấm nhà vệ sinh JYMEC Về bản chất, sơn chống thấm tuy không ngăn thấm đột 100% đối với nhà vệ sinh nhà bạn, Tuy nhiên, sử dụng sơn chống thấm giúp bạn yên tâm hơn về sự an […]
Sàn mái là vị trí phải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các tác động tiêu cực của thời tiết bên ngoài. Do đó, thường xuyên bị thấm dột, xuất hiện nhiều dấu hiệu gây hậu quả xấu tới kết cấu nhà như nứt vỡ, ứ đọng nước, rêu mốc phủ, loang nước… Để xử […]
Chống thấm là một trong những bước cơ bản cho bất cứ công trình nào. Nó giúp bạn bảo vệ hiệu quả cho công trình của mình từ trong ra ngoài. Từ đó, giúp tăng tuổi thọ, tiết kiệm tối đa chi phí tu sửa cho toàn bộ công trình. Tuy nhiên, quy trình này […]