Kỹ thuật lăn sơn và các mẹo trong quá trình lăn sơn
Việc lăn sơn cho ngôi nhà là một công việc vô cùng quan trọng trong quá trình hoàn thiện ngôi nhà, nó ảnh hưởng trực tiếp tới thẩm mỹ cũng như độ bền của màng sơn. Bạn đa biết cách lăn sơn đúng cách chưa? cùng Sơn JYMEC tìm hiểu ngay về kỹ thuật lăn sơn cũng như những mẹo giúp mang lại hiệu quả tối đa trong quá trình bạn lăn cho sơn nhé!
Chuẩn bị một cây lăn sơn tốt: Cho dù bạn có là một thợ lăn sơn chuyên nghiệp nhất thì cũng cần phải chuẩn bị cho mình một cây lăn sơn có chất lượng tốt. Khi sử dụng những cây lăn sơn kém chất lượng bề mặt sơn khi sẽ không đều gây mất thẩm cho ngôi nhà. Hãy lựa chọn một cây lăn có cấu tạo chắc chắn, gọn gàng để dễ dàng trong việc lăn sơn. Ngoài ra bạn cũng có thể tái sử dụng lại ở những lần sơn sau.
Chuẩn bị một thùng đựng sơn: Sử dụng thùng đựng sơn giúp bạn chứa được nhiều sơn hơn, bạn sẽ không phải tiếp sơn quá nhiều lần, quá trình nạp sơn vào cây lăn cũng đễ dàng hơn. Đặc biệt trong quá sơn khi cần di chuyển, thùng sơn sẽ giúp không bị đổ sơn ra sàn. Khi cần nghỉ ngơi mà trong thùng vẫn còn sơn, bạn chỉ cần dùng khăn sạch che miệng thùng lại sơn bên trong không bị khô.
Một miếng lưới chuyên dụng: Tấm lưới này giúp gạt bỏ những phần sơn thừa trong ống lăn, hạn chế tình trạng nhiễu sơn trên tường.
Kiểm tra phần ông lăn của cây lăn sơn: Điều này đặc biệt quan trọng. Cho dù là cây lăn sơn mới hay cũ trước khi tiến hành sơn bạn cũng cần kiểm tra thật kỹ phần ống lăn này. Một mẹo nhỏ là dùng băng dính quán quanh phần ống lăn sau đó gỡ ra để loại bỏ những phần vải thừa ở ống lăn, hãy thực hiện việc này 2, 3 lần để đảm bảo những sợi vải không bị dính vào mặt sơn khi tiến hành lăn sơn.
2. Tiến hành lăn sơn
2.1 Tiến hành lăn sơn trên các mảng tường lớn
Bước 1: Tiến hành lăn sơn lên tường
Trước tiên, bạn nạp sơn trên lăn tán đều trên lưới chuyên dụng giúp loại bỏ sơn thưa trước khi tiến hành lăn sơn lên tường.
Bạn nên bắt đầu từ phần chân tường cách khoảng 5-10 cm so với góc tường và sàn nhà. Tiên hành cây lăn sơn lên theo hướng xéo, cách trần nhà 5-10 cm.
Lưu ý:
Không cần dùng lực tì cây lăn lên tường, hãy để ống lăn thả sơn một cách tự nhiên nhất.
Với mỗi đường lăn bạn hãy đè lên nhau khoảng ¼ chiều rộng của ống lăn.
Trong giai đoạn đầu nếu sơn chưa đều, hoặc có đường lăn bị hằn thì bạn cũng không càn ca lo lắng quá chúng sẽ sớm biến mất trong bước sau.
Bước 2: Nạp sơn vào cây lăn và lăn những đường mới
Khi tiến hành lăn những đường mới bạn cũng cần kiểm tra xem những mảng tường mới sơn liệu có còn ướt hay không? Nếu còn thì tiến hành sơn thêm những đường mới ngay.
Lưu ý:
Bạn cần làm nhanh tay để tránh sơn bị khô trên những mảng tường đã sơn.
Một khi Khi bạn nhận thấy phần đã sơn sắp khô, hãy chuyển qua bước 3 để bắt đầu làm đều và láng mịn bề mặt sơn.
Bước 3: Hoàn thiện phần đã sơn
Bạn cần phải lăn đều lại những phần tường đã sơn trong các bước 1 và 2 trước khi bề mặt sơn bị khô. Đây là kỹ thuật lăn sơn rất quan trọng trong toàn bộ quá trình lăn sơn.
2.2 Hoàn thiện những phần cạnh tường
Bước cuối cùng trong kỹ thuật lăn sơn là tiến hành hoàn thiện những phần cạnh tường sau khi xong ở những bề mặt dễ sơn. Ở bước này bạn sẽ tiến hành lăn những đường dọc theo cạnh tường, những phần mà bọn bỏ sót ở bước 3. Lưu ý khi lăn sơn trên một cạnh tường, bạn chỉ cần nạp sơn một lần duy nhất để giúp đường sơn được láng min và đều như phần tường ở giữa.
Lưu ý:
Đối với không gian hẹp thì khi tiến hành lăn những mảng tường phần cạnh tường, bạn hãy lăn 1 đường ngang dài trước, sau đó lăn đè nhiều đường dọc ngắn khác. Ví dụ như những phần tường ở phía trên, phía dưới của cửa sổ và cửa chính.
Trên đây là những kỹ thuật lăn sơn tường nhà cũng như các mẹo hay trong quá trình lăn sơn mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng qua những điều lưu ý trên bạn sẽ tự tay sơn được những bức tường đẹp nhất cho căn nhà của mình. Đừng quên để lại ý kiến của bạn phía dưới phần bình luận nhé!