Hiện nay tại các công trình công nghiệp người ta thường lựa chọn sơn epoxy để thi công. Sơn epoxy có một đặc tính rất nổi bật đó là bóng, mịn. Tuy nhiên, ngoài dòng sơn epoxy phổ biến còn có dòng sơn epoxy tạo nhám. Dòng sơn epoxy tạo nhám cũng được rất nhiều người lựa chọn. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết những điều cần biết về sơn epoxy nhám chống trơn trượt. Hãy cùng theo dõi!
Sơn Epoxy nhám là một dòng sơn epoxy có chứa thành phần tạo nhám. Trong thành phần epoxy sẽ được bổ sung thêm các hạt tạo nhám để chống trơn trượt cho sàn nhà.
Lợi ích của sơn epoxy tạo nhám
Một số lợi ích của việc thi công sơn epoxy tạo nhám có thể kể đến như:
Có khả năng chống trơn trượt
Chịu tải trọng lớn, bám dính tốt trên bề mặt
Chịu được sự tác động từ lực lớn, phù hợp với những vị trí như dốc hoặc sàn ngoài trời độ bền tuyệt đối, tuổi thọ cao
Bảo vệ bề mặt tốt, không bị bong tróc, phai màu
Quy trình thi công sơn epoxy nhám chuẩn
Dòng sơn này thường được sử dụng rộng rãi tại các ram, dốc, cầu thang. Dòng sơn này là sản phẩm tối ưu để chống trơn trượt cho các khu vực này.
Nhằm tăng độ bám dính cho sàn nên người ta sử dụng phương pháp sơn sàn bê tông bằng epoxy kết hợp với cát thạch anh. Khi hai thành phần này kết hợp với nhau sẽ tạo nên một bề mặt an toàn cho người và phương tiện di chuyển.
Để thi công sơn epoxy đúng quy trình thì bạn cần phải thực hiện các bước sau:
Bước 1: Đảm bảo an toàn cho công trình thi công và người lao động
Dùng bạt che chắn bụi bẩn trong khu vực thi công để tránh ảnh hưởng đến khu vực xung quanh
Chuẩn bị vật tư, trang thiết bị cần thiết để thi công công trình
Chuẩn bị đồ bảo hộ kỹ càng
Bước 2: Dọn xử lý bề mặt
Tại các bề mặt đã cũ hoặc bị sần sùi thì nên xử lý kỹ. Sử dụng các vật liệu chuyên dụng để loại bỏ những chỗ sần sùi, gồ ghề. Sử dụng những loại bột bả trét lên trên những bề mặt khuyết tật sau cho bề mặt bị phủ kín và nhắn mịn.
Bước 3: Dọn dẹp sạch sẽ bề mặt thi công sơn epoxy nhám
Vệ sinh sạch sẽ bề mặt nền nhà, loại bỏ toàn bộ tạp chất dính trên sàn sao cho sàn luôn được nhẵn bóng và sạch sẽ. Bề mặt sạch sẽ khiến cho lớp sơn lót bám chặt và mịn hơn khi thi công.
Bước 4: Sơn lót
Khi vệ sinh sạch sẽ bề mặt sàn thì bước tiếp theo cần làm đó là thi công sơn lót. Sử dụng một lượng sơn lót đủ để phủ kín bề mặt thi công, không được nhiều quá và không được ít quá. Vì nếu sử dụng 1 lượng sơn nhiều sẽ làm cho bề mặt gồ và dày. Còn nếu như sử dụng 1 lượng sơn lót ít thì bề mặt sẽ không đủ lượng sơn lót.
Bước này rất cần thiết vì sơn lót chính là một thành phần quan trọng, là chất trung gian giữa sàn nhà và sơn epoxy nhám. Giúp cho sàn nhà và sơn epoxy bám chặt hơn.
Bước 5: Tạo nhám cho sàn nhà
Trong quá trình thi công sơn epoxy nhám thì đây là bước quan trọng và cần thiết nhất để tạo nên bề mặt sàn chất lượng. Trong bước này thì bạn chỉ cần rải đều cát trên bề mặt sàn. Nên nhớ hãy rải đều cát để chỗ nào cũng được phủ nhám. Khi rải đều cát ngoài khả năng tạo nhám tốt mà nó còn tăng tính thẩm mỹ cho bề mặt sàn.
Tính năng vượt trội của sơn sàn nhà xưởng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay
Bước 6: Thi công sơn lớp epoxy nhám
Đợi cho bề mặt sơn lót và cát thạch anh khô và kết dính vào nhau thì bạn có thể thi công sơn epoxy. Lưu ý trong bước này bạn có thể chọn bất kì loại sơn epoxy nào và thời gian đợi lớp sơn lót khô là 7-12 tiếng.
Sau đó pha sơn epoxy theo đúng tỷ lệ nhà sản xuất ghi trên bao bì sản phẩm. Bạn có thể dùng máy khuấy, khuấy đều hỗn hợp chất đông rắn và sơn epoxy với tỷ lệ: 6:1 sau đó pha đều hỗn hợp đó với dung môi từ 5% - 10%.
Đợi cho lớp sơn epoxy thứ nhất khô trong vòng 6-12 tiếng, sao cho bề mặt đông cứng. Lớp thứ hai bạn có thể chọn màu sơn epoxy để thi công cho bề mặt. Sau đó sẽ thực hiện quy trình giống như lớp sơn thứ nhất.
Bước 7. Nghiệm thu, bàn giao công trình
Đây là bước cuối cùng, bạn cần kiểm tra một lượt xem bề mặt sàn thi công có thành công hay không bằng cách. Sử dụng một lượng lớn nước sau đó để xem bề mặt có bị ngấm nước không, nếu về mặt hoàn toàn khô thì bạn có thể yên tâm vì bề mặt không bị rò rỉ và thấm nước xuống sàn.
Trên đây là những điều bạn cần biết về sơn epoxy nhám. Mong rằng sau khi đọc xong bài viết này bạn sẽ biết các thi công cũng như hiểu được công dụng sử sơn epoxy tạo nhám. Nếu có những thắc mắc gì hãy liên hệ với JYMEC Việt Nam qua số hotline hoặc để lại bình luận phía bên dưới. Chúng tôi sẵn sàng lắng nghe và giải đáp những thắc mắc của bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của chúng tôi. Chúc bạn có một ngày làm việc hiệu quả.
SIMPLE ELEGANT Tối giản và Tinh tế Bảng màu “Ngôi nhà chính là nơi chúng ta tìm lại chính mình sau mỗi ngày mệt mỏi cuộc sống” Do sự khác biệt giữa các cài đặt màn hình và các hệ điều hành khác nhau, màu sắc xuất hiện trên màn hình của bạn có thể […]
CLASSIC ROMANCE Lãng mạn và Cổ điển Bảng màu “Tổ ấm là nơi mỗi người đều có thể là chính mình” Do sự khác biệt giữa các cài đặt màn hình và các hệ điều hành khác nhau, màu sắc xuất hiện trên màn hình của bạn có thể khác biệt so với màu sắc […]
CONTEMPORARY Sang trọng và Thời thượng Bảng màu “Ngôi nhà là một tác phẩm nghệ thuật, nó phản ánh cuộc sống và tâm hồn của chủ nhà” Do sự khác biệt giữa các cài đặt màn hình và các hệ điều hành khác nhau, màu sắc xuất hiện trên màn hình của bạn có thể […]
SWEET POETIC Nhẹ nhàng và Thơ mộng Bảng màu “Một ngôi nhà chứa đựng cả tình yêu và niềm tin, là nơi gửi gắm tình thân và sự ấm áp của gia đình” Do sự khác biệt giữa các cài đặt màn hình và các hệ điều hành khác nhau, màu sắc xuất hiện trên […]
GENTLE CALM An yên và Thư thái Bảng màu "Đưa thiên nhiên vào nhà bằng sắc xanh an yên và thư thái" Do sự khác biệt giữa các cài đặt màn hình và các hệ điều hành khác nhau, màu sắc xuất hiện trên màn hình của bạn có thể khác biệt so với màu […]