Chống thấm là bước quan trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến bất cứ công trình xây dựng nào. Sử dụng các vật liệu chống thấm khác nhau sẽ mang lại hiệu quả và độ lâu bền khác nhau. Tuy nhiên, bạn có biết, vẫn có những cách giúp chúng ta tăng thêm tuổi thọ và độ bền của lớp chống thấm, giúp chúng ta tiết kiệm tối đa chi phí chống thấm hàng năm. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ mách bạn 4 cách tăng độ bền lớp chống thấm cực hiệu quả! Hãy cùng theo dõi nha!
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ lớp chống thấm
Thấm dột là hiện tượng phổ biến nhất hiện nay. Thi công chống thấm không thể đem lại hiệu quả 100% vĩnh viễn. Vậy tuổi thọ của lớp chống thấm cho mỗi công trình là bao nhiêu lâu? Đây là vấn đề được nhiều người quan tâm nhất hiện nay!
Trên thực tế, hiệu quả hoạt động của lớp thi công chống thấm hoạt động phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Một số yếu tố có thể kể đến như:
Tuổi thọ lớp chống thấm phụ thuộc vào phương pháp thi công chống thấm áp dụng cho từng công trình
Yếu tố kỹ thuật thi công của thợ thi công chống thấm
Lựa chọn vật liệu thi công chống thấm có tuổi thọ bền lâu. Một số vật liệu có thể giữ tuổi thọ chống thấm lâu như: Sika chống thấm, màng khò nóng chống thấm…
Tuỳ vào từng khu vực thi công chống thấm như: chống thấm trần nhà cũ, nhà mới, chống thấm tường nhà, xử lý vết nứt, tường liền kề, bể bơi, bể chứa nước, thang máy, tầng hầm…
Các nhân tố khách quan khác như: Hiện tượng sụt lún địa chất, ảnh hưởng tường liền kề, hiện tượng mưa bão lũ kéo dài
Bên cạnh đó, có rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến tuổi thọ thi công chống thấm. Rất khó để có thể khẳng định tuổi thọ cụ thể của một lớp chống thấm. Tốt nhất để tối ưu hiệu quả lâu nhất, bạn nên thực hiện chi tiết và chuẩn kỹ thuật đối với bất ỳ phương pháp chống thấm nào.
2. Mách bạn 4 cách tăng độ bền lớp chống thấm cực hiệu quả
2.1 Vệ sinh sạch sẽ bề mặt thi công
Cách tăng độ bền lớp chống thấm đầu tiên chính là vệ sinh sạch bụi trên bề mặt thi công. Đừng coi thường bước này bởi độ đơn giản của nó. Bề mặt thi công đóng vai trò rất quan trọng trong cả quá trình thi công. Bụi bẩn còn bám trên bề mặt thi công sẽ làm cản trở cho khả năng kết dính giữa vật liệu với lớp nền. Điều này dẫn đến sự bong tróc, gây giảm đi sự lâu bền của lớp màng chống thấm. Chính vì vậy, trước khi thi công chống thấm bằng màng chống thấm, bạn hãy làm sạch hoàn toàn bụi để có thể đem lại kết quả thi công cao nhất.
vệ sinh bề mặt kỹ giúp tăng độ bền lớp chống thấm
Để hoàn thành bước này, bạn hãy trang bị một chiếc máy hút bụi để hút triệt để những bụi bẩn còn sót lại. Đối với các không gian bên ngoài như sàn mái, hoặc bề mặt không bằng phẳng, ngoài máy hút hút bụi, bạn có thể dùng thêm máy thổi bụi. Nhưng cần lưu ý rằng, chúng ta sẽ cần trám phẳng lại bề mặt bằng vữa nếu dùng máy thổi bụi.
2.2. Tăng độ bền lớp chống thấm bằng cách thi công nhiều lớp
Thi công nhiều lớp cũng là một cách tăng độ bền lớp chống thấm mà bạn cần biết. Nếu chỉ thi công một lớp với tất cả vật liệu đã trộn, chúng ta sẽ không đạt được hiệu quả cao nhất. Lớp chống thấm sẽ rất dày, vật liệu khô nhanh dẫn đến hiện tượng bong tróc, nứt vỡ. Từ đó gây ra sự tốn thời gian và giảm đi hiệu quả của toàn bộ quy trình thi công.
Thi công nhiều lớp chống thấm cho công trình
Tốt nhất, bạn nên thi công một lớp mỏng theo định mức quy định của nhà sản xuất. Chờ cho lớp chống thấm đầu tiên khô hoàn toàn sau đó tiếp tục thi công các lớp khác. Phương pháp thi công này giúp cho các lớp chống thấm có thể liên kết mạnh mẽ với nhau. Làm tốt phương pháp này giúp cho công trình thi công đảm bảo chất lượng tốt nhất.
2.3. Dán phủ thêm lưới gia cố ở xung quanh cổ ống và mạch ngừng chân tường
Cách tăng độ bền lớp chống thấm tiếp theo mà chúng tôi muốn đề cập tới là sử dụng lưới gia cố cho 2 vị trí. Hai vị trí này là cổ ống và mạch ngừng chân tường. Mạch ngừng thường được thấy ở vị trí nối tiếp giữa 2 vật liệu khác nhau hoặc 1 loại vật liệu nhưng thi công ở thời điểm khác nhau. Ở các trường hợp này, mạch ngừng chân tường chính là vị trí tiếp xúc giữa sàn bê tông và các vị trí tường xung quanh cổ ốn., Đây cũng là những điểm dễ bị thấm nước nhất. Vì vậy, để tăng thêm sự vững chắc cho lớp chống thấm, bạn hãy dán thêm một lớp phủ gia cố ở các khu vực này.
Dán phủ thêm lưới gia cố ở xung quanh cổ ống
Quy trình dán lưới cũng rất đơn giản. Bạn có thể sử dụng luôn hóa chất chống thấm để làm chất kết dính giữa bề mặt và lớp vải gia cố lưới polyester. Sao cho lớp phủ có thể phủ kín được các vị trí này. Lưu ý, khi thi công, bạn cần miết chặt tấm lưới áp vào bề mặt để lưới gia cố. Điều này giúp cho lớp gia cố không bị phồng rộp, tránh tạo ra khoảng hở, làm cho nước thấm qua, gây thấm dột. Cuối cùng, bạn chỉ cần quét phủ thêm một lớp chống thấm lên bề mặt lưới để tăng độ bền chặt là xong.
2.4. Tăng độ bền lớp chống thấm bằng cán phủ và ốp lát bảo vệ
Cuối cùng là cán phủ và ốp lát bảo vệ kệ, đây là cách tăng độ bền lớp chống thấm đáng kể. Hiện nay, trên thị trường, có rất nhiều loại vật liệu chống thấm ngoài trời có tác dụng cao. Các vật liệu chống thấm này có thể chống chịu lại thời tiết vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, chúng vẫn cần thêm một lớp bảo vệ để tránh cho khí hậu bên ngoài làm ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền bên trong. Vì vậy, việc cán phủ các lớp bảo vệ sẽ giúp cho lớp chống thấm mà bạn có thể sử dụng lâu dài hơn.
Cán phủ và ốp lát bảo vệ giúp tăng hiệu quả chống thấm
Lớp cán có mục đích là bảo vệ lớp chống thấm khỏi các tác nhân tiêu cực từ bên ngoài. Chúng ta chỉ cần sử dụng các loại vữa xi măng thông thường là đã có thể đáp ứng được nhu cầu này. Lưu ý rằng, hãy tạo độ dốc khi cán nền về khu vực thoát sàn để tránh đọng nước cục bộ, dẫn đến thấm dột.
3. Một số lưu ý khi thi công chống thấm hiệu quả cao nhất
Chống thấm là công đoạn thi công không thể thiếu đối với bất kỳ ngôi nhà nào. Đặc biệt với điều kiện thời tiết Việt Nam khí hậu khắc nghiệt, thấm dột xảy ra thường xuyên hơn. Bên cạnh những biện pháp gia tăng hiệu quả chống thấm, chúng ta nên lưu ý khi thi công để tối ưu hiệu quả chống thấm một cách tốt nhất.
Thi công chống thấm toàn bộ ngôi nhà. Không nên chỉ chống thấm ở những vị trí bị thấm dột
Nên chống thấm ngay từ bước đầu thi công nhà ở. Điều này giúp cho lớp chống thấm bảo vệ tốt nhất ngôi nhà ngay từ ban đầu.
Nên thi công chống thấm nhà ở từ bên trong. Những vị trí dễ bị thấm dột nhất sau đó đến chống thấm ngoại thất
Kiểm tra rõ nguyên nhân thấm dột của ngôi nhà. Từ đó lựa chọn vật liệu và phương pháp chống thấm hiệu quả
Trên đây là chia sẻ về 4 cách tăng độ bền lớp chống thấm hiệu quả. Những cách này đều rất hiệu quả mà lại không tốn quá nhiều thời gian. Hy vọng rằng, lớp chống thấm nhà bạn sẽ được gia tăng sự kiên cố, chất lượng hơn.
Sơn chống thấm tường JYMEC là chất chống thấm được tổng hợp từ Acrylonitrile và Alkylsiloxan, chống thấm hiệu quả cho tường trong nhà cũng như tường ngoài trời gìn giữ và tôn lên vẻ đẹp ngôi nhà của bạn thách thức với thời gian.
+ Có độ bền cao.
+ Có khả năng chịu mài mòn cao,kháng kiềm lớn và đặc biệt chịu được cả nước mặn.
+ Mặt sơn nhẵn mịn
+ Hoàn toàn không chứa chì và thủy ngân nên không gây hại cho người dùng và môi trường
+ Không cháy, không độc hại
1. Sơn chống cháy là gì? Hoạt động như thế nào? 1.1 Khái niệm Sơn chống cháy là dòng sơn có khả năng giúp hạn chế, ngăn chặn sự bùng cháy của lửa. Các sản phẩm sơn trên thị trường hiện nay phần thường có các thành phần chính như: Acrylic, vỏ trấu, gốc Epoxy […]
1. Sơn chống thấm nhà vệ sinh JYMEC tốt nhất 2023 1.1 Tổng quan sơn chống thấm nhà vệ sinh JYMEC Về bản chất, sơn chống thấm tuy không ngăn thấm đột 100% đối với nhà vệ sinh nhà bạn, Tuy nhiên, sử dụng sơn chống thấm giúp bạn yên tâm hơn về sự an […]
Chống thấm ban công là công đoạn thi công vô cùng quan trọng đối với ngôi nhà của bạn. Làm sao để bảo vệ ban công nhà mình một cách thẩm mỹ, bền bỉ nhất. Cùng JYMEC bật mí cách chống thấm hiệu quả qua bài viết dưới đây nhé! 1. Nguyên nhân thấm dột […]
Sàn mái là vị trí phải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các tác động tiêu cực của thời tiết bên ngoài. Do đó, thường xuyên bị thấm dột, xuất hiện nhiều dấu hiệu gây hậu quả xấu tới kết cấu nhà như nứt vỡ, ứ đọng nước, rêu mốc phủ, loang nước… Để xử […]
Trần nhà bị thấm dột đã là nỗi lo trăn trở của rất nhiều ngôi nhà mỗi khi mùa mưa đến. Sự ẩm mốc, ướt át mang đến không gian bí bách, khó chịu, ảnh hưởng lớn đến tâm lý, sức khỏe của mỗi chúng ta. Nó cũng khiến ngôi nhà mất đi tính thẩm […]
Sơn chống nấm mốc được xem là giải pháp cứu tinh đối với những khu vực tường thường xuyên bị ẩm mốc. Đâu là lý do dòng sản phẩm này được nhiều gia đình tin dùng lựa chọn. Cùng Sơn JYMEC tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé! 1. Sơn chống nấm mốc hoạt […]
1. Sơn nhà phổ biến hiện nay có những loại nào? Sơn nhà là công đoạn hoàn thiện không thể thiếu trong bất kỳ công trình thi công nào. Lớp sơn đóng vai trò như chiếc áo bảo vệ ngôi nhà khỏi những tác động gây hại. Đồng thời, nó cũng giúp mang lại tính […]