Hiện tượng màng sơn bị rêu mốc

Hiện tượng màng sơn bị rêu mốc là kết quả của sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc trên bề mặt tường. Hiện tượng này gây mất thẩm mỹ và tiềm ẩn nguy cơ gây xuống cấp ngôi nhà. Cùng tìm hiểu chi tiết và tìm ra biện pháp khắc phục qua bài viết dưới đây nhé!

Hiện tượng

Rêu mọc xanh hoặc màu sẫm trên bề mặt tường tại các kẽ nứt, chỗ phồng rộp, chỗ bị ẩm.

Hiện tượng sơn bị rêu mốc
Hiện tượng màng sơn bị rêu mốc

Nguyên nhân:

  • Sơn được thi công khi tường chưa đạt độ khô cần thiết ( độ ẩm dưới 16% hoặc chờ 24-28 ngày sau khi tô hồ)
  • Chất lượng sơn kém (tính năng chống rêu mốc không hiệu quả)
  • Sử dụng sơn trong nhà cho tường ngoài trời.
  • Tường có vết nứt và bị ngấm ẩm cũng gây ra sự cố rêu mốc.
  • Sơn quá loãng, màng sơn quá mỏng (màng sơn khô tiêu chuẩn là 30-40 micron/lớp)

Biện pháp phòng ngừa:

  • Bảo đảm bề mặt tường đạt độ khô cần thiết ( độ ẩm dưới 16% hoặc chờ 24-28 ngày sau khi tô hồ)
  • Xử lý chống thấm các khu vực dễ bị ngấm ẩm (lan can, bồn hoa, chân tường...)
  • Sử dụng sơn có khả năng chống rêu mốc, vi sinh tốt.
  • Tuân thủ đúng các hướng dẫn thi công (tỷ lệ nước pha, thời gian giữa các lớp sơn, điều kiện thời tiết...)

Biện pháp khắc phục:

  • Cạo bỏ lớp sơn bên ngoài để cho hơi ẩm trong tường bay hết, khô đến mức yêu cầu (4-6 tuần).
  • Xử lý triệt để các nguồn gây ẩm ( vết nứt, nơi có độ ẩm cao...)
  • Sử dụng hóa chất tẩy rửa và diệt rêu mốc A980 để xử lý lớp rêu mốc trên tường. Làm vệ sinh bề mặt sạch sẽ.

Tiến hành sơn lại theo hệ thống:

  • 1 lớp sơn lót.
  • 2 lớp sơn hoàn thiện
  • Để đạt kết quả tối ưu, nên sơn thêm một lớp sơn lót A936 sau lớp lót A579.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp ích cho bạn, giúp bạn khắc phục triệt để hiện tượng màng sơn bị rêu mốc. Đừng quên góp ý và để lại bình luận dưới bài viết nhé!

 

 

Tags: