Trần nhà bị thấm dột đã là nỗi lo trăn trở của rất nhiều ngôi nhà mỗi khi mùa mưa đến. Sự ẩm mốc, ướt át mang đến không gian bí bách, khó chịu, ảnh hưởng lớn đến tâm lý, sức khỏe của mỗi chúng ta. Nó cũng khiến ngôi nhà mất đi tính thẩm mỹ và ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình. Làm thế nào để chống thấm trần nhà triệt để luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay. Cùng bài viết dưới đây đi tìm hiểu những giải pháp chống thấm trần nhà hiệu quả nhé!
Trên thực tế, hiện tượng thấm dột trần nhà xảy ra do những nguyên nhân rất đơn giản. Thấm dột sàn mái, trần nhà chủ yếu do hai nguyên nhân chính như:
Trần nhà bị dột do công trình cũ lâu năm xuống cấp:
Một số ngôi nhà cũ lâu năm sẽ dẫn đến tình trạng xuống cấp, hư hại. Hiện tượng trần nhà bị rạn nứt khi các vật liệu bị co ngót theo thời gian. Bên cạnh đó, với tác động mạnh mẽ của thời tiết, trời mưa lượng nước mưa có thể tranh thủ động và ngấm qua kết cấu mái nhà. Nếu ngôi nhà không được kịp thời cải tạo và khắc phục. Khi chịu các tác động từ thời tiết có thể dẫn đến tình trạng thấm dột.
Nguyên nhân gây thấm dột trần nhà
Thấm dột do kỹ thuật thi công không đảm bảo:
Thực tế hiện nay có rất nhiều ngôi nhà tuy mới thi công nhưng đã xuất hiện tình trạng thấm dột. Nguyên nhân chủ yếu đó chính là do kỹ thuật thi công không đảm bảo. Trước tiên phải kể đến vật liệu sử dụng thi công kém chất lượng. Chất lượng vật liệu không đảm bảo khiến trần nhà khi gặp mưa dễ bị nứt gãy và rạn nứt chân chim. Một thời gian ngắn sau khi thi công, vì vật liệu kém chất lượng mà chúng cũng dễ bị co ngót, thay đổi câu trú gây ra các khe hở cho ngôi nhà.
Thứ hai, trong quá trình thi công xây dựng, thơ thi công không kiểm tra rà soát các quá trình thực hiện. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến trần nhà không đạt chất lượng tiêu chuẩn. Kết cấu mái thi công hời hợt, không chú trọng vào hệ thống máng xối thoát nước khiến cho nước ứ đọng tại một vị trí và ngấm dần.
1.2 Dấu hiệu trần nhà bị thấm đột
Trần nhà bị thấm dột có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường. Trên bề mặt trần nhà nếu thấy bắt đầu xuất hiện những vết rạn nứt hình chân chim, bạn nên cảnh giác về tình trạng sẽ có nguy cơ bị thấm dột vào mùa mưa.
Một số dấu hiệu khác có thể dễ dàng thấy như: trần nhà chuyển màu, ngả vàng hoặc xuất hiện những mảng ẩm mốc, loang lổ…Tất cả những dấu hiệu trên đều đang cho thấy trần nhà của bạn cần phải khắc phục kịp thời trước khi tình trạng thấm dột xảy ra trầm trọng hơn.
Dấu hiệu trần nhà bị thấm dột
1.3 Hậu quả khi không chống thấm trần nhà kịp thời
Trần nhà bị thấm nước là tình trạng xuống cấp rất trầm trọng. Nếu không khắc phục kịp thời có có thể gây ra nhiều hư hại, tổn thất cho tài sản ngôi nhà. Khi trần nhà bị thấm nước, nguồn nước sẽ nhanh chóng thấm lan ra toàn bộ kết cấu ngôi nhà. Những mảng tường ẩm ướt có nguy cơ bị nấm mốc, muối hoá cao. Chúng gây nứt nẻ tường nhà, phá huỷ các liên kết bê tông bền vững. Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời, rất có thể nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, an toàn của các thành viên trong gia đình.
Các mảng tường, trần nhà bị thấm dột gây ra những vết loang lổ, ố vàng. Lớp sơn tường nhà bị bong tróc, phồng rộp gây mất thẩm mỹ chung. Chưa để đến, những mảng sơn tường hay vôi vữa bị bong tróc có thể rơi xuống bất cứ lúc nào.
Nước mưa lâu ngày đọng lại trên sàn mái, thấm xuống trần nhà tạo nên những mảng rêu mốc xấu xí. Những mảng rêu mốc này lại chính là môi trường lý tưởng cho nấm mốc, vi khuẩn phát triển.
Có thể nói, việc chống thấm trần nhà càng sớm càng tốt là điều hoàn toàn đúng. Nếu chờ khi tình trạng thấm dột xảy ra rồi mới chống thấm sẽ tốn kém chi phí, thời gian và công sức. Thậm chí, tình trạng thấm dột vẫn có thể tái diễn và gây hại đến cuộc sống gia đình bạn.
Hậu quả tai hại khi trần nhà bị thấm dột
2. Các giải pháp chống thấm trần nhà hiệu quả triệt để
2.1 Chống thấm trần nhà triệt để với sơn chống thấm
Về bản chất, sơn chống thấm trần nhà được thi công ngay từ ban đầu xây dựng mới có thể đem lại hiệu quả tốt nhất. Phương pháp này được sử dụng thiên về tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Màng sơn có khả năng chống thấm nước, chống kiềm hoá và hạn chế vi khuẩn gây hại. Sử dụng sơn chống thấm cho trần nhà ngay từ ban đầu như khoác thêm một lớp áo giáp bảo vệ tối ưu ngôi nhà của bạn. Nếu sử dụng đúng cách, lớp áo giáp này có thể đem lại tuổi thọ bền bỉ trong nhiều năm, giúp gia chủ không phải lo lắng mỗi khi mùa mưa đến gần.
Nếu ngôi nhà của bạn sử dụng sơn chống thấm khi đã xảy ra thấm dột, tuỳ vào tình trạng thấm mà hiệu quả của sơn có thể giảm đi. Lúc này, sơn chống thấm chỉ khắc phục hiệu quả trong một khoảng thời gian dài chứ không thể thay thế chất chống thấm 100%.
Sơn chống thấm trần nhà
Hướng dẫn các bước chống thấm trần nhà bê tông bằng sơn chống thấm cơ bản:
Bước 1: Chuẩn bị thi công: Vệ sinh thật sạch bề mặt trước khi thi công sơn chống thấm.
Bước 2: Thi công sơn lót: Nên thi công lớp sơn lót chống thấm, kháng kiềm giúp tăng sự bảo vệ cho trần nhà của bạn.
Bước 3: Thi công sơn phủ chống thấm: Thi công tối thiểu từ 2-3 lớp sơn phủ chống thấm, các lớp sơn mỏng nhẹ, cách nhau từ 2-4 tiếng.
Bước 4: Nghiệm thu và bàn giao
2.2 Chống thấm trần nhà bằng keo chống thấm
Đây cũng là một trong những phương pháp chống thấm trần nhà hiệu quả được sử dụng nhiều hiện nay. Thực tế, thương pháp này được sử dụng giúp khắc phục các vết rạn nứt bê tông trần nhà. Nó được sử dụng giúp chống thấm triệt để 100% vị trí vị thấm dột nhưng lại không thể bảo vệ toàn bộ bề mặt sàn mái.
Chuẩn bị chống thấm:
Vật liệu thi công: Keo chống thấm
Phụ gia chống thấm: Phụ gia chống thấm Sika trộn vữa bê tông
Máy móc thiết bị: Sử dụng máy bơm keo chống thấm chuyên dụng
Xử lý chống thấm cho trần nhà bê tông bằng keo chống thấm:
Xác định, khoanh vùng vị trí cần chống thấm.
Tiến hành đục vết nứt sàn và vệ sinh bề mặt vết nứt.
Bơm keo chống thấm vào các vị trí vết nứt trên bề mặt trần nhà.
Tiến hành trám lại các vị trí vết nứt và đục khoét.
Thi công quét một lớp phụ gia chống thấm lên bề mặt vết nứt. Chờ khô sau đó tiếp tục thi công thêm hai lớp chống thấm.
Keo chống thấm trần nhà
2.3 Sử dụng phương pháp chống thấm bằng nhựa đường cho trần nhà
Trên thực tế, có rất nhiều ngôi nhà sử dụng nhựa đường chống thấm cho trần nhà, mái nhà. Vật liệu này có khả năng chống thấm hiệu quả, triệt để giúp bảo vệ tối ưu ngôi nahf của bạn. Tuy nhiên, một số ngôi nhà mới cây sẽ không lựa chọn nhựa đường làm vật liệu chống thấm. Nguyên nhân chủ yếu đó chính là sử dụng nhựa đường không đảm bảo tính thẩm mỹ cho về mặt. Chỉ những ngôi nhà cũ lâu năm, sẽ lựa chọn nhựa đường chống thấm trần nhà giúp tiết kiệm chi phí, hạn chế thấm dột quay trở lại.
Chuẩn bị chống thấm:
Vật liệu thi công: Nhựa đường chống thấm
Phụ gia chống thấm
Dụng cụ hỗ trợ: cây lăn, bay, đèn khò khí ga…
Gạch ốp chống nóng (Vì nhựa đường khi gặp nhiệt độ cao có thể tăng nhiệt, nóng chảy, nên ốp gạch bảo vệ vừa giúp tăng thẩm mỹ vừa bảo vệ trần nhà).
Thi công chống thấm với nhựa đường:
Vệ sinh sạch sẽ bề mặt trần nhà thi công.
Thi công một lớp sơn lót chống thấm lên bề mặt trần nhà đã được vệ sinh.
Sử dụng đèn khò khí gas đốt nóng chảy màng bitum cho nhựa đường chảy ra. Sử dụng con lăn trải đều nhựa đường lên bề mặt trần nhà bị thấm dột.
Tiến hành ngâm nước để thử khả năng chống thấm của màng trước khi thực hiện bước chống thấm tiếp theo.
Thi công quét lớp vữa xi măng đàn hồi giúp tạo độ đốc cho bề mặt sàn mái, giúp thoát nước triệt để, ngăn không cho nước đọng.
Thi công ốp gạch chống nóng hoàn thiện.
Sử dụng nhựa đường chống thấm trần nhà hiệu quả
3. Một số lưu ý khi chống thấm trần nhà bê tông
Trần nhà là bề mặt tiếp xúc và hứng chịu nhiều nhất các tác động của điều kiện ngoại cảnh. Việc chống thấm cho trần nhà là điều rất quan trọng. Chính vì vậy, để chống thấm hiệu quả, bảo vệ tối ưu ngôi nhà của mình, bạn cần lưu ý một số điều sau:
Cần nắm rõ tình trạng trần nhà bị thấm dột nguyên nhân do đâu. Từ đó, bạn có thể lựa chọn phương pháp chống thấm trần nhà hiệu quả triệt để.
Tuỳ thuộc vào mức độ thấm dột của ngôi nhà và điều kiện thực tế. Mỗi công trình sẽ có những phương pháp xử lý khác nhau.
Chuẩn bị bề mặt thi công rất quan trọng. Nếu bề mặt không được xử lý đảm bảo, lớp chống thấm thi công có thể không đạt được hiệu quả tốt nhất.
Lựa chọn sơn chống thấm uy tín, chất lượng được nhiều người sử dụng. Nên chống thấm trần nhà với sơn chống thấm ngay từ ban đầu để đem lại hiệu quả tối ưu nhất.
Thường xuyên kiểm tra, quan sát sàn mái, trần nhà nhằm phát hiện kịp thời những dấu hiệu trần nhà thấm dột. Từ đó có thể lựa chọn phương pháp chống thấm phù hợp và hiệu quả triệt để.
Trần nhà bê tông cần được chống thấm hiệu quả
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về các giải pháp chống thấm trần nhà. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng thấm dột trần nhà và tìm ra giải pháp khắc phục phù hợp nhất. Đừng quên theo dõi chúng tôi để biết thêm những thông tin bổ ích về ngôi nhà nhé!
Sơn chống thấm tường JYMEC là chất chống thấm được tổng hợp từ Acrylonitrile và Alkylsiloxan, chống thấm hiệu quả cho tường trong nhà cũng như tường ngoài trời gìn giữ và tôn lên vẻ đẹp ngôi nhà của bạn thách thức với thời gian.
+ Có độ bền cao.
+ Có khả năng chịu mài mòn cao,kháng kiềm lớn và đặc biệt chịu được cả nước mặn.
+ Mặt sơn nhẵn mịn
+ Hoàn toàn không chứa chì và thủy ngân nên không gây hại cho người dùng và môi trường
+ Không cháy, không độc hại
1. Sơn chống cháy là gì? Hoạt động như thế nào? 1.1 Khái niệm Sơn chống cháy là dòng sơn có khả năng giúp hạn chế, ngăn chặn sự bùng cháy của lửa. Các sản phẩm sơn trên thị trường hiện nay phần thường có các thành phần chính như: Acrylic, vỏ trấu, gốc Epoxy […]
Sơn chống thấm trần nhà có mang lại hiệu quả cao không là câu hỏi nhiều người quan tâm. Dòng sản phẩm này có đặc điểm gì nổi bật? Chọn mua của hãng nào để mang lại hiệu quả chống thấm tốt nhất? Tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé! 1. Hiện tượng […]
1. Sơn chống thấm nhà vệ sinh JYMEC tốt nhất 2023 1.1 Tổng quan sơn chống thấm nhà vệ sinh JYMEC Về bản chất, sơn chống thấm tuy không ngăn thấm đột 100% đối với nhà vệ sinh nhà bạn, Tuy nhiên, sử dụng sơn chống thấm giúp bạn yên tâm hơn về sự an […]
Sơn chống nấm mốc được xem là giải pháp cứu tinh đối với những khu vực tường thường xuyên bị ẩm mốc. Đâu là lý do dòng sản phẩm này được nhiều gia đình tin dùng lựa chọn. Cùng Sơn JYMEC tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé! 1. Sơn chống nấm mốc hoạt […]
1. Sơn nhà phổ biến hiện nay có những loại nào? Sơn nhà là công đoạn hoàn thiện không thể thiếu trong bất kỳ công trình thi công nào. Lớp sơn đóng vai trò như chiếc áo bảo vệ ngôi nhà khỏi những tác động gây hại. Đồng thời, nó cũng giúp mang lại tính […]
Trong ngành xây dựng, việc lựa chọn sơn đạt chuẩn chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường và mang lại lợi nhuận đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của đại lý phân phối, nhà thầu và chủ đầu tư. Công ty cổ phần Sơn JYMEC, với danh tiếng về chất lượng […]
1. 1 Thùng sơn chống thấm nhà vệ sinh sơn được bao nhiêu m2? 1 Thùng sơn chống thấm nhà vệ sinh sơn được bao nhiêu m2? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Đối vối mỗi loại sơn chống thấm nhà vệ sinh có một định mức sử dụng khác nhau. […]