Cách tính diện tích cần sơn cho không gian nội thất rất đơn giản, bạn có thể thực hiện theo công thức sau đây:
Diện tích cần sơn trong nhà = ( Diện tích bề mặt của sàn nhà * số tầng) * hệ số sơn trong nhà
Trong đó:
Hệ số sơn trong nhà dao động trong khoảng từ 3 đến 4.5
Đối với nhà nhiều phòng, ít cửa thì hệ số sơn là 4.5
Đối với nhà nhiều phòng, cửa trung bình thì hệ số sơn là 4
Đối với nhà cấp 4 ít cửa thì hệ số sơn là 3.5
Đối với nhà cấp 4 không có trần thì hệ số sơn là 3.5
Hệ số trên chỉ đúng khi tính tổng thể ngôi nhà, khi tính riêng cho từng phòng thì hệ số có thể không còn chính xác nữa.
Ví dụ: Với một ngôi nhà 2 tầng có chiều dài 20m, chiều rộng 5m. Mỗi tầng cao 4m và có ban công 1.5 m. Thì diện tích cần sơn trong nhà được tính như sau:
Diện tích cần sơn trong nhà= (5*20*3) *4 = 1200m2 (Trong đó 4 là hệ số sơn của căn nhà).
Diện tích ngoài trời và trong nhà khác nhau, do đó cách tích diện tích cần sơn cũng khác nhau. Công thức tính diện tích ngoài trời là:
Diện tích cần sơn ngoài trời = Diện tích mặt tiền * Hệ số sơn
Trong đó:
Hệ số sơn ngoài trời sẽ dao động trong khoảng 1.2 - 1.2. Hệ số này phụ thuộc vào nhà có nhiều phào chỉ hay ít.
Ngoài ra, hệ số sơn ngoài trời cũng có thể bằng 1 trong 1 số trường hợp đặc biệt.
Tương tự với bài toán bên trên, diện tích sơn ngoài trời của căn nhà được tính như sau:
Diện tích cần sơn ngoài trời = (5*4*3) * 1.5 = 90m2 (Trong đó 1.5 là hệ số sơn ngoài trời).
Cách tính diện tích sơn ngoài trời
2. Cách tính diện tích sơn nhà cho bề mặt tường
2.1. Cách tính diện tích sơn nhà đối với nhà chung cư
Để tính xem diện tích cần sơn đối với nhà chung cư, bạn có thể sử dụng công thức sau đây:
Diện tích = Diện tích của mặt sàn * 3.0
Ví dụ: Một căn chung cư có diện tích mặt sàn là 50m2, nếu bạn muốn biết diện tích cần sơn là bao nhiêu thì lấy 50*3 = 150M2. Như vậy diện tích cần sơn của căn hộ 50m2 là 150m2.
Ngoài ra, nếu muốn biết chi phí vật liệu thi công hết bao nhiêu, bạn chỉ cần nhận diện tích cần sơn với giá của loại vật liệu đó.
Ví dụ: Giá thi công 1m2 sơn nhà là 18.000 VNĐ. Vậy chi phí bạn cần trả cho 150m2 = 150*18 = 2.700.000 VNĐ.
2.2. Công thức tính diện tích sơn nhà mặt đất, liền kề:
Để tính xem diện tích cần sơn đối với nhà mặt đất, bạn có thể sử dụng công thức sau đây:
Diện tích = Diện tích của mặt sàn * 4.0
Đây là công thức tính cho các căn nhà mặt đất liền kề nhau, do đó họ thường chỉ thi công sơn cho phần mặt tiền.
Ví dụ: Một căn nhà liền kề có diện tích mặt sàn là 100m2, nếu bạn muốn biết diện tích cần sơn là bao nhiêu thì lấy 100*4 = 400 M2. Như vậy diện tích cần sơn của ngôi nhà 100m2 là 400m2.
Còn đối với các ngôi nhà không liền kề, thi công sơn toàn bộ các bề mặt của ngôi nhà thì khi tính diện tích ta sẽ nhân với hệ số 6.0.
Ví dụ: Một căn nhà 2 tầng có có diện tích mặt sàn là 100m2, nếu bạn muốn biết diện tích cần sơn là bao nhiêu thì lấy 100*2*6 = 1.200 M2. Như vậy diện tích cần sơn của ngôi nhà 100m2 là 1.200m2
Tính diện nhà trước khi thi công sơn là một việc làm cần thiết và rất quan trọng. Cách tính diện tích sơn nhà sẽ giúp bạn biết được số lượng sơn cần sử dụng để mua số lượng sơn đủ dùng. Hạn chế được tình huống mua thiếu sơn để thi công hoặc mua dư sơn gây lãng phí.
Bên cạnh đó, việc tính diện sơn nhà chính xác sẽ giúp bạn có kế hoạch chuẩn bị ngân sách phù hợp. Tránh lãng phí sơn gây tốn kém chi phí mua sơn.
Sơn sau khi mở nắp rất dễ bị hư hỏng nếu không biết cách bảo quản đúng cách. Việc mua đúng số lượng sơn theo diện tích cần sơn sẽ giúp bạn bảo quản sơn dễ dàng sơn.
Ngoài ra, một số đơn vị cung cấp sơn muốn bạn được nhiều sản phẩm nên thường cung cấp thông tin sai cho khách hàng. Khiến khách thường mua sai số lượng sơn và lãng phí. Chính vì thế biết được số lượng diện tích và lượng sơn cần sử dụng sẽ giúp bạn tránh được tình huống này.
Tính trước số m2 cần sơn quan trọng thế nào
Hy vọng thông qua bài viết, bạn sẽ biết được cách tính diện tích sơn nhà chính xác. Từ đó có kế hoạch ngân sách phù hợp, mua lượng sơn đủ dùng và tiết kiệm được chi phí sơn.
Sơn chống thấm tường JYMEC là chất chống thấm được tổng hợp từ Acrylonitrile và Alkylsiloxan, chống thấm hiệu quả cho tường trong nhà cũng như tường ngoài trời gìn giữ và tôn lên vẻ đẹp ngôi nhà của bạn thách thức với thời gian.
+ Có độ bền cao.
+ Có khả năng chịu mài mòn cao,kháng kiềm lớn và đặc biệt chịu được cả nước mặn.
+ Mặt sơn nhẵn mịn
+ Hoàn toàn không chứa chì và thủy ngân nên không gây hại cho người dùng và môi trường
+ Không cháy, không độc hại
1. Sơn nhà phổ biến hiện nay có những loại nào? Sơn nhà là công đoạn hoàn thiện không thể thiếu trong bất kỳ công trình thi công nào. Lớp sơn đóng vai trò như chiếc áo bảo vệ ngôi nhà khỏi những tác động gây hại. Đồng thời, nó cũng giúp mang lại tính […]
"Sơn tốt nhất hiện nay là loại nào?" "Chất lượng sơn nào tốt nhất?" "Hãng sơn nào uy tín nhất thị trường Việt Nam ?" là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Cùng Sơn JYMEC tìm hiểu những lời khuyên hữu ích qua bài viêt dưới đây nhé! 1. Sơn tốt nhất […]
1. Sơn chống cháy là gì? Hoạt động như thế nào? 1.1 Khái niệm Sơn chống cháy là dòng sơn có khả năng giúp hạn chế, ngăn chặn sự bùng cháy của lửa. Các sản phẩm sơn trên thị trường hiện nay phần thường có các thành phần chính như: Acrylic, vỏ trấu, gốc Epoxy […]
Sơn chống nấm mốc được xem là giải pháp cứu tinh đối với những khu vực tường thường xuyên bị ẩm mốc. Đâu là lý do dòng sản phẩm này được nhiều gia đình tin dùng lựa chọn. Cùng Sơn JYMEC tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé! 1. Sơn chống nấm mốc hoạt […]
Trong ngành xây dựng, việc lựa chọn sơn đạt chuẩn chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường và mang lại lợi nhuận đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của đại lý phân phối, nhà thầu và chủ đầu tư. Công ty cổ phần Sơn JYMEC, với danh tiếng về chất lượng […]
Sơn Nhũ JYMEC Metallic là sản phẩm sơn nhũ hệ nước, khi sơn phủ lên tất cả các bề mặt tạo ra lớp sơn hoàn thiện có độ bóng cao, bề mặt với hiệu ứng ánh kim loại óng ánh.
- Hoàn toàn hệ nước (an toàn vượt trội so với các sản phẩm sơn nhũ hệ dầu thông thường do không chứa hóa chất độc hại).
- Chịu tia cực tím và thay đổi thời tiết cực tốt, bền màu, kháng rêu mốc.
- Độ bóng cao, bề mặt óng ánh với ánh kim của các kim loại quý như vàng, bạc, đồng.
- Không cháy, không độc hại, không chứa chì, thủy ngân và các hóa chất độc hại khác, an toàn với người thi công và sử dụng.