Chống thấm cho trần nhà bị nứt hiệu quả với 3 cách dưới đây

Chống thấm trần nhà bị nứt như thế nào cho hiệu quả được rất nhiều gia đình quan tâm. Việc trần nhà bị nứt thường gây ra tình trạn trạng trần nhà có những vết loang lổ, gây mất thẩm mỹ và cũng nhưu ảnh hưởng tới sức khỏe của gia đình bạn. Xem ngay 3 cách chống thấm cho trần hiệu quả nhất dưới đây nhé!

1. Nguyên nhân trần nhà bị thấm dột

Trước khi tiến đến tìm hiểu những cách xử lý chống thấm cho trần nhà bị nứt hiệu quả nhất, chúng ta cần hiểu những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì. Dưới đây là một số nguyên nhân:

  • Sử dụng vật liệu xây dựng không đảm bảo chất lượng. Sau một thời gian đi vào sử dụng công trình và phải chịu các tác động từ nhiều yếu tố bên ngoài như: thời tiết, nhiệt độ thất thường,... dẫn đến tình trạng nứt vỡ và thấm dột trần nhà.
  • Thực hiện quy trình thép đan xen kết cấu bê tông không đạt yêu cầu, dùng bê tông kém chất lượng để thi công xây dựng dẫn đến tình trạng xuống cấp của nền xi măng.
  • Hệ thống thoát nước trên sân thượng được xây dựng theo tiêu chuẩn yếu kém, nước bị ứ đọng lâu ngày, ngấm vào bê tông và làm nứt vỡ.
  • Không áp dụng biện pháp chống thấm một cách cẩn thận ngay từ những bước đầu thi công công trình.
nguyên nhân trần nhà bị nứt
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trần nhà bị nứt

2. 3 cách xử lý chống thấm trần nhà bị nứt

2.1. Sử dụng sơn chống thấm

Cuối cùng phải đề cập đến sơn chống thấm trần nhà - một loại vật liệu vừa có khả năng bảo vệ, vừa giúp hoàn thiện hơn về mặt thẩm mỹ.

Không chỉ giúp kháng nước, bảo vệ kết cấu cho trần nhà, sử dụng sơn chống thấm còn giúp cải tạo lại vẻ ngoài cho trần nhà đã bị nứt vỡ. Một gợi ý về sản phẩm sơn chống thấm chúng tôi khuyên bạn nên dùng là sơn chống thấm của JYMEC - một sản phẩm với nhiều tính năng ưu việt như độ bền cao, khả năng chịu mài mòn, kháng kiềm lớn, không chứa các chất gây hại và có thể nâng cao tính thẩm mỹ cho mọi loại bề mặt, bao gồm cả trần nhà bê tông.

Sử dụng sơn chống thấm sàn mái
Sử dụng sơn chống thấm trần nhà mang tới hiệu quả cao

Quy trình thi công sơn chống thấm cho trần nhà bị nứt

Bước 1: Vệ sinh trần nhà sạch sẽ, bóc các vết loang lổ, bong tróc cũ ra. Đảm bảo một bề mặt sạch và dùng sơn lót để không giảm độ bám dính của sơn.

Bước 2: Hãy đảm bảo mình đã lấp kín cả vào những vết nứt trên trần. Điều này giúp sơn chống thấm đạt hiệu quả thi công tối đa nhất.

Bước 3: Kiểm tra lại lớp sơn một lần cuối và nghiệm thu công trình.

2.2. Sử dụng Sika

Sika là một trong những vật liệu chống thấm sử dụng nhiều nhất hiện nay quen thuộc với nhiều người hiện nay. Đây là một hóa chất chống thấm ở dạng lỏng, có cách sử dụng đơn giản và cũng không tốn quá nhiều thời gian. Sika có thể hình thành lớp màng chống nước và khả năng chống thẩm thấu cực kỳ hiệu quả. Vì vậy nên thường được lựa chọn để sử dụng cho nhiều công trình hiện nay.

Quy trình thi công chống thấm bằng Sika bao gồm:

Bước 1: Đổ sika vào những khu vực có vết nứt, các rãnh hở trên trần nhà.

Bước 2: Phủ một lớp sika khác để chống thấm cho trần nhà. Tiếp tục quét thêm 2 lớp chống thấm và đợi hóa chất khô hoàn toàn trong khoảng khoảng từ 3 - 5 phút

Bước 3: Tiến hành kiểm tra hiệu quả chống thấm bằng cách bơm nước trực tiếp lên trần vừa thi công và nghiệm thu kết quả.

sử dụng sika chống thấm
Sử dụng sika chống những vết nứt của trần mang lại hiệu quả cao

2.3. Sử dụng màng chống thấm

Bên cạnh Sika, một loại vật liệu khác giúp bạn xử lý chống thấm cho trần nhà bị nứt hiệu quả là màng chống thấm. Loại vật liệu này được phủ một lớp nhựa high density etilen lên bề mặt nên có khả năng chịu nhiệt độ cao, bám dính tốt và vững chắc, khiến các tác động bên ngoài không thể bị ảnh hưởng tới.

sử dụng màng chống thấm xử lý vết nứt trần
Sử dụng màng chống thấm xử lý vết nứt trần nhà được nhiều gia đình tin dùng

Cách sử dụng cũng rất đơn giản, cần bóc lớp vỏ silicon rồi thi công trực tiếp lên bề mặt trần nhà bị nứt vỡ là được.

Quy trình chi tiết bao gồm:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt chống thấm (vệ sinh, làm sạch các loại bụi bẩn còn sót lại trên bề mặt)

Bước 2: Đo và cắt màng chống thấm theo tỉ lệ của khu vực cần thi công

Bước 3: Sơn lót cho bề mặt trần nhà

Bước 4: Khò màng bằng các dụng cụ thi công chuyên dụng

Bước 5: Chồng mép, hàn kín và gia cường theo quy trình để đảm bảo độ bám dính và khả năng chống nước

Bước 6: Kiểm tra hiệu quả thi công bằng cách ngâm nước và nghiệm thu công trình.

3. Lưu ý gì khi xử lý chống thấm cho trần nhà bị nứt

Ngoài ra, vì trần nhà bị nứt là một bề mặt đặc biệt nên khi thi công bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng nứt vỡ trần nhà trước khi thi công chống thấm. Chọn biện pháp phù hợp nhất với công trình. Xem khả năng tài chính của mình để tránh lãng phí thời gian thi công và tiền bạc.
  • Sử dụng các biện pháp thi công tùy vào mức độ thấm dột, ảnh hưởng nghiêm trọng hay ít.
  • Phải vệ sinh sạch sẽ toàn bộ bề mặt trần nhà trước khi thi công bất cứ biện pháp chống thấm nào để đạt hiệu quả tốt nhất.
lưu ý khi xử lý chống thấm trần nhà bị nứt
Cũng có nhiều lưu ý bạn cần quan tâm khi xử lý vết nứt trần

Trên đây là 3 gợi ý về cách xử lý chống thấm cho trần nhà bị nứt hiệu quả. Hy vọng bài viết này của chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Đừng quên để lại ý kiến của bạn phía dưới phần bình luận nhé!

>> Xem thêm: Sơn chống thấm tường ngoài trời - Sự lựa chọn chống thấm hoàn hảo tường ngoài trời nhà bạn

Tags: