Sơn nhà khi tường bị ẩm: Biện pháp xử lý và lưu ý

Trong trường hợp gia chủ muốn đẩy nhanh tiến độ công trình, rút ngắn thời gian trong quá trình sơn, có thể tường nhà chưa đạt độ khô lý tưởng. Hoặc do thời tiết nhiệt đới ẩm ở Việt Nam khiến hiện tượng tường nhà thường xuyên bị ẩm. Vậy tường nhà bị ẩm có sơn được hay không? Quy trình sơn nhà khi tường bị ẩm thực hiện như thế nào? Sử dụng sơn chống nấm mốc có thật sự hiệu quả không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

1. Tường nhà bị ẩm có sơn được không?

Hiện tượng tường nhà bị ngấm ẩm xảy ra rất thường xuyên đối với các công trình nhà ở. Đặc biệt là khi khí hậu nhiệt đới của Việt Nam được đánh giá là rất thất thường. Có những khu vực mưa nhiều, hay ngập úng và có cả hiện tượng trời nồm ẩm ở miền Bắc. Những điều kiện do yếu tố khách quan này chính là nguyên do dẫn đến tường bị ẩm. Hoặc có thể do điều kiện chủ quan từ chính bề mặt tường, khi thi công sơn lót mà chưa khô hẳn. Trên bề mặt sẽ có một độ ẩm nhất định, mà chưa đạt tiêu chuẩn để tiếp tục thi công sơn.

Khi đó, tường nhà bị ẩm có sơn được không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Việc tiến hành sơn phủ cho bề mặt tường nhà khi độ ẩm vẫn còn cao có ảnh hưởng gì không? Nên thực hiện các bước sơn như thế nào đối với tường nhà bị ẩm? 

Câu trả lời cho thắc mắc trên là “Có”, sơn nhà khi tường bị ẩm là việc có thể thực hiện được. Nếu như người thợ thi công làm đúng quy trình và tuân thủ một số lưu ý quan trọng.

Thông thường, thời gian thích hợp để tiến hành sơn nhà sau khi trát là khoảng 15 – 20 ngày. Với điều kiện nhiệt độ thời tiết dao động từ 28-35 độC. Nhưng trong trường hợp đặc biệt, bạn có thể sơn nhà trong khoảng từ 4 – 7 ngày sau khi trát.

Tường ẩm có sơn nhà được không?
Tường ẩm có sơn nhà được không?

2. Quy trình sơn nhà khi tường bị ẩm

Quy trình sơn nhà khi tường bị ẩm cơ bản gồm 3 giai đoạn chính. Bao gồm: “Làm sạch bề mặt - Làm mịn - Sơn lớp phủ”. Tuy nhiên, không phải bề mặt tường nào cũng áp dụng các bước như nhau. Tùy vào tình trạng của bề mặt thi công công trình của mình, bạn có thể tham khảo hai quy trình sau:

2.1 Quy trình áp dụng đối với tường sơn lại

Bước 1: Loại bỏ sạch sẽ lớp sơn cũ và hiện tượng rêu mốc. Sử dụng các hoạt chất tẩy rửa chuyên dụng xử lý lớp sơn mục, vữa hay ẩm mốc để tăng hiệu quả các bước tiếp theo của quy trình sơn nhà khi tường bị ẩm.

Bước 2: Vệ sinh bề mặt tường để loại bỏ bụi bẩn sau quá trình thực hiện bước 1, đảm bảo bề mặt thi công thoáng, sạch.

Bước 3: Đối với bề mặt tường phải sơn lại, việc sơn lớp bả có thể dùng hoặc không tùy vào điều kiện công trình. Lớp này có tác dụng tăng độ phẳng, mịn cho bề mặt thi công.

Bước 4: Sử dụng lớp sơn chuyên dụng cho tường ẩm, với tính năng chống muối hóa để bảo đảm sự bền đẹp của màu sơn trước tác động của môi trường, độ ẩm.

Bước 5: Thực hiện sơn 2 lớp lót đối với bề mặt tường bị ẩm. Điều này nhằm tăng khả năng bám dính và độ bền giữa các lớp sơn khác.

Bước 6: Sơn phủ là lớp cuối cùng để hoàn thiện quy trình sơn tường nhà. Lớp sơn này có tác dụng chống bám bẩn, tăng khả năng chống thấm, hạn chế tình trạng rêu mốc.

Sơn nhà khi tường bị ẩm đối với tường cũ
Sơn nhà khi tường bị ẩm đối với tường cũ

>> Xem thêm: Tường nhà bị muối hóa nên xử lý như thế nào?

2.2 Quy trình áp dụng đối với tường sơn mới

Bước 1: Sử dụng các dụng cụ chuyên dụng, giấy ráp để làm mịn bề mặt công trình thi công.

Bước 2: Thi công lớp sơn bả. Khuyến cáo nên sử dụng cho tường mới. Nó có tác dụng làm mịn đều bề mặt tường giúp tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Bước 3: Sử dụng sơn lót có khả năng chống thấm, chống kiềm hóa để bảo vệ tường nhà khỏi các hiện tượng ngấm nước. Đồng thời, làm nền cho các bước sau sơn màu chuẩn đẹp.

Bước 4: Thực hiện sơn 2 lớp lót đối với bề mặt tường bị ẩm nhằm tăng khả năng bám dính và độ bền giữa các lớp sơn khác.

Bước 5: Sơn phủ là lớp cuối cùng để hoàn thiện quy trình sơn tường nhà, có tác dụng chống bám bẩn, tăng khả năng chống thấm, hạn chế tình trạng rêu mốc.

(Cần lưu ý rằng: Khoảng thời gian lý tưởng để thực hiện thi công giữa các lớp sơn là 2 - 3 tiếng)

Sơn nhà khi tường bị ẩm đối với tường mới
Sơn nhà khi tường bị ẩm đối với tường mới

>> Xem thêm: Trần nhà mới xây bị mốc: Nguyên nhân, biện pháp xử lý hiệu quả

3. Sơn nhà khi tường bị ẩm cần lưu ý những gì?

Như đã nói, việc sơn nhà khi tường bị ẩm là hoàn toàn thực hiện được. Và để quá trình thi công sơn khi tường vẫn còn ẩm thì bạn cần lưu lại một số điều. Nhằm giúp cho quy trình thi công được thuận lợi, dễ dàng và đạt hiệu quả tuyệt vời nhất. Hạn chế được các tình trạng không mong muốn đối với màng sơn sau khi hoàn thiện việc sơn nhà.

Một số lưu ý bạn cần quan tâm khi sơn nhà trong tình trạng tường vẫn còn ẩm là:

  • Hãy đảm bảo độ ẩm của tường. Theo như các chuyên gia đã khuyến cáo cho việc sơn tường là dưới 16%.  Theo kinh nghiệm của thợ sơn cần tối thiểu 5 ngày sau khi trát xong ở điều kiện thời tiết thuận lợi.
  • Trong quá trình tiến hành sơn, đảm bảo cho bề mặt thi công luôn khô thoáng. Không khí nơi công trình thi công luôn được lưu thông. Điều này sẽ giúp lớp sơn khô nhanh, tiết kiệm thời gian thực hiện các bước.
  • Cần xử lý tốt toàn bộ bề mặt ở những vị trí khó thao tác sơn như sát chân tường để ngăn ngừa ẩm mốc.
  • Đối với lớp bước sơn cuối cùng – sơn phủ, hãy thực hiện hai lần và thời gian đợi khô giữa hai lớp sơn phủ là 2 tiếng. Điều này giúp cho màu sơn lên chuẩn và duy trì độ bền.
  • Sơn nhà khi tường bị ẩm không được các kỹ sư chuyên ngành khuyến khích. Điều này sẽ ảnh hưởng tới chất lượng công trình. Tốt hơn hết, bạn nên tiến hành sơn trên bề mặt tường đảm bảo độ khô thích hợp
Lưu ý khi sơn tường ẩm
Lưu ý khi sơn tường ẩm

Sơn nhà khi tường bị ẩm là công việc không hề dễ dàng. Hãy cố gắng tuân thủ những nguyên tắc khi sơn nhà để mang lại hiệu quả tốt nhất. Đừng quên để lại ý kiến của bạn phía dưới phần bình luận và chia sẻ thông tin hữu ích này nhé!

Tags: