Những lưu ý khi thi công mái thái cần nhớ cho mọi công trình

Theo dòng chảy của kiến trúc hiện đại, hiện nay, mái thái là một trong những thiết kế mái ngoại thất được rất nhiều người ưa thích và lựa chọn bởi tính hiện đại mà nó đem lại cho vẻ ngoại thất nhà bạn. Vậy, có những lưu ý khi thi công mái thái nào mà chúng ta cần ghi nhớ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Một số đặc điểm của mái Thái

Đặc điểm nổi bật nhất của mái Thái chính là cấu trúc phần mái có dạng xếp chồng vật liệu lên nhau để tạo ra độ dốc. Thiết kế mái nhà kiểu này được đánh giá là khá cầu kỳ và tốn nhiều chi phí hơn so với những kiểu mái khác. tuy nhiên, kiểu thiết kế này cũng có tính ứng dụng khá phổ biến, có thể áp dụng với nhiều loại nhà khác nhau, từ nhà cấp 4 đến các loại biệt thự, đáp ứng được đa dạng nhu cầu của nhiều gia đình. Có thể dễ dàng nhận thấy, nhà mái thái tôn vinh được lên nét đẹp hiện đại, tinh tế và trang nhà cho không gian ngoại thất nhà bạn, dù cho nó là kiểu nhà gì đi chăng nữa. Ngoài ra, với độ dốc đặc trưng, mái thái còn có khả năng chịu nhiệt khá tốt, tạo không khí mát mẻ vào mùa hè cho toàn bộ căn nhà, giảm thiểu tình trạng ứ đọng nước vào mùa mưa theo khí hậu Việt Nam. lưu ý thi công mái thái >> Xem thêm: Sơn lót chống kiềm ngoại thất JYMEC - Mang tới vẻ đẹp hoàn hảo cho ngôi nhà của bạn

2. Một số vật liệu phổ biến khi thi công mái thái

Trước khi tìm hiểu về những lưu ý khi thi công mái thái, trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những vật liệu thường xuất hiện trong quy trình thi công này!

2.1. Tôn

Vật liệu đầu tiên phải kể đến là tôn. Tôn là một trong những loại vật liệu thi công mái Thái có giá rẻ nhất trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, vật liệu này lại có kiểu dáng và màu sắc rất đa dạng, đáp ứng được hiệu quả nhu cầu, cũng như tiết kiệm được chi phí thi công cho rất nhiều gia đình. Ngoài ra, tôn còn có những ưu điểm nổi bật khác như trọng lượng nhẹ, dễ thi công, độ bền cao, tiết kiệm tối đa chi phí bảo hành cho công trình. lưu ý thi công mái thái hình 2

2.2. Ngói xi măng

Vật liệu thứ hai mà bạn cần lưu ý khi thi công mái Thái chính là ngói xi măng. Ngói xi măng được đánh giá cao về mặt chất lượng bởi nó có cường độ uốn màu cao, khả năng hút ẩm tốt, có thể chịu nhiệt và chống thấm hiệu quả, giúp bạn loại bỏ những mối lo về việc tìm vật liệu có thể chống chọi và đối mặt với thời tiết, khí hậu Việt Nam. Bên cạnh đó, loại vật liệu này cũng rất đa dạng về màu sắc, có khoảng từ 10 đến 12 màu trong bảng màu. Ngoài ra, bạn còn có thể phối hợp nhiều màu sắc với nhau để tăng thêm tính thẩm mỹ cho mái nhà. lưu ý thi công mái thái hình 3

2.3. Ngói đất nung

Vật liệu thứ ba, cũng có lẽ là loại vật liệu quen thuộc nhất với chúng ta, chính là ngói đất nung. Ưu điểm của loại ngói này chính là về độ bền, tuổi thọ sử dụng của nó rất lâu, có thể sử dụng lên đến trên 30 năm. Dù thi công mái thái bằng ngói đất nung có thể tốn nhiều chi phí hơn so với các loại vật liệu trên, nhưng chất lượng của nó mang lại cho công trình rất tốt. Đảm bảo an toàn chống thấm nước cho khu vực mái nhà bạn, đồng thời, đem lại tính thẩm mỹ rất cao và đồng bộ cho ngoại thất. lưu ý thi công mái thái hình 4   >>Xem thêm: Mách bạn cách thiết kế không gian ngoại thất ấn tượng

3. Những lưu ý khi thi công mái thái

3.1 Nắm chắc về lý thuyết của độ dốc mái Thái

Lưu ý đầu tiên khi thi công mái Thái, chính là bạn cần nắm vững được về lý thuyết của độ dốc. Độ dốc của mái thái tối thiểu là 17 độ, tối đa là 90 độ, vì vậy, độ dốc lý tưởng sẽ được tính từ khoảng 30 đến 35 độ, ở độ dốc này bạn có thể hoàn toàn yên tâm về tính thoát nước của toàn bộ khu vực mái. Nếu bạn sử dụng ngói để ốp theo thiết kế mái thái, thì chiều xuôi mái tối đa yêu cầu là 10m đối với mái dốc 30 độ. Còn nếu mái có độ dốc khoảng 45 độ, thì chiều xuôi mái ngói là 10 đến 15m. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lợp ngói theo hướng từ phải sang trái và từ dưới lên trên, tránh lợp theo chiều ngược lại.

3.2 Lưu ý về mặt phẳng mái

Bạn cần chú ý tới mặt phẳng mái, bao gồm các yếu tố: mái phải vuông góc, độ chênh lệch giữa 2 thanh mè trên nóc nhà cần gần nhau ở khoảng cách 50-100mm. Xác định chuẩn khoảng cách mè.

  • Xác định khoảng cách mè

Để quy trình thi công mái thái đạt hiệu quả cao nhất, bạn cần xác định chính xác khoảng cách mè. Cỡ mè tối thiểu bạn nên sử dụng ở đây là 50 x 25mm, rui trung tâm được xác định trong khoảng 600 x 600mm, thanh mè giữa có khoảng cách đều trong khoảng từ 310mm - 343mm. lưu ý thi công mái thái hình 5

  • Dù có sử dụng vật liệu nào thì cũng nên lợp vừa đủ, không lớp quá khít hoặc quá xa.
  • Cần cẩn thận trong quá trình thi công để không làm vỡ vật liệu hoặc gây tai nạn cho bản thân
  • Sau khi thi công xong, cần vệ sinh hoàn thiện bằng cách lau chùi sạch sẽ phần vữa dính trên mặt mái, sử dụng thêm sơn để tăng thêm độ bóng, cũng như vẻ thẩm mỹ của mái.

lưu ý thi công mái thái hình 6 Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi khi về những lưu ý khi thi công mái thái dành cho mọi công trình. Hi vọng rằng, bài viết đã cung cấp được cho bạn những thông tin hữu ích, giúp bạn có thể lựa chọn ra chất liệu, kiểu dáng, vật liệu phù hợp cho thiết kế mái thái nhà mình.  

Tags: