Mạch ngừng trong các kết cấu bê tông cốt thép là điều không thể tránh khỏi, đây à nơi thường xuyên bị thấm tại các công trình xây dựng ngầm với các cấu trúc phức tạp như: Tầng hầm, đê đập, bể chứa, hố thang máy,… gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Cùng với việc đưa ra các biện pháp sao cho ít mạch ngừng nhất chúng ta cũng phải tìm ra các giải pháp chống thấm mạch ngừng bê tông. Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
1. Chống thấm mạch ngừng trong thi công công trình
1.1. Mạch ngừng bê tông là gì?
Mạch ngừng bê tông làm gì?
Hiện tượng mạch ngừng trong thi công là hiện tượng gián đoạn quá trình bê tông được đổ, làm giảm sự kết nối thủy hóa trong các lớp bê tông xi măng, dẫn đến giảm liên kết của các mảng bê tông.
Tại sao có hiện tượng mạch ngừng: Khi thi công công trình xây dựng, vì một lý do nào đó gây gián đoạn trong quá trình đổ bê tông. Do yếu tố kỹ thuật kết cấu công trình quá lớn, vị trí thi công khó khăn, do yếu tố thời tiết hoặc do yếu tố khách quan nào đó...dẫn tới không đảm bảo sự liền mạch của bê tông, sự ninh kết thủy hóa của xi măng trong bê tông không đều, dẫn liên kết kém giữa lần đổ trước và đổ sau. Không đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật. Do đó sinh ra mạch ngừng thi công.
1.2. Nguyên nhân gây ra hiện tượng thấm mạch ngừng
Một số nguyên nhân sau dẫn đến hiện tượng thấm mạch ngừng:
Do bề mặt bê tông bị rỗ
Chất lượng thi công tại khe co giãn và mạch dừng không tốt. Không có băng cản nước PVC Waterstop hoặc thanh cao su trương nở tại các mạch dừng thi công.
Các mạch ngừng hình thành của công trình có chất lượng không tốt
1.3. Tầm quan trọng của việc chống thấm mạch ngừng
Tầm quan trọng của chống thấm mạch ngừng
Thấm mạch ngừng gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng kiến trúc, làm tổn thất thời gian của các chủ đầu tư xây dựng. Vấn đề thi công trong chống thấm ở mạch ngừng là quá trình phức tạp và kết hợp nhiều cách song song, và là điều đáng quan tâm khi thi công trong xây dựng.
Tình trạng thường hay gặp nhất là mặc dù đã sử dụng rất nhiều biện pháp để xử lý song mạch ngừng vẫn bị rò rỉ. Khi bị rò rỉ thì công việc xử lý các vị trí này là không hề dễ dàng một chút nào. Nó gây tốn kém về cả thời gian và tiền bạc đối với nhà thầu. Do vậy cần phải chống thấm mạch ngừng, vì chống thấm ngay từ đầu sẽ tránh được nhiều hậu quả về sau.
Dọn dẹp và tháo gỡ các vật chướng ngại như Gỗ, xà bẩn, nước đọng,..
Không dùng xi măng để sửa các lỗ trên bề mặt bê tông
Không nên dùng nước trộn xi măng bột để ngâm hay quét hồ dầu, xi măng bảo dưỡng bê tông các hạng mục trước khi thi công xử lý chống thấm.
Cắt các thép vụ ở sàn để đảm bảo chiều sâu cách lớp bê tông ít nhất 2cm
Định vị các vị trí của đường ống thoát nước và các loại hộp chứa kỹ thuật
Bước 2: Nghiên cứu kiểm tra bản vẽ công trình
Thường thì với các công trình lớn như vậy thường đã có sẵn các bản vẽ thiết kế thi công kèm theo. Đọc và nghiên cứu bản vẽ giúp bạn chọn phương pháp thi công phù hợp.
Cách lựa chọn vật liệu chống thấm ở mạch ngừng phù thuộc nhiều vào kỹ thuật xây dựng thi công và đa phần được tư vấn thiết kế hướng dẫn, các loại hay dùng cho hiệu quả cao như:
Băng trương nơ
Xi măng với một số loại keo dính
Các băng cản nước
Bước 3: Thi công chống thấm
Thi công băng trương nở:
Chống thấm mạch ngừng bằng thanh trương nở
Đây là giải pháp chống thấm tối ưu hiện nay. Nó có những tính năng ưu việt như: trám kín có hiệu quả ngay khi bê tông bắt đầu đóng rắn; Khả năng kháng hóa chất tốt; Có thể hàn dễ dàng ngay tại công trường.
Phương pháp thi công như sau:
Luồn và mở cuộn thanh trương nở dọc theo chiều dài mạch ngừng. Nhưng vẫn để nguyên băng chống dính lót phía sau. Bơm lượng keo vừa đủ dọc vị trí cần thi công.
Sau đó lật cuộn thanh trương nở úp ngay lên lớp keo vừa bơm dùng tay ấn đều dọc theo chiều dài mạch của sản phẩm. Sau đó bóc lớp băng keo chống dính mặt sau ra.
Thi công băng cản nước:
Băng cản nước chống thấm tác dụng ngăn cản nước rò rỉ, làm bịt kín các khe giãn nở cũng như các khe nối của các tấm bê tông khi được đổ tại chỗ.
Để thi công băng cản nước bạn sẽ đặt băng cản nước này ở chính giữa ở các lớp trong cấu kiện thép. Một nửa sẽ nằm trong lớp xi măng đang thi công, một nửa sẽ nằm trong lớp xi măng tiếp theo sẽ thi công.
Lưu ý: Khi thi công tại vị trí có băng cản nước cần cẩn thận. Tránh xê dịch hay tạo áp lực quá lớn sẽ làm cho băng cản nước bị biến dạng không chống thấm tốt. Khi cần liên kết 2 băng cản nước ta sử dụng mối hàn. Dùng dao hàn đốt cháy 2 vị trí cần hàn, sau đó nhanh chóng ép lại và giữ chặt cho đến khi chúng liên kết lại với nhau.
Thi công băng cản trước
Thi công xi măng với các loại keo dính:
Thi công bằng xi măng hòa nước: Cách lấy xi măng pha nước và tưới lên khớp nối của bê tông khi đổ, từ đó giúp bê tông hạn chế được hiện tượng bọng rỗ chân mạch.
Thi công bằng các loại keo dính: Sử dụng các loại chất kết dính dạng keo epoxy, polyme để thi công chống thấm cho mạch ngừng bê tông. Phương án này có ưu thế là có thể kết nối giữa các lớp vật liệu hoàn toàn khác nhau mà không gặp trở ngại. Người ta có thể sử dụng các loại keo này gắn giữa bê tông với ống nhựa, giữa bê tông với sắt thép, giữa bê tông với tôn mà vẫn đạt hiệu quả chống thấm cao.
Phương án này rất hiệu quả trong quá trình sửa chữa những khiếm khuyết của bê tông, xử lý mạch ngừng ở các kết cấu phức tạp, các kết cấu dễ tiếp cận bê tông sàn mái, đầu trụ và sàn,
3. Chống thấm mạch ngừng sau khi xây xong
Bước 1: Khảo sát đánh giá công trình:
Kiểm tra từng các vị trí và mức độ bị thấm của mạch ngừng bê tông
Vệ sinh rãnh đục thật sạch
Bước 2: Tìm và cố định vị trí thấm
Tìm vị trí có sự cố và đánh giá phân tích nguyên nhân thấm. Lựa chọn phương pháp thi công cũng như loại vật liệu chống thấm phù hợp.
Tiến hành đục rãnh với độ sâu từ 4 đến 6cm theo đường thấm mạch ngừng.
Chống thấm mạch ngừng bê tông khi xây xong
Bước 3: Thi công chống thấm: lựa chọn phương án thi công chống thấm phù hợp với công trình.
Trên đây là giải pháp chống thấm mạch ngừng bê tông hiệu quả. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích. Áp dụng những biện pháp chống thấm phù hợp và tốt nhất cho công trình của mình nhé!
Sơn chống thấm tường JYMEC là chất chống thấm được tổng hợp từ Acrylonitrile và Alkylsiloxan, chống thấm hiệu quả cho tường trong nhà cũng như tường ngoài trời gìn giữ và tôn lên vẻ đẹp ngôi nhà của bạn thách thức với thời gian.
+ Có độ bền cao.
+ Có khả năng chịu mài mòn cao,kháng kiềm lớn và đặc biệt chịu được cả nước mặn.
+ Mặt sơn nhẵn mịn
+ Hoàn toàn không chứa chì và thủy ngân nên không gây hại cho người dùng và môi trường
+ Không cháy, không độc hại
Chống thấm là một trong những công đoạn thi công quan trọng nhất của công trình thi công. Với công nghệ kỹ thuật ngày càng phát triển hiện nay, cho ra đời những biện pháp chống thấm tiên tiến, hiện đại, đem lại hiệu quả cao cho công trình xây dựng. Băng cản nước chính […]
1. Sơn chống cháy là gì? Hoạt động như thế nào? 1.1 Khái niệm Sơn chống cháy là dòng sơn có khả năng giúp hạn chế, ngăn chặn sự bùng cháy của lửa. Các sản phẩm sơn trên thị trường hiện nay phần thường có các thành phần chính như: Acrylic, vỏ trấu, gốc Epoxy […]
Chống thấm là một trong những bước cơ bản cho bất cứ công trình nào. Nó giúp bạn bảo vệ hiệu quả cho công trình của mình từ trong ra ngoài. Từ đó, giúp tăng tuổi thọ, tiết kiệm tối đa chi phí tu sửa cho toàn bộ công trình. Tuy nhiên, quy trình này […]
Chống thấm ngược là phương pháp chống thấm đang được sử dụng phổ biến và hiệu quả hiện nay. Đây là phương pháp chống thấm mang lại hiệu quả tuyệt vời cho người dùng. Vậy phương pháp chống thấm này hiệu quả ra sao, chống thấm như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay qua bài […]
1. Sơn chống thấm nhà vệ sinh JYMEC tốt nhất 2023 1.1 Tổng quan sơn chống thấm nhà vệ sinh JYMEC Về bản chất, sơn chống thấm tuy không ngăn thấm đột 100% đối với nhà vệ sinh nhà bạn, Tuy nhiên, sử dụng sơn chống thấm giúp bạn yên tâm hơn về sự an […]
Sàn mái là vị trí phải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các tác động tiêu cực của thời tiết bên ngoài. Do đó, thường xuyên bị thấm dột, xuất hiện nhiều dấu hiệu gây hậu quả xấu tới kết cấu nhà như nứt vỡ, ứ đọng nước, rêu mốc phủ, loang nước… Để xử […]
Chống thấm ban công là công đoạn thi công vô cùng quan trọng đối với ngôi nhà của bạn. Làm sao để bảo vệ ban công nhà mình một cách thẩm mỹ, bền bỉ nhất. Cùng JYMEC bật mí cách chống thấm hiệu quả qua bài viết dưới đây nhé! 1. Nguyên nhân thấm dột […]